Khái quát về tác gia Tố Hữu
I. Cuộc đời Tố Hữu (1920 – 2002) Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh tại thị xã Hội An (Quảng Nam ), quê ở Quảng Điền, tỉnh thừ...
https://hocvan123.blogspot.com/2013/06/khai-quat-ve-tac-gia-to-huu.html
I. Cuộc đời
Tố
Hữu (1920 – 2002) Tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh tại thị xã Hội An
(Quảng Nam ),
quê ở Quảng Điền, tỉnh thừa Thiên Huế.
Ông thân sinh là
một nhà nho nghèo nên từ thủa nhỏ đã được cha dạy làm thơ theo lối cổ. Bà mẹ Tố
Hữu là con một nhà nho thuộc nhiều ca dao, dân ca Huế.
Tố Hữu mồ côi mẹ từ
năm 12 tuổi. Sau một năm thì xa gia đình vào học trường Quốc học Huế.
Quê hương xứ Huế
nghèo nhưng phong cảnh thiên nhiên nên thơ, lãng mạn, một vùng văn hóa phong phú độc
đáo góp phần tạo nên hồn thơ Tố Hữu.
Tuổi trẻ của ông có
sự gặp gỡ may mắn đẹp đẽ với lí tưởng cách mạng. Từ đó ông hoạt động tích cực
hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng. Bị địch bắt giam Tố Hữu vượt ngục
trốn ra ngoài liên lạc với tổ chức cách mạng tiếp tục hoạt động.
Ông giữ nhiều cương
vị quan trọng trong các tổ chức cách mạng như Chủ tịch ủy ban Khởi nghĩa
(1945), Bí thư tỉnh Thanh Hóa. Bí thư Tư Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng...
Ở Tố Hữu con người
chính tri và con người thơ ca thống nhất làm một. Ông được nhà nước tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật năm 1996.
II. Sự nghiệp văn
học
Thơ Tố Hữu gắn bó
chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng nên các chặng đường thơ cũng song song
với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động tư
tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
Từ Ấy (1937-1946)
Gồm 71 bài thơ chia
3 phần: “Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng”.
Nội dung:
· Thể
hiện tiếng reo náo nức khi gặp lí tưởng (Từ ấy)
· Tâm
trạng buồn sầu cô đơn, khao khát tự do (tâm tư trong tù).
· Là
bài ca chiến đấu kiên cường bất khuất ( Chăng chối)
· Niềm
tin vào chiến thắng, tương lai tươi sáng.
Việt Bắc (1946 –
1954)
· Ca
ngợi nhân dân (em bé liên lạc, bà mẹ chiến sĩ, lãnh tụ vệ quốc quân...)
· Ca
ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc và niềm vui chiến thắng.
Gió lộng (1955 – 1961)
Gió lộng (1955 – 1961)
Ca ngợi cuộc sống
mới, con người mới ở miền Bắc XHCN và nỗi niềm đau nhớ miền Nam .
Ra trận (1962 –
1971); Múa và hoa (1972- 1977)
Là khúc ca ra trận,
mệnh lệnh tiến công cổ vũ chiến đấu.
Ca ngợi Hồ Chí Minh
(Bác ơi, Theo chân bác..)
Một tiếng đờn (1992); Ta với ta (1999)
Giọng điệu thâm trầm đượm chất suy tư sau những thăng trầm của nhà thơ và
thời đại.
III. Phong cách nghệ thuật
- Thơ Tố Hữu là thơ
trữ tình cách mạng chính trị, quan tâm đến thể hiện những vấn đề lớn, lẽ sống
lớn, tình cảm lớn, cách mạng và con người cách mạng.
Khuynh hướng sử thi nổi bật trong những sáng tác thơ cuối cuộc kháng chiến
thực dân Pháp trở về sau ”với Tố Hữu tả tình hay tả cảnh, kể chuyện mình hay kể
chuyện người, viết về các vấn đề lớn hay một sự việc nhỏ ...cốt là để nói cho
được cái lí tưởng cộng sản ấy thôi (Chê lan Viên) . Hay như Xuân Diệu nhận xét
”Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”
Thơ Tố Hữu đề cập đến những vân đề lớn của thời đại:(Kháng chiến chống
Pháp, Mĩ), nhân vật trữ tình là một con người tiêu biểu cho phẩm chất chung của
cộng đồng, nhà thơ dùng những lời lẽ đẹp nhất, trang trọng nhất để ca ngợi.
- Thơ Tố Hữu tràn
đầy cảm hứng lãng mạn, luôn hướng người đọc tơi một chân trời tươi sáng:
Ta lại về ta, những đứa con
Máu hòa trong máu, đỏ như son.
Sài Gòn ơi, Huế ơi! Xin đợi
Tái hợp, huy hoàng, cả Nước non!
Máu hòa trong máu, đỏ như son.
Sài Gòn ơi, Huế ơi! Xin đợi
Tái hợp, huy hoàng, cả Nước non!
(Máu và hoa)
Hay
Rét nhiều nên ấm
nắng hanh
Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng?
Giã từ năm cũ bâng khuâng
Đã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường!
Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng?
Giã từ năm cũ bâng khuâng
Đã nghe xuân mới lâng lâng lạ thường!
( Bài ca Xuân 61)
- Thơ
Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết – giọng của tình thương mến.
Nhiều vấn đề chính
trị cách mạng đã được thể hiện như những vấn đề của tình cảm muôn đời.
Kế thừa giọng điệu
của ca dao dân ca với giọng hò mái nhì, mái đẩy của quê hương xứ Huế. Lời thơ
thường bắt đầu bằng tiếng gọi “ơi, “hỡi” nghe rất ngọt ngào tha thiết.
Thơ dễ rung động
với nghĩa tình cách mạng, hướng tới đồng bào, đồng chí mà kêu gọi nhắn nhủ.
- Thơ Tố
Hữu đậm đà tính dân tộc.
Nội dung thể hiện
vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc Việt nam (ân nghĩa, thủy chung, là nghĩa tình cách
mạng, đồng bào đồng chí)
Nghệ thuật biểu
hiện là kế thừa thể thơ lục bát, song thất lục bát của dân tộc. Thi
liệu truyền thống được sử dụng nhuần nhuyễn, ngôn từ giản dị, vần điệu phong
phú, nhạc tính dồi dào...