Hình tượng cụ già Mết (Rừng Xà nu - Nguyễn Trung Thành).
- Ngoại hình phảng phất chất sử thi, vẻ đẹp lãng mạn Cụ già Mết được nhà văn miêu tả “thân hình quắc thước”, “bàn tay nặng trịc...
https://hocvan123.blogspot.com/2014/06/hinh-tuong-cu-gia-met-rung-xa-nu-nguyen.html
- Ngoại hình phảng phất chất sử thi, vẻ đẹp
lãng mạn
Cụ già Mết được nhà văn miêu tả “thân
hình quắc thước”, “bàn tay nặng trịch như một kìm sắt”, “râu dài tới ngực đen
bóng”, “mắt vẫn sáng và xếch ngược”, “vết sẹo ở má láng bóng”. NTT mượn hình
ảnh cây xà nu để so sánh “ông ở trần ngực căng như một cây xà nu lớn”, “tay sần
sùi như vỏ xà nu”. Tiếng nói của cụ “ồ ồ vang dội trong lòng ngực” tưởng như
tiếng vọng của núi rừng. Nhà văn NTT phải gắn bó máu thịt với mảnh đất và con
người Tây Nguyên lắm mới có thể miêu tả như vậy. Vẻ đẹp của ông cụ là kết tinh
hội tụ vẻ đẹp của dân làng nui rừng Tây nguyên. Ông vừa là hiện thân của con
người lao động cần cù mộc mạc như ngọn núi con nước. Đồng thời cu Mết là cánh
chim đại bàng vượt qua phong ba bão táp của đạn bom thời chống Pháp để trở
thành linh hồn của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Là người tin tưởng
tuyệt đối vào CM và hiểu thấu đáo đường lối cm.
Cụ nói “cán bộ là
Đẩng, Đảng còn thì non nước này còn”. Xuất phát từ lòng tin tưởngn tuyệt đối ấy
mà cụ Mết cùng với dân làng đùm bọc che trở
cán bộ, “5 năm chưa hề có một cán bộ bị bắt hay giết ở làng này”. Cụ còn
nắm chắc đường lối của Đảng. Cụ vận động tuyên truyền dân làng Xô man, “đánh
thắng Mĩ phải đánh dài”. Cụ giao cho từng nhà phải tăng gia sản xuất tích chữ
lương thực đủ ăn trong ba năm để đánh giặc. Cụ Mết chính là chiếc cầu nối giữa
Đảng, cách mạng và dân làng Xô man Tây Nguyên. Là người truyền bá tư tưởng cách
mạng để dân làng thực hiện đường lối chiến trang nhân dân của Đảng. Là con
người sáng suốt, thấu đáo dày dặn kinh ngiệm, cụ già Mết đã rút ra chân lý tất
yếu của chiến tranh giải phóng dân tộc “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.
Nghĩa là phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực cách mạng. Chỉ có con
đường ấy mới đưa cuộc chiến đến thắng lợi cuối cùng.
- Là lãnh đạo tối
cao của dân làng trong những bước chuyển biến vĩ đại của dân làng Xô Man.
Trong khoảnh khắc
đồng khởi hùng tráng của dân làng, câu nói của cụ Mết như một mệnh lệnh của
người chỉ huy tối cao, “tiếng cụ Mết ồ ồ, chém chém hết”, câu nói như lời hiệu
triệu kêu gọi dân làng đứng lên, “thế là bắt đầu rồi đốt lửa lên”, “tất cả
người già, người trẻ, người đàn ông đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây
giáo, một cây mác, một cậy dụ, một cây dựa. Ai không có thì vót chông. Năm trăm
cay chông. Đốt lửa lên !” Nhà văn mô tả khí thế bùng lên của đồng bào Xô man
hòa trong không khí Đồng khởi của đồng
bào miền Nam .
“Suốt đêm nghe cả rừng Xô man ào ào rung động trong lửa cháy khắp rừng”.
- Là một pho sử sống
của dân làng
Cụ là người chứng
kiến bao nối thăng trầm của lịch sử ngày trước đã kế lại, truyền cho đời sau,
“đêm ấy ở nhà cụ Mết bên bếp lửa nhà rông cụ đã kể lại cuộc đời đầy đau thương,
anh hùng của Tnu cho dân làng nghe. Với chất giọng trầm buồn, vang sâu như ẩm
hưởng của sử thi cụ nhắc lại “Đứa nào có cái bụng thương núi, thương nước hãy
lặng mà nghe”. Câu chuyện của cụ làm sống lại một thời kì đau thương anh hùng
của dân tộc có tác dụng giáo dục truyền lại cho dân làng thế hệ sau truyền
thống đánh giặc của thế hệ trước từ đó mà noi gương tiếp bước cha anh.