Giáo án: ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Tiết 36-37 Đọc văn: ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA Thanh Thảo I/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : - Hiểu và cảm nh...
https://hocvan123.blogspot.com/2017/11/giao-an-ghi-ta-cua-lor-ca.html
Tiết 36-37
Đọc văn: ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo
I/ Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor- ca trong
mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ.
- Cảm nhận vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong
cách hiện đại.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu thơ trữ tình
- Làm quen với cách biểu đạt mang đậm
dấu ấn của trường phái siêu thực.
3. Thái độ:
- Trân trọng một tài năng thơ ca.
- Biết suy tư, trăn trở về các vấn đề
chính trị xã hội.
4. Năng lực cần đạt:
- Cảm thụ thẩm mĩ.
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGK , SGV, Thiết kế dạy học, Trình chiếu.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài.
III/ Cách thức tiến hành: Gợi mở, thuyết trình, phát vấn.
IV/ Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: 12A1………………….12A6………………………
2. Bài mới :
* Hoạt động khởi động.
Trò chơi trả lời
nhanh. (Gọi 2 HS lên thi, HS nào giơ biển trả lời trước mà
đáp án đúng thì được tính. HS ở dưới ghi kết quả)
1.
Quốc gia ở Tây Âu nổi tiếng với những
chiếc cối xay gió trong tiểu thuyết về hiệp sĩ Đôn –ki-hô-tê? (Tây Ban Nha)
2.
“Bụng rỗng, tóc 6 sợi thôi sẽ kêu lập
tức khi tôi sờ vào”. Là cái gì? (Đàn
ghita)
3.
Một trò chơi giải
đố cơ học được giáo sư kiến trúc, nhà
điêu khắc gia người Hungary phát minh vào năm 1974
liên quan tới khối lập phương nhiều màu? (Trò
chơi rucbic)
4.
Thể thơ không gò bó về câu chữ? (Thơ tự do)
5.
Quê hương của cố thủ tướng Phạm Văn
Đồng? (Huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi)
Thanh Thảo quan niệm: “Thơ là cái lặng lẽ của con hổ. Ngay con hổ cũng có lúc giật mình vì
một tiếng lá rụng. Thơ đi giữa can trường và hoảng hốt, đi giữa cái liều và nỗi
sợ…”; “Thơ là chữ nghĩa cũng không
phải chữ nghĩa, là ý thức mà không phải ý thức, là vô thức mà không hẳn vô
thức. Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ”. Tìm hiểu tác phẩm
để hiểu hơn về quan niệm thơ rất đặc biệt ông.
Hoạt động của GV và HS
|
Yêu cầu cần đạt
|
Hs tìm hiểu Tiểu dẫn (sgk).
- GV yêu cầu 1 Hs đọc Tiểu dẫn
(sgk).
- GV: Hãy trình bày những nét chính về nhà thơ Thanh Thảo; Những tác
phẩm tiêu biểu và đặc điểm của thơ Thanh Thảo?
- Mở rộng:
Nhà thơ Thanh Thảo chịu ảnh hưởng sâu sắc lối viết thơ siêu thực tượng trưng
của chính Lorca và các nhà thơ siêu thực trên TG. Các nhà thơ đề cao cái ngẫu
hứng, bất ngờ trong thế giới vô thức. Đề cao cái phức tạp, phi logic, phá vỡ
mọi khuôn mẫu. Chỉ tin vào trực giác và giấc mơ của ảo giác. Thơ làm bằng thị giác không cần nguyên tắc
nữ pháp. Liên tưởng phong phú, giàu cảm xúc. Hình tượng thơ đa nghĩa. Thơ
giàu nhạc tính.
-GV: Gọi 1 HS đọc bài thơ.
-GV: Cho hs xác định bố cục.
-GV: Nhận xét cách chia bố cục của
hs và điều chỉnh, bổ sung.
-GV: Theo em qua bài thơ nhà thơ
muốn nói lên điều gì? ( Câu hỏi tìm chủ đề)
- Em hiểu như thế nào về nhan đề và lời đề từ?
- HS thảo luận theo cặp. Phát biểu trả lời câu
hỏi.
- GV: đọc lại 18 dòng thơ đầu.
-GV: Em có suy nghĩ gì khi bắt gặp
hình ảnh “tiếng đàn bọt nước”, “áo choàng đỏ gắt” ?
- Mở rộng: Tâm hồn nhà thơ như chùm anten mở ra mọi
hướng để cảm nhận cuộc sống từ nhiều chiều, nhiều phương diện và nhiều trạng
thái tâm lý khác nhau… Kiểu tư duy mới mẻ này cho ta bắt gặp trong thơ những
ảo giác, những vùng khuất, vùng mờ tâm linh, những mảnh vỡ ký hiệu.
- Mở rộng: Tử
đinh hương trắng có hương thơm dịu ngọt và sâu lắng đến độ tinh khiết nhưng
lại rất mau úa tàn nên nó trở thành biểu tượng của tuổi thanh xuân, lứa tuổi
mà khoảng thời gian tươi đẹp và thú vị đó không có tiền bạc nào mua được cũng
như không có quyền lực nào chi phối, thay đổi được.
GV: Các hình ảnh “đi lang thang, vầng trăng chếnh choáng,
yên ngựa mỏi mòn, hát nghêu ngao, li la…” giúp ta liên tưởng đến điều gì?
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
theo bàn.
- Tác giả đã tái hiện cái chết oan
khuất của Lor-ca qua các h/ả, chi tiết nào?
- Cảm nhận của em về các biện pháp
nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV:
Nhận xét, giảng giải bổ sung và cho hs ghi vở những nét cơ bản.
- GV: Đọc phần
thơ còn lại.
-GV: Theo em,
Lor-ca muốn nhắn gửi thông điệp gì qua câu nói “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”?
-GV: Cho hs
nêu cảm nhận 4 câu thơ “Không ai chôn
…cỏ mọc hoang”.
-GV: Yêu cầu
hs giải mã các h/ả “ đường chỉ tay,
dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc…”.
-GV:Định hướng
cách hiểu.
GV: Tiếng “Li
la- li la- li la” trong bài thơ có ý nghĩa gì?
-GV: định
hướng.
HD HS tổng kết.
GV: Yêu cầu hs
tự tổng kết bài học về phương diện nội dung và nghệ thuật.
|
I/ Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
a.Tiểu
sử:
Tốt
nghiệp khoa ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội,
Thanh Thảo vào công tác ở chiến trường miền Nam.
Thanh Thảo đã được công chúng chú ý qua
những tập thơ và trường ca mang
diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và
thời hậu chiến: Những người đi tới biển (1977), Dấu
chân qua trảng cỏ (1980), Những ngọn sóng mặt trời (1994), Khối
vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm(1988)...
Hiện
ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi, phó chủ tịch Hội đồng
thơ Hội
nhà văn Việt Nam.
Những
năm gần đây, Thanh Thảo vẫn tiếp tục làm thơ đồng thời viết báo, tiểu luận
phê bình và nhiều thể loại khác, nhưng đóng góp quan trọng và đặc sắc nhất
của ông vẫn là thơ ca.
b. Đặc
điểm thơ:
- Là sự lên
tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời
đại.
- Thể hiện sự
cách tân thơ Việt: đào sâu cái tôi nội cảm; cách biểu đạt mới với câu thơ tự
do, xoá bỏ ràng buộc khuôn sáo bằng nhịp điệu, cách gieo vần…
2. Bài thơ:
a.
Xuất xứ:
- Rút trong
tập “Khối vuông Ru – bích”.
- Thể hiện tư
duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
b. Bố
cục: Gồm 4 phần:
- Dòng 1 -6 : Hình
ảnh Lorca trong khung cảnh chính trị, nghệ thuật TBN.
- Dòng 7- 18:
Lor-ca với cái chết oan khuất và sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ
thuật.
- Dòng 19- 22:
Niềm xót thương Lor-ca.
- Dòng 23- 31:
Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca.
c. Chủ
đề:
- Khắc hoạ
cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan
khuất.
- Thể hiện niềm ngưỡng mộ và
xót thương của tác giả đối với Lor-ca.
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1. Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ:
a. Ý nghĩa nhan đề:
- Đàn ghi ta: Không
chỉ là nhạc cụ của đất nước TBN mà còn được coi là biểu tượng cho nền nghệ
thuật ở đất nước này
- Lorca: Nhà thơ, nhạc
sĩ, kịch gia nổi tiếng người TBN người đã khởi xướng và thúc đẩy
mạnh mẽ những cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật.
=> Đàn ghi ta của lorca là biểu
tượng cho những cách tân nghệ thuật của người nghệ sĩ thiên tài Lorca
b. Lời đề từ:
- Là
lời thơ trong bài thơ “Ghi nhớ”: “Khi nào tôi chết hãy vùi xác tôi cùng với
cây đàn dưới lớp cát”.
- Thể
hiện tình yêu say đắm của Lorca đối với nghệ thuật.
- Thể
hiện tư tưởng sâu sắc, có tính tiến bộ: cần pải biết chôn nghệ thuật của ông
để nó không trở thành vật án ngữ cản trở sự sáng tạo nghệ thuật, giúp nghệ
thuật đi tới, vươn cao hơn.
=> Lời đề từ là lời tâm nguyện chân
thành của một người nghệ sĩ đầy lương tâm, trách nhiệm với nghệ thuật.
2.
Hình tượng nghệ sĩ Lor-ca:
a.
Hình ảnh Lorca trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN:
- Tiếng đàn bọt nước:
+ So
sánh ẩn dụ mới mẻ thể hiện sự tinh tế mong manh, dễ vỡ của những tiếng đàn.
+ Dự
cảm về cuộc đầy đầy bất trắc của Lorca với cái chết đột ngột.
- Áo choàng đỏ gắt:
+ Gợi bản sắc văn hoá TBN với chiếc áo choàng của chiến binh đấu bò tót.
+ Không gian văn hóa, chính trị Tây Ban Nha đang diễn ra cuộc tranh đấu
đẫm máu, gay gắt giữa chế độ độ độc tài và nhân dân. Giữa sự tàn bạo dã man
và khát vọng tự do, dân chủ.
- Âm thanh: Lila-lila-lila:
+ Âm thanh mô
phỏng tiếng đàn ghi ta điệp đi láy lại tạo nên tính nhạc cho đoạn thơ.
+ Làm liên
tưởng đến loài hoa “lilas” (Tử đinh hương).
- Con người: Đi lang thang; vầng trăng chếnh choáng; yên ngựa mỏi mòn
+ Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do.
+ Sự cô đơn mệt mỏi của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ
thuật TBN già cỗi.
+ Con đường theo đuổi lý tưởng tự do dân chủ, tìm cảm hứng cho nghệ
thuật.
=> Người chiến sĩ Lorca đầy
tự do trên con đường nghệ thuật, say sưa miệt mài với lý tưởng nhưng cô đơn
và mệt mỏi trước thời cuộc.
b. Lor-ca và
cái chết oan khuất và sự dang dở của những cách tân nghệ thuật.
- Đối
lập: Tiếng hát nghêu ngao>< áo choàng bê bết đỏ: Tiếng hát vô tư,
yêu đời và hiện thực phũ phàng.
- Hoán
dụ: + Tiếng hát: chỉ Lorca
+ Áo
bê bết đỏ: chỉ cái chết.
- So sánh: Ghi ta nâu, ghi ta lá xanh,
ghi ta tròn…Đó là những biến thể của tiếng đàn. Tiếng ghi ta được cảm nhận
bằng màu sắc, hình khối, đường nét. Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn
thành linh hồn, sinh thể. Lorca bị hành quyết, tiếng đàn -bản tình ca yêu sự
sống của chàng cũng bị hành quyết. Nỗi đau nghệ thuật hoà cùng nỗi đâu thể
xác.
- Nhân hóa : Ghi ta ròng ròng máu chảy -
đau đớn tột cùng, chỉ còn âm vang của
tiếng ghi ta cùng những hoài niệm ngọt ngào của 1 ty cao cả.
=> Với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật
tài tình, tác giả đã khắc hoạ thật ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của người
nghệ sĩ Lor-ca.
2. Nỗi xót thương Lor-ca:
- “Không ai chôn cất… cỏ mọc hoang”
+ Lorca chết đi, nền nghệ thuật TBN thiếu vắng kẻ dẫn đừờng
+ Nghệ thuật của Lor-ca
(cái Đẹp): có sức sống và lưu truyền mãi mãi như “cỏ mọc hoang”.
+ Phải chăng không ai
dám vượt qua cái cũ, thần tượng để làm nên nghệ thuật mới.
- Giọt nước mắt …trong đáy giếng:
+ Lorca chết, vầng trăng đã đến bên
ông, soi tỏ khuôn mặt một con người dã chết cho quê hương
+ Sự bất tử của cái Đẹp.
=> Lorca chết nhưng nghệ thuật của ông bất tử. Nỗi đau và cái đẹp
kết tinh tỏa sáng long lanh.
4. Suy tư
về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor -ca.
- Hình ảnh:
+ Đường chỉ tay đã đứt : ẩn dụ về định
mệnh nghiệt ngã.
+ Dòng sông rộng vô cùng: ẩn dụ về dòng đời
=> Đối lập
giữa cái hữu hạn của đời người với cái vô hạn của dòng đời
- Hành động:
+ Bơi
sang ngang: ghi ta màu bạc ->Màu của sự trắng trong, tinh khiết, trung
thực đến vô ngần.
+ Ném lá bùa, ném trái tim: vào xoáy
nước, vào lặng im-> có ý nghĩa
tượng trưng cho một sự giã từ, một sự lựa chọn để thoát khỏi những hệ luỵ
trần gian
=> Lorca đi vào cõi bất diệt. Chủ
động giải thoát và từ giã cuộc đời một cách nhẹ nhàng thanh thản.
- Chuỗi âm
thanh “Li la- li la- li la” : bọn đôc tài phát xít có thể giết chết Lorca
nhưng linh hồn của Lorca vẫn gửi trọn vẹn trong tiếng đàn và ngân vang mãi
mãi.
III. Tổng kết:
1.
Nghệ thuật:
- Thể thơ tự
do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.
- Sử dụng h/ả,
biểu tượng - siêu thực có sức chứa lớn về nội dung.
- Kết hợp hài
hoà hai yếu tố thơ và nhạc.
2. Nội
dung: Tác giả
bày tỏ nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết oan khuất của thiên tài Lor-ca- một
nghệ sĩ khát khao tự do, dân chủ, luôn mong muốn cách tân nghệ thuật.
|
Ký duyệt, ngày……tháng……năm……...
|
*Hoạt động luyện tập
Câu 1: Thông
tin nào không chính xác về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca?
A. Bài thơ rất tiêu biểu cho kiểu
tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, phóng túng, mãnh liệt trong cảm xúc
đồng thời nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
B. Bài thơ được gợi hứng từ cuộc đời
và số phận bi thảm của Lor-ca - nghệ sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha.
C. Bài thơ rất giàu chất hội họa
và cũng dồi dào nhạc tính.
D. Bài thơ được rút trong tập Dấu chân qua trảng cỏ, đánh dấu bước
chuyển quan trọng trong phong cách thơ Thanh Thảo.
Đáp án D
Câu 2:
Dòng nào nêu đúng các biện pháp tu từ tác giả sử dụng trong khổ thơ sau:
"Tiếng ghi
ta nâu
bầu trời cô gái
ấy
tiếng ghi ta lá
xanh biết mấy
tiếng ghi ta
tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta
ròng ròng
máu chảy."
A. Hoán dụ, ẩn dụ, lặp cấu trúc.
B. Nhân hóa, so sánh, nói quá.
C. Điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa.
D. So sánh, liệt kê, điệp ngữ.
Đáp án
Câu 3:
Hình ảnh chàng Lor-ca hiện lên qua khổ thơ đầu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca có
đặc điểm gì?
A. Một người chiến sĩ, một nghệ
sĩ khao khát tự do, cách tân nghệ thuật (chống lại nền chính trị phản động và
nền nghệ thuật già nua bấy giờ) nhưng những nỗ lực của chàng mong manh và đơn
độc.
B. Một người nghệ sĩ đa sầu đa
cảm với trái tim nhạy cảm và tâm hồn gắn bó thiết tha, sâu nặng với đất nước và
nhân dân Tây Ban Nha.
C. Một người khách lữ hành phiêu
lãng, ham thích thú ngao du "trên yên ngựa" và say sưa, "chếnh
choáng" với vầng trăng lãng mạn.
D. Một người
nghệ sĩ mang trong mình dòng máu phiêu lưu của những kị sĩ Tây Ban Nha.
*Hoạt
động vận dụng
- Viết đoạn văn
ngắn nêu cảm nhận về câu thơ mà em tâm đắc nhất?
*Hoạt
động tìm tòi mở rộng
- Tìm đọc thêm các
bài thơ của Lorca.
3. Hướng dẫn về nhà
- Hình tượng người nghệ sĩ Lorca
- Giờ sau tìm
hiểu tiếp bài thơ.
- Cho HS nghe ca khúc “Cây đàn ghita của Lorca” – ST Thanh Tùng
V. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………