Phân tích bài thơ Khuê Oán (Vương Xương Linh)
Tôi chưa đọc nhiều thơ Đường cũng như chưa thực sự có một vốn kiến thức sâu rộng về Đường thi. Tuy vậy nhưng trong số ít ...
https://hocvan123.blogspot.com/2012/11/phan-tich-bai-tho-khue-oan-vuong-xuong.html
Tôi chưa đọc nhiều thơ Đường cũng
như chưa thực sự có một vốn kiến thức sâu rộng về Đường thi. Tuy vậy nhưng
trong số ít ỏi nhưng bài thơ Đường tôi đã được đọc và cảm nhận, tôi đặc biệt thích
bài “Khuê oán” của Vương Xương Linh - một thi phẩm thực sự làm tôi ngưỡng mộ. Bài
thơ gồm bốn câu thơ như sau:
Phiên âm Hán Việt:
Khuê oán
Khuê trung
thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng
trang thướng thuý lâu
Hốt kiến mạch
đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế
mịch phong hầu
Dịch
nghĩa :
Nỗi oán phòng khuê
Nỗi oán phòng khuê
Thiếu phụ phòng khuê chẳng biết buồn
Ngày xuân, trang điểm rồi
trèo lên lầu đẹp
Chợt nhìn thấy sắc xuân cây
dương liễu ở bên đường
Bỗng hối hận đã xui chồng
tòng quân kiếm ấn phong hầu
Dịch thơ :
Khuê oán
(Dịch
thơ của Ngô Tất Tố)
Cô gái phòng
the chửa biết sầu
Ngày xuân trang điểm dạo lên lầu
Đầu đường chợt thấy tơ xanh liễu
Hối để chồng đi kiếm tước hầu.
Ngày xuân trang điểm dạo lên lầu
Đầu đường chợt thấy tơ xanh liễu
Hối để chồng đi kiếm tước hầu.
Nội dung chính của bài thơ nói về nỗi oán hận của người con gái nơi phòng
khuê, thể hiện ngay ở nhan đề - “khuê oán”. Tại sao lại có nỗi oán hận ấy thì
ta có thể tìm hiểu cụ thể qua bốn câu thơ.
Hai câu thơ đầu:
Khuê trung
thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng
trang thướng thuý lâu
dịch là:
Thiếu phụ phòng khuê chẳng
biết buồn
Ngày xuân, trang điểm rồi
trèo lên lầu đẹp
“thiếu phụ” - tức là người phụ nữ đã có chồng
nhưng còn trẻ.Có thể thấy ở đây người thiếu phụ không biết buồn - vẫn rất hồn nhiên vui vẻ. Thể hiện sinh động ở hành động trang điểm “ngưng
trang” trong “xuân nhật”(ngày xuân). Có nhiều ý kiến khác nhau về cách dịch từ
“ngưng” , nhưng dịch là đẹp, lộng lẫy đi liền với động từ “trang” là trang điểm
lộng lẫy, đẹp thì xem ra hợp nghĩa hơn cả, và có ý nghĩa hơn cả trong việc thể
hiện nỗi oán ở hai câu sau. Cũng phải nói thêm về hành động “thướng thúy lâu” tức
trèo lên lầu đẹp. Một hành động cũng góp phần nói lên sự hồn nhiên, vô tư của
người thiếu phụ trẻ khi lên lầu ngắm cảnh đẹp ngày xuân.
Tóm
lại hai câu thơ đầu là bức tranh đầy hài hòa giữa không gian mùa xuân tươi mát,
vẻ đẹp lộng lẫy của thiếu phụ trẻ với cái hồn nhiên vô tư của tâm hồn nàng.
Hai câu thơ sau là sự chuyển đổi cảm xúc một
cách kì diệu:
Hốt kiến mạch
đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế
mịch phong hầu
dịch là:
Chợt nhìn thấy sắc xuân cây
dương liễu ở bên đường
Bỗng hối hận đã xui chồng
tòng quân kiếm ấn phong hầu
Từ “hốt”
là đánh dấu sự biến đổi hoàn toàn trong cấu tứ bài thơ. Nó tạo nên sự chuyển đổi
đầy tinh vi trong cảm xúc.
Ở đây ta chú ý đến hình
ảnh “cây dương liễu” - một hình ảnh ước lệ trông thơ ca truyền thống. “Liễu”tượng
trưng cho sự chia lìa, li biệt, khi hai người chia xa họ thường bẻ cành liễu
trao tay nhau. Vậy là đã rõ. Người thiếu phụ trẻ bất chợt nhìn thấy sắc dương
liễu -một hình ảnh đầy vô tình trong cái sự trang điểm lộng lấy, ngắm cảnh xuân
của một trái tim vốn vô tư. Không nói ra nhưng người đọc cũng tự cảm thấy nỗi sầu
oán, xót xa đang từng giây ngập đầy trái tim người phụ nữ trẻ.
Lẽ thường: “Vắng chàng điểm phấn trang hồng với ai”. Nhưng người
thiếu phụ trẻ ở đây điểm trang rất lộng lấy, càng lộng lẫy càng đẹp thì càng làm
nỗi xót xa, cay đắng tâng lên gấp bội. Bởi lẽ đẹp lắm cũng để làm gì đâu, có ai
nhìn ai ngắm, ai yêu. Và càng đau xót khi nhận thấy nếu như chàng mãi không về
thì thì cái tuổi trẻ, sắc đẹp của nàng sẽ phôi phai. Nàng đang đứng trong mùa
xuân nên hơn ai hết nàng hiểu rõ cái sự tuần hoàn ấy của đất trời.
Nàng thực sự hối hận:
Hối giao phu tế mịch phong hầu
Ngày
xưa người phụ nữ xem việc chồng đi chinh chiến tìm kiếm công danh là lẽ thường
tình. Nhưng người phụ nữ trẻ này thì khác, nàng nhận ra cái vô nghĩa của con đường
tìm kiếm công danh ấy. Trong hàng triệu người ra đi thì có bao người đem được
danh tước trở về, hay đa số mất xác nơi cồn cỏ, hoang mạc gió bụi trong những
cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi phi nghĩa. Để lại nỗi nhọc nhằn cô đơn mỏi mòn
cho những người thân nơi làng quê từng giây mong ngóng. Nàng ý thức rõ chiến
tranh là nguyên nhân gieo đau khổ, chết chóc và giết chết tuổi xuân của nàng
trong thầm lặng.
Bài thơ với thể thất ngôn tứ
tuyệt hàm xúc, nhà thơ đã làm được những điều kì diệu trong cấu tứ, trong thể
hiện cảm xúc tinh vi khéo léo bằng nghệ thuật tương phản. Thực sự đã rất thành
công để nói lên nỗi sầu oán của người thiếu phụ, đồng thời phê phán những cuộc
chiến tranh phi nghĩa gieo đau thương cho dân chúng. Quả là một thi phẩm danh bất
hư truyền.