Cảm nhận 20 câu thơ đầu bài Việt Bắc
MB: - Giới thiệu được phong cách thơ Tố Hữu (Tố Hữu viết thơ về Tổ quốc nhân dân mà lại trữ tình ngọt ngào tha thiết như đang nói với ngư...
https://hocvan123.blogspot.com/2014/06/cam-nhan-20-cau-tho-au-bai-viet-bac.html
- Giới thiệu được phong cách thơ
Tố Hữu (Tố Hữu viết thơ về Tổ quốc nhân dân mà lại trữ tình ngọt ngào tha thiết
như đang nói với người mình yêu, như nói về chuyện tình cảm muôn đời).
- “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị
lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”(Xuân Diệu)
TB:
a. 8 câu thơ đầu: Tiếng hát chia
tay của quân dân kháng chiến gợi nhớ không gian cách mạng
- 4câu thơ đầu:
Nhà thơ Tố Hữu đã từng sống gắn bó thân thiết nên rất thấu hiểu và đồng cảm yêu
thương với nhân dân Việt bắc. Bởi thế mới có sự nhập thân nói hộ tiếng lòng của
người ở lại đúng và sâu sắc đến vậy:
Mình về mình
có nhớ ta
Mười lăm năm
ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình
có nhớ không
Nhìn cây nhớ
núi nhìn sông nhớ nguồn
Trong bốn câu thơ nhà thơ sử dụng điệp từ mình bốn lần nhấn mạnh cách xưng hô
gần gũi gắn bó máu thịt,coi người ra đi như nửa cuộc đời của người ở lại. Từ
“mình” đứng ở đầu câu, từ “ta” ở cuối câu gợi không gian xa cách và càng làm
tăng thêm nỗi niềm nhung nhớ khôn nguôi.
Điệp cụm từ “mình về” láy lại
hai lần nhấn mạnh một hiện thực đang diễn ra trên khắp chiến khu Việt Bắc là
quân và dân chia tay trong muôn vàn niềm thương nỗi nhớ.
Tố Hữu đã để cho người ở lại
nhạy cảm hơn cứ dâng trào nỗi nhớ và bật lên câu hỏi tu từ liên tiếp “mình có
nhớ ta, mình có nhớ không, “ đòi thương đòi nhớ đòi yêu. Đây là quy luật tất
yếu của con người ở trong cuộc chia ly. Bởi người ở “ta” có thời gian gắn bó
khăng khít bên nhau là mười lăm năm dài dặc với người đi “mình”. Năm 1941 Bác
Hồ từ nước ngoài về Pác Bó ( Cao Bằng) lãnh đạo quân dân kháng chiến làm cuộc
cách mạng táng Tám hào hùng và chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Bao gian
lao, bao hi sinh bao niềm vui chiến thắng vì thế người ở lại khẳng định ta với
mình trong mười lăm năm đã co những tình cảm đẹp thể hiện qua từ láy “thiết
tha” và tính từ “mặn nồng”.
Cũng cần phải
nhấn mạnh lại cách xưng hô “mình -ta” được dựng lên trong bối cảnh đối đáp
tưởng tượng giữa “mình” và “ta” bên hỏi bên đáp theo lối hát giao duyên tình
nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc. Mặt khác thể hiện sự gắn bó thân thiết máu thịt
giữa quân và dân tuy hai mà một hòa nhập tình cảm mặn nồng.
Nếu câu tám tiếng ở trên gợi nhớ thời gian kháng chiến thì câu tám tiếng ở dưới
lại gợi nhớ không gian kháng chiến ở nơi núi rừng Việt Bắc gồm sáu tỉnh Cao- Bắc
–Lạng- Thái –Hà –Tuyên nơi địa linh nhân kiệt. Người ở lại nhắc nhỏ nhắn nhủ
người đi rất khéo léo- hãy luôn nhớ những kỉ niệm kháng chiến tức là luôn giữ
gìn và phát huy những phẩm chất cách mạng cao quý thiêng liêng mà ta với mình
đã cùng thêu dệt bằng mồ hôi sương máu, phải luôn sống với đạo lý “uống nước
nhớ nguồn”
Bốn câu thơ sau là tiếng lòng
cuả người ra đi đáp lại:
Tiếng ai tha
thiết bên cồn
Bâng khuâng
trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa
buổi phân li
Cầm tay nhau
biết nói gì hôm nay
Câu
hỏi tu từ “Tiếng ai ?” kết hợp với từ phiếm chỉ “ai” của dân gian tạo nên âm
hưởng ngân nga da diết xoáy sâu tình cảm , cảm xúc đó là sự cảm nhận của quân –
những cán bộ bộ đội khi chia xa nhân dân Việt Bắc. Họ luôn cảm thấy tiếng lòng
ân tình ân nghĩa sâu sắc của người ở lại cứ vang vọng thể hiện qua từ láy biểu
thái “tha thiết”, biến những nỗi nhớ thuơng vô hình thành những sợi tơ vương
tình cảm hữu tình giăng mắc làm bối rối lòng người đi tạo cảm xúc đăng đối hài
hòa đáp lại “bâng khuâng trong dạ” và những sợi tơ vương tình cảm ấy có sức
mạnh kì lạ níu kéo bước chân đi khiến bước chân ấy bồn chồn không yên không nỡ
rời xa. Để rồi đoàn quân bỗng dưng quay lại và khắc ghi lần cuối hỉnh ảnh nhân
dân Việt Bắc vào trong tâm tưởng rồi ngỡ ngàng nhận ra trên nền xanh cuả núi
rừng Việt Bắc bật lên màu áo chàm xanh thắm, choán ngợp không gian núi rừng đủ
thấy tình cảm lưu luyến bịn dịn không muốn dời xa người đi. Cứ đưa tiễn
mãi. Màu chàm ấy vừa thể hiện vẻ đẹp bên ngoài vừa biểu tượng cho vẻ đẹp
tâm hồn nhân dân Việt Bắc đó là lòng thủy chung son sắt cứ xanh thắm bền bỉ đậm
đà không bao giờ phai nhòa. Nó là màu của niềm tin hy vọng, sức sống và
hòa bình vì thể Tố Hữu đã mượn màu áo chàm để sáng tạo phép tu từ
hoán dụ đặc sắc để nói về tình cảm nhân dân đưa tiễn trong buổi phân ly thương
nhớ. Câu thơ cũng gợi cho ta liên tưởng các chiến sĩ khi chia tay niềm thương
nhớ dâng trào tràn lên đô mắt nhạt nhòa nên không nhìn rõ mắt người chỉ thấy
màu áo chàm xanh thắm mà thôi nên đã quay lại để “cầm tay nhau”. Đây chính là
khoảng khắc chia ly thực sự lần cuối cùng nên nhẹn ngào nức nở không nói nên
lời “biết nói gì hôm nay”.
Lạ thay cả ba câu thơ trên nhà
thơ sử dụng nhịp rất đều đặn 2/2/2/2 nhưng đến giây phút đột biến cảm xúc trào
dâng tột đỉnh thì tác giả tinh tế tài hoa tạo nên sự đột biến về nhịp thành
3/3/2 vừa chia tách người đi người ở trong cuộc chia ly thực sự vừa diễn tả nỗi
nhớ thương dâng trào và ào lên mạnh mẽ nhất.
b.Mười hai câu thơ tiếp:
Mười hai câu thơ tiếp là tiếng lòng người ở lại trào dâng nỗi nhớ thương mãnh
liệt. Trong mười hai câu thơ Tố Hữu kết cấu sáu câu sáu tiếng có cấu trúc khá
giồng nhau để nhấn mạnh vào cảm xúc đang dâng trào.
Mình đi có
nhớ những ngày
....
Mình về có
nhớ chiến khu
....
Mình về rừng
nuí nhớ ai
....
Mình đi có
nhớ những nhà
....
Mình về còn
nhớ núi non
....
Mình đi mình
có nhớ mình
Ở đầu các câu thơ sáu tiếng nhà thơ đều sử dụng từ “mình” ở ngôi thứ hai. Người
ở lại gợi ra người đi bằng từ mình - ngôn ngữ trong tình yêu lứa đôi của ca dao
dân ca văn hoc dân gian rất tình tứ tha thiết. Được lặp đi lặp lại sáu lần nhấn
mạnh mối gắn bó giao hòa khăng khít máu thịt trong hai mà một. Lời gọi cứ vang
lên liên tiếp gọi mãi, gọi hoài vẫn chưa thỏa gọi lại. Hai từ “đi – về” vốn
trái nghĩa nhưng ở đoạn thơ này Tố Hữu sử dụng mang tính chất đồng nghĩa để nói
về sự chia ly. Đoàn quân chiến đấu đi xa thủ đô kháng chiến (9 năm) để về
tiếp quản thủ đô Hà Nội nhìn năm văn hiến. Nên từ đi” từ về” đều nhấn mạnh cuộc
chia ly đang diễn ra thực sự trên núi rừng Việt Bắc. Mà bất cứ cuộc chia ly nào
đều có tâm trạng bịn dịn thương nhớ. Trong cuộc chia li của quân và dân này có
một niềm vui chiến thắng bao chùm.
Nhà thơ sử dụng phép tu từ “có nhớ” bốn lần và biến thể “nhớ ai”, “còn nhớ” để
nhấn mạnh nỗi niềm nhạy cảm của người ở lại cảm thấy trống vắng cô đơn hẵng hụt
nen dâng trào cảm xúc đòi nhớ, đòi thương, đòi yêu nhắc nhở nhắn nhủ người ra
đi –những chiến sĩ cách mạng đừng bao giờ quên hãy nhớ mãi mãi những kỉ niệm
đau thương gian khổ và hào hùng của quân dân ta. Người đi người ở đã cùng nhau
thêu dệt suốt những ngày tháng kháng chiến “mười lăm năm ấy thiết tha mặn
nồng”. Hãy nhớ không gian kháng chiến ở chiến khu gồm sáu tỉnh độc lập. Nơi ấy
là địa linh nhân kiệt núi rừng hiểm trở hùng vĩ trong đó có những ngôi nhà hiền
lành của nhân dân Việt Bắc nơi che trở cưu mang các cán bộ chiến sĩ, bộ đội đi
đánh giặc và nảy sinh tình quân dân thắm thiết mặn nồng.
Đan xen với những câu thơ sáu
tiếng là những câu thơ tám tiếng kết cấu theo nhịp 4/4 và phép tiểu đối tạo âm
hưởng hài hòa nhịp nhàng réo rắt du dương trầm bổng.
Mưa nguồn suối
lũ những mây cùng mù
...
Miếng cơm
chấm muối mối thù nặng vai
...
Trám bùi để
rụng măng mai để già
...
Hắt hiu lau
xám đậm đà lòng son
...
Nhớ khi khắng
nhật, thủơ còn Việt Minh
...
Tân trào Hồng Thái mái đình
cây đa
Việt bắc với những vẻ đẹp đặc
trưng rất riêng, cụm từ “mưa nguồn suối lũ” biểu tượng cho thiên nhiên hùng vĩ
dữ dội mà nguy hiểm và rất nghiệt ngã nơi quân và dân kháng chiến phải đối mặt
và vượt qua gợi bao gian khó bao ý chí nghị lực phi thường. Bên cạnh cảnh thiên
nhiên hùng vĩ dữ dội ấy nhà thơ đối lập cảnh thiên nhiên rất đỗi thơ mộng lãng
mạn hư ảo “những mây cùng mù” tạo cảnh đẹp rất lộng lẫy.
Trên nền thiên nhiên ấy nhà thơ gợi lên hiện thực cuộc sống chiến đấu của
những người kháng chiến qua hình ảnh “miếng cơm chấm muối” gợi cuộc sống thiếu
thốn về vật chất thế nhưng đối lập với sự thiếu thốn nghèo nàn về vật chất ăn
uống kham khổ là sự giàu có về lòng căm thù giặc tinh thần đoàn kết đông lòng
triệu triệu người như một để thực hiện khát vọng tự do. Câu thơ nói về những
ngôi nhà của người dân Việt bắc trong phép đối giữa dáng vẻ bên ngoài và
thực chất bên trong. Bên ngoài có màu lau xám gợi sự nhạt nhòa ảm đạm, hắt hiu
đơn sơ mộc mạc nghèo nàn thế nhưng trái lại bên trong lại có tình quân dân gắn
bó yêu thương thắm thiết mặn nồng thủy chung đậm đà đẹp rực rỡ “lòng son”. Ca
ngợi trái tim của quân và dân kháng chiến đều có chung một dòng máu lạc hồng.
Bên cạnh một loạt câu thơ tám
tiếng gợi không gian núi rừng Việt bắc đối lập giữa cảnh thiên nhiên và cuộc
sống kháng chiến thiếu thốn gian khổ thì nhà thơ lại co các câu thơ gợi thời
gian dài dặc của cuộc kháng chiến ấy. “Từ khi kháng Nhật thủa còn Việt Minh”
tức là từ năm 1941 đến 1954. Thời gian kháng chiến gian khổ đau thương kéo dài
mà quân và dân ta vẫn vượt qua đủ thấy tác giả ton vinh ca ngợi sự bền bỉ
kiên trì và ý chí nghị lực phi thường không thế lực tàn bạo naò có thể đập tan
được. Tất cả làm nên những chiến thắng chói lọi hào hùng để lại
những di tích lịch sử hào hùng là niềm tự hào của nhân dân Việt nam “Tân Trào,
Hồng Thái mái đình cây đa”.
Trong
mười hai câu thơ thì có hai câu thơ hay nhất kết tinh tài năng tâm huyết của
nhà thơ và cũng lắng đọng nôi niềm thương nhớ nhiều nhất của người ở lại (dân)
với người ra đi (quân).
Mình về rừng
núi nhớ ai
Trám bùi để
rụng măng mai để già
Khi mình về có sự chia ly nhà thơ sử dụng phép tu từ nhân hóa trong cuộc chia
ly ấy rừng núi biết nhớ thương khiến câu thơ sinh động gợi cảm vì nhà thơ đã
biến vật vô tri vô giác “núi rừng” thành sinh thể có tâm hồn như con người
khiến ta liên tưởng nỗi nhớ cứ dâng đầy tích tụ dồn trong trái tim mỗi
người dân đến mức đỉnh điểm bỗng vỡ òa ra tràn trề choán ngợp không gian núi
rừng. Cách viết vừa giản dị vừa tinh tế nói được nỗi nhớ thật nhiều thật lớn
thật rộng, thật sâu sắc mênh mông vô tận không thể đo được. Tố Hữu đã rất khéo
léo khi gửi nỗi nhớ vô tận của nhân dân Việt Bắc vào hai món ăn đơn xơ bình dị
mà thường ngày mà nhân dân Việt Bắc dành cho bộ đội đi kháng chiến . “Trám”
được nhân dân khéo léo tốn nhiều công sức chế biến để thành món ăn rất
bùi rất ngon. “Măng mai” là loại măng ngon nhất được chế biến thành thức ăn đặc
sản cho bộ đội. Vậy là tình cảm của nhân dân Việt bắc phải lắng đọng bao yêu
thương quý mến trân trọng mới giành nhiều thời gian công sức sự khéo léo tỉ mỉ
ở sự chăm chỉ lo toan cho từng cán bộ chiến đấu ăn no để đánh giặc lập chiến
công.
Theo quy luật tình cảm của con người thì nỗi nhớ thương sẽ nguôi ngoai dần theo
thời gian xa cách nhưng ở đây nhà thơ đã gửi nỗi nhớ in hình vào thiên
nhiên vào cây cối là “trám”, “măng” để mỗi khi ra rừng ra nương làm rẫy nhân
dân Việt bắc lại thấy “trám bùi để rụng măng mai để già” – mượn cái thừa về vật
chất để nói cái thiếu về tình cảm gợi sự trống vắng hẫng hụt cô đơn không gì bù
đắp nổi. Và trám và măng ấy cứ trường tồn mãi trong không gian núi rừng Việt
Bắc để mãi gợi nhớ khiến nỗi nhớ trong trái tim của mỗi người ở lại luôn tươi
mới quặn thắt không bai giờ hàn gắn được và cũng trường tồn cùng không gian
thời gian vĩnh hằng.
Kết bài.
- Khái
quát lại nội dung và nghệ thuật chính của 24 câu thơ đầu
- Khẳng
định vị trí của bài thơ Việt bắc trong kho tàng thơ ca cách mạng cũng như vị
trí của nhà thơ Tố Hữu trong nền văn học Việt Nam .