Khái quát về tác giả Hồ Chí Minh

1.Cuộc đời - HCM (1890 -1969) Tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung, đi học lấy tên Nguyễn Tất Thành. - Thân sinh là cựu phó bảng Nguyễn ...



1.Cuộc đời
- HCM (1890 -1969) Tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung, đi học lấy tên Nguyễn Tất Thành.
- Thân sinh là cựu phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862 - 1929) mẫu sinh là bà Hoàng thị Loan (1868 - 1900). Sinh trưởng ở vùng quên có truyền thống.
1911 đi tìm đường cứu nước xuống tàu sang Pháp và các nước Tây Âu, liên xô, Trung Quốc, Thái Lan… sơm trở thành người chiến sĩ lỗi lạc.
- Kiên trì tuyên truyền chue nghĩa M LN, tổ chức thanh lập Đảng lãnh đạo CM VN đến tháng lợi.
- Là người nghệ sĩ lớn có đs tư tưởng tình cảm phong phú. “Người chiến sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ”.
2. Quan niệm sáng tác (nguyên tắc sáng tác).
-   Bác coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng. Nhà văn như người chiến sĩ trên mặt trận.
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi)
Bác yêu cầu ngày nay “trong thơ nên có thép”, tức là có tính chiến đấu, tố cáo cái xấu cái ác, ngợi ca những con người có dũng khí đấu tranh và nhà thơ phải là người chiến sĩ “phải biết xung phong”.

Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951 Bác viết “văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống dùng văn học nghệ thuật vào mục đích đấu tranh xã hội của cha ông. Xưa cha ông ta quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “thơ dĩ ngôn chí” hoặc “văn chương phải có thế trận đuổi hàng ngàn quân giặc” (Trần Thái Tông). Hay “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền
(Sóng Hồng)
Văn chương góp phần đấu tranh xã hội thay đổi cuộc đời.

-         Là văn chương phải có tính chân thực, tính dân tộc.
Người phê phán thứ nghệ thuật viển vông, không chân thực. Xem hội họa Bác nói “Chất mơ mộng nhiều quá và cái chân thực của sự sinh hoạt rất ít”. Bác yêu cầu “miêu tả cho hay cho chân thật cho hùng hồn hiện thực phong phú của đời sống”. Đó là cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên ác nghiệt bảo tồn cuộc sống. Là cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, bảo vệ tự do của dân tộc.
Bên cạnh tính chân thật Bác còn yêu cầu “nên chú ý phát huy cốt cách tính dân tộc” và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt. Bác nhắc nhở “chớ gò bó họ vào khuôn làm mất sự sáng tạo”.

- Khi viết Bác rất chú ý đến đối tượng tiếp nhận, mục đích sáng tác từ đó quyết định nội dung hình thức của tác phẩm. 
Viết cho ai (đối tượng), viết để làm gì (mục đích), viết cái gì (nội dung), viết như thế nào (hình thức). Tùy theo đối tượng hoàn cảnh khác nhau mà Bác vận dụng linh hoạt nên đã tạo ra một sự nghiệp văn học hết sức phong phú đa dạng.

3 Sự nghiệp sáng tác (nội dung thơ văn qua các thể loại).
a.   Văn xuôi
-      Văn xuôi chính luận
Thời gian ở Pháp Bác viết cho các báo Người cùng khổ; Nhân đạo; Đời sống thợ thuyền. Tiêu biểu là Bản án chế độ thực dân Pháp-1925.  Nguyễn Khánh Toàn nhận xét “Cuốn sách là sản phẩm tổng hòa của tất cả tri thức chính trị, triết học, xã hội học, lịch sử, văn học và kinh nghiệm thực tiễn được tiếp thu phát triển trong quá trình đấu tranh đầy sóng gió của Người”.
Tuyên ngôn độc lập; Lời kêu goi toàn quốc kc- 1946; Không gì quý hơn độc lập tự do - 1966, Di chúc. Là những ánh văn chính luận tiêu biểu thôi thúc chiến đấu.
-      Văn xuôi nghệ thuật (truyện, kí, kịch..)
Những st viết bằng tiếng Pháp khi ở Pari: Lời than vãn của bà Trứng trắc - 1922; Vi hành - 1923; Những trò lố hay Va ren và Phan Bội Châu - 1923..kịch Con rồng tre - 1925. Tất cả tập trung tố cáo tội ác dã man tàn bạo của bọn td Pháp, châm biếm đả kích bọn tay sai, đề cao gương yêu nước.
b.  Thơ ca.
-         Thơ ca tuyên truyền
Mảng thơ tuyên truyền các tầng lớp đồng bào đứng lên cứu nước: Ca sợi chỉ; Ca hòn đá; Ca Việt minh và những bài thơ sau CM viết tặng thanh thiếu niên, chúc tết có sức truyền cảm và ý nghĩa đặc biệt. Các sáng tác không lấy chất lượng nghệ thuật làm đàu mà sử dụng ngôn ngữ đơn giản dễ thuộc, dễ nhớ, dễ làm theo.
-         Thơ trữ tình
Nhật kí trong tù (133 bài) sáng tác khi bị bắt giam ở Quảng Tây - TQ (8/1942 - 9/1943) Tái hiện chân thực hiện thực nhà tù bóc lột tù nhân. Thể hiện một tâm hồn cao đẹp với nghị lực phi thường luôn hướng về Tổ quôc. Đặng Thai Mai nhận xét “thực sự đứng trước một thi sĩ và một con người vĩ đại cao cả”. Hay Viên Ưng nhận xét “ Đọc NKTT bắt gặp một tâm hồn của một bậc đại nhân, đại trí đại dũng”
Còn có những bài thơ trữ tinhd st ở Pác pó (1941 - 1945) và thơi kì ở Việt Bắc” Pác Bó hùng vĩ; Tức cảnh Pác Bó; Cảnh khuya; Cảnh rừng Việt Bắc. Thấy một tâm hồn thi sĩ quyện hòa với tinh thần chiến sĩ.
4. Phong cách nt (đề thi 2010)

Related

BÌNH GIẢNG 3097814261074201661

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item