Giáo án bài Vội vàng - Xuân Diệu (tiết 2)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian và tuổi tr...



I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Cảm nhận được niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian và tuổi trẻ hạnh phúc của Xuân Diệu.
- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luân lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng đọc hiểu phân tích, bình giá một tác phẩm văn học.
- Kĩ năng rút ra các biểu tượng đạo đức, bài học cuộc sông từ một tác phẩm văn học.

3. Thái độ
- Yêu mến, kính trọng một nhà thơ lớn của văn học dân tộc.
- Trân trọng những bài học triết lí nhân sinh có giá trị.
II. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Phương pháp: Giảng giải, vấn đáp, thảo luận nhóm.
- Phương tiện: SGK, Giáo án, bảng phụ, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
   - Giáo sư Hà Minh Đức có nhận xét về con người Xuân Diệu “Ông là một người sống hết mình cho cuộc sống và cho thơ”. Nguyễn Đăng Mạnh cũng đánh giá “Xuân Diệu là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời”. Vậy điều này được thể hiện như thế nào trong thơ ông. Có thật Xuân Diệu khao khát, rạo rực một tình yêu với trần thế như vậy. Chúng ta cùng tiếp tục làm rõ điều này qua tiết 2 tác phẩm Vội vàng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT











Gv: Một em nhắc lại cho thầy nội dung chính của 4 câu thơ đầu ?
( Khao khát giữ lại hương sắc của cuộc đời bằng những hành động cướp đoạt quyền tạo hóa vũ trụ)
HS trả lời.

GV: Thầy mời một em đọc lại giúp thầy 7 câu thơ tiếp của bài thơ.
HS đọc bài.
Gv: Nội dung chính của 7 câu thơ nói lên điều gì theo em ?


Bằng cách nào nhà thơ đã giới thiệu cho người đọc những  vẻ đẹp muôn hình vạn trạng của cuộc sống ấy ? Em hãy phát hiện những biện pháp tu từ giá trị ?
HS trả lời.
GV: Những biện pháp tu từ ấy có giá trị như thế nào trong việc biểu đạt.
HS trả lời.


GV: Em có thể chỉ ra cụ thể những vẻ đẹp ấy là gì không ?






GV: có cảm nhận gì về những hình ảnh này ?
HS trả lời.
GV:  Cách sử dụng hình ảnh “tuần tháng mật có gì độc đáo” theo em?
HS trả lời.



GV: Từ láy “phơ phất” có sức biểu đạt như thế nào?


GV: Ở câu thơ thứ 3 của đoạn thơ, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Tại sao nhà thơ lại để chim yến,chim anh cũng nô nức tấu lên “khúc tình si” ngập tràn ?
GV: Những hình ảnh “ánh sáng chớp hàng mi” và “ thần Vui gõ cửa” cho em cảm nhân gì về cái nhìn cuộc sống của thi sĩ ?


GV; Hình ảnh so sánh “ tháng giêng ngon như một cặp môi gần” có gì đặc biệt ?

GV: Nhà thơ “sung sướng” vì điều gì và “vội vàng” vì điều gì ?



GV: Em hiểu như thế nào về câu thơ cuối đoạn. Đã bao giờ em để thời gian của mình trôi qua một cách vô nghĩa hay chưa ?


GV: Em hãy tìm ra nguyên nhân của nỗi lo âu trăn trở của thi sĩ trong 9 câu thơ ? Chọn ra những câu thơ tiêu biểu thể hiện điều ấy ?
GV giảng giải.



GV; Các từ “tiễn biệt, chia phôi, bay đi, đứt tiếng reo thi, phai tàn sắp sửa” đều có cùng một trường nghĩa là gì theo em ?
GV giảng giải.
GV: Em nghĩ rằng nhà thơ Xuân Diệu có sợ sự li biệt không ? Nỗi lo ấy thể hiện qua câu thơ nào ?

GV: Với những nỗi lo ấy, nhà thơ đã ứng xử ra sao ?

- Các em còn đang ở tuổi nhiệt huyết ? Em có nghĩ rằng mình cần sống hối thức hơn không, sống tận hiến hơn không ?


Điệp cụm từ “ta muốn” được nhà thơ điệp 5 lần theo em có tác dụng gì  ? Tại sao ở phần đầu của bài thơ nhà thơ sử dụng cụm từ “tôi muốn” giờ lại đổi thành “ta muốn” ?



GV: Những mong muốn của thi sĩ được cụ thể hóa bằng những động từ nào ?
 Em có nhận xét gì về các động từ này, nhà thơ có thành công khi sử dụng chúng không ?
GV: Bức tranh đẹp tươi của cuộc sống một lần nữa được Xuân Diệu vẽ nên bằng những hình ảnh nào ?


GV: Bức tranh ấy giống như một bữa tiệc tinh thần tròn đầy viên mãn nhà thơ mời gọi mọi người thưởng thức. Mức độ hưởng thụ bữa tiệc ấy được thi sĩ thể hiện bằng những tính từ nào ? Có tác dụng biểu đạt như thế nào ?
Thảo luận theo bàn. Trả lời các câu hỏi:
- Em nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh của nhà thơ trong bài thơ (nét độc đáo, mới mẻ, khả năng biểu cảm ) ?
- Trong bài thơ số lượng câu chữ được nhà thơ sử dung ở mỗi câu, mỗi đoạn như thế nào? Ý nghĩa ?
- Có những cách ngắt nhịp nào được nhà thơ sử dụng ? Ý nghĩa và tác dụng ?
HS thảo luận.
GV gọi ngẫu nhiên rồi cho học sinh nhận xét.
GV chốt lại.
I. Đọc hiểu tiểu dẫn
1. Vài nét về tác giả
2. Vài nét về tác phẩm
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc và chia bố cục
2. Tìm hiểu nội dung
a) 13 câu thơ đầu
- Tình yêu cuộc sống thiết tha say đắm của nhà thơ.
* 4 câu thơ đầu.
- Khao khát giữ lại hương sắc cuộc đời.






* 6 câu thơ tiếp.



- Nhà thơ giới thiệu đến mọi người những vẻ đẹp kì diệu của cuộc sống ở độ non tươi mỡ màng nhất.

Bằng phép điệp cụm từ “Này đây” điệp đi láy lại 5 lần.
Bằng phép tu từ liệt kê hành loạt các hình ảnh tươi đẹp của cuộc sống.

- Cụm từ “Này đây” điệp lại nhiều lần nhà thơ như muốn “dâng lên”, “đưa ra” giới thiệu cho mọi người đều thấy cảm nhận và ngắm ngía những vẻ đẹp hết sức nên thơ của cuộc sống.

- Đó là:
“Của ong bướm – tuần tháng mật”
“ Hoa – của đồng nội xanh rì”
“Lá – của cành tơ phơ phất”
“ Của yến anh – khúc tình si”
“Ánh sáng chớp hàng mi”
“ Thần Vui gõ cửa”
“Tháng giêng ngon – cặp môi gần”.
- Đều là những hình ảnh biểu hiện cuộc sống ở thời điểm đẹp đẽ nhất là mùa xuân, tình yêu, ánh sáng và   niềm vui.
- Là cách gọi tuần đầu tiên của mùa xuân- thời điểm đẹp nhất trong một năm. Cũng là cách nói của người phương tây chỉ quãng thời gian của những đôi vợ chồng trẻ sau ngày cưới “tuần trăng mật”.
- Vừa thấy sự mềm mại, vừa thấy sự khỏe khoắn của nguồn nhựa sống mới.


- Biện pháp tu từ nhân hóa: Chim yến, chim anh cũng biết tấu lên khúc tình si. Ý nói tình yêu trần thế,   tình yêu lứa đôi đang ngập tràn ở mọi cuộc sống.

- Qua cặp mắt “xanh non biếc rờn” của nhà thơ, cuộc sống là những gì tươi đẹp nhất, đáng sống nhất. Trần thế chính là thiên đường trên mặt đất chứ không phải ở đâu xa.
- Hai chủ thể so sánh đều là biểu tượng tươi đẹp nhất của mùa xuân và tình yêu.

* 2 câu thơ cuối đoạn.
- “Sung sướng” vì nhận thấy cuộc sống thật vô cùng tròn đầy, tươi đẹp, viên mãn. “Vội vàng” vì sợ thời gian đem những điều kì diệu ấy đi mất ngay khi ông chưa kịp tận hưởng.
- Ý câu thơ muốn nói đừng để mọi thứ đã đi qua rồi lúc ấy mới hoài tiếc thì thật muộn màng.
b) 17 câu thơ tiếp (Nỗi lo âu trăn trở tiếc nuối).
 9 câu thơ đầu. (Nguyên nhân của nỗi trăn trở)
- Là vì thời gian của tuổi xuân và cuộc đời là hữu hạn.



* 8 câu thơ tiếp (Nỗi buồn chia phôi)

- Đều nói về sự li biệt.




- Chẳng bao giờ, ôi ! Chẳng bao giờ nữa..
(Sợ cái hư vô, cái vĩnh viễn của quy luật băng hoại).
- Nhà thơ giật mình nhận ra cuộc đời mình còn “ngả chiều hôm” và ông thúc giục mọi người “mau đi thôi”. Đó là sự hé mở của khổ thơ cuối.


c) Khổ thơ cuối (Lòng yêu đời ham sống bùng lên hối hả).
- Nhấn mạnh vào ham muốn lớn laoddag trào dâng, giục giã lên đến đỉnh điểm trong lòng tác giả.
Sử dụng từ “ta” vì nhà thơ muốn tất cả mọi người cùng sống theo triết lý sống “vội vàng”. Triết lý sống mà nhà thơ đã thử nghiệm bằng chính cuộc đời mình: sống tận hưởng và tận hiến.
- Các động từ mạnh  “ ôm, riết, say, thâu, cắn”.
Là các động từ mạnh thông dụng, đời thường nhưng được Xuân Diệu dụng chọn đầy tinh tế và chính xác.

- “Mây đưa gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều, non nước, cây, cỏ rạng, mùi thơm,ánh sáng, thanh sắc, thời tươi, xuân hồng..”

- Các từ “chếnh choáng, đã đầy, no nê”.
Thể hiện mức độ tận hưởng ở độ đắm say, ngây ngất nhất.
* Nghệ thuật.
- Hình ảnh thơ độc đáo, mới lạ, giàu sức biều cảm. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt chính xác.
- Câu chữ co giãn linh hoạt tự do bám sát thể hiện thành công mạch cảm xúc của bài thơ. (Câu 4 chữ, câu 8 chữ, câu 3 chữ, câu 10 chữ).
- Cách ngắt nhịp da dạng, linh hoạt như những cú chuyển phách, chuyển điệu trong âm nhạc tạo nên tính nhạc hấp dẫn cho bài thơ.
Nhip thơ 3/3/2; 3/2/3; 5/5; 3/5



3. Kết luận.
Nội dung: Là bài ca của tình yêu tha thiết nồng nàn cuộc sống trần thế. Để lại nhưng bài học về triết lý sống, nhân sinh quan sâu sắc.
Nghệ thuật: Là bậc thầy về ngôn từ. Tạo nên sự duyên dáng đài các những vẫn đầy mới mẻ cho thơ bộ lộ rõ nét cái tôi cá nhân. Xứng đáng với danh hiệu “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

IV. CỦNG CÔ, DẶN DÒ
1. Học thuộc và đọc diễn cảm bài thơ
2. Phát biểu những suy nghĩ và cảm nhận sau khi học bài thơ.

V. RÚT KINH NGHIỆM

Rút kinh nghiệm cho bài giảng sau.


Related

Vội vàng 4852447372556183471

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item