Đề kiểm tra Ngữ Văn 12, Đọc hiểu đoạn văn trích "Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế" - Inamori Kazuo

I.          PHẦN ĐỌC HIỂU (3 ,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Điều di huấn thứ 27 Với những việc xảy ra trong...


I.         PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Điều di huấn thứ 27
Với những việc xảy ra trong quá khứ, nhìn ra được thất bại, sai lầm của mình là tốt. Và chỉ cần quên đi thất bại, tiếp tục tiến lên bước tiếp theo. Cứ mãi ân hận, tiếc nuối chuyện đã qua và cứ lo lắng, phân vân cũng giống như làm vỡ tách trà rồi gom mảnh vỡ lại ngồi nhìn, chẳng nên tích sự gì.
Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế - Inamori Kazuo, Nhà xuất bản trẻ, 2016, tr.67
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 2. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Phân tích hiệu quả biểu đạt?
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: Với những việc xảy ra trong quá khứ, nhìn ra được thất bại, sai lầm của mình là tốt. Và chỉ cần quên đi thất bại, tiếp tục tiến lên bước tiếp theo?
II.       PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn (150 chữ) trình bày suy nghĩ, quan điểm của anh/chị về lời khuyên của tác giả: Cứ mãi ân hận, tiếc nuối chuyện đã qua và cứ lo lắng, phân vân cũng giống như làm vỡ tách trà rồi gom mảnh vỡ lại ngồi nhìn, chẳng nên tích sự gì.
Câu 2. Trong tác phẩm Vợ chồng A phủ (Tô Hoài), nếu như ở đêm tình mùa xuân: Trong bóng tối, Mỵ đứng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mỵ vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mỵ đi theo những cuộc chơithì trong đêm đông:Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc”. Anh/chị hãy phân tích để làm rõ sự khác biệt trong diễn biến tâm lý của Mị ở hai lần hồi sinh sau khi về nhà thống lí.
Lưu ý: Câu 02 phần làm văn các em chỉ nêu dàn ý.

Related

Ôn thi ĐH-CĐ 1738516836222497674

Đăng nhận xét

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa

  2. II, LÀM VĂN
    1, Sống ở trên đời ai ai trong số chúng ta cũng đã gặp phải những chuyện không vui những sai lầm ,thất bại . Trong số đó tại sao lại có những người cùng thất bại trong một thời điểm nhưng họ lại có được thành công trước .Đó là bởi vì họ nhận ra được cơ hội trong chính thất bại mà họ mắc phải , họ gạt đi quá khứ và dũng cảm đứng lên đi tới thành công .Còn một số ít những người gặp phải thất bại nhưng lại không nhận ra được ý nghĩa của việc thất bại đó chính là cơ hội cua mình , thay vì họ sẽ đứng lên làm lại thì họ cứ trách móc bản thân , ân hận tiếc nuối những thứ chỉ còn là viển vông .Điều đó thật vô bổ .Cũng giống như một tách trà khi đã bị vỡ ,thay vì ta suy nghĩ chọn lựa 1 tách trà mới đẹp hơn tốt hơn thì ta lại chọn cách gom các mảnh vỡ lại rồi ngồi nhìn chúng …Đúng là chả nên tích sự gì cả

    Trả lờiXóa
  3. Mở bài: (khái quát tác giả, tác phẩm)
    ~Thân bài :
    Cuộc đời Mị :
    (Trước khi về nhà Thống lý)
    + Mị là cô gái người Mông trẻ trung, hồn nhiên, có tài thổi sáo “thổi lá cũng hay như thổi sáo có biết bao nhiêu người mê”
    + Mị đã từng yêu, từng được yêu, luôn khao khát đi theo tiếng gọi của tình yêu.
    + Hiếu thảo, chăm chỉ, ý thức được giá trị cuộc sống tự do nên sẵn sàng làm nương ngô trả nợ thay cho bố.
    (Sau khi về nhà Thống lý)
    + thời gian đầu :
    - Mấy tháng liền đêm nào mị cũng khóc => sự đau khổ cùng cực , nỗi đau không thể chia sẻ
    - Mị bỏ trốn , muốn tự tử => sự phản kháng mạnh mẽ khi quyền làm người quyền hưởng hạnh phúc bị tước bỏ
    + thời gian sau: :
    - Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra: bị “cúng trình ma” nhà thống lí, làm con dâu gạt nợ, bị bóc lột sức lao động, “không bằng con trâu con ngựa”, “đàn bà trong cái nhà này chỉ biết vùi đầu vào công việc”, bị đày đọa nơi địa ngục trần gian, bị đánh, bị phạt, bị trói, ... - Mị dần trở nên chai sạn với nỗi đau: một cô gái lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, ... đều cúi mặt “mặt buồn rười rượi”, không quan tâm đến thời gian “lỗ vuông bằng bàn tay ...không biết là sương hay nắng”.
    - Mị sống lầm lũi “như con rùa nuôi trong xó cửa”, “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.
    + đêm tình mùa xuân:
    Trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống của Mị đã trỗi dậy:
    + Âm thanh cuộc sống bên ngoài (tiếng trẻ con chơi quay, tiếng sáo gọi bạn tình, ..) ùa vào tâm trí, đánh thức những kỉ niệm trong quá khứ của Mị.
    + Mị lẩm nhẩm lời bài hát, trong khoảnh khắc tâm hồn trở về với thanh xuân tươi đẹp, khao khát tình yêu hạnh phúc.
    + Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do
    + Tinh thần phản kháng mạnh mẽ: lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, nổi loạn muốn “đi chơi tết” chấm dứt sự tù đày.
    + Khi bị trói, lòng Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu đến những đám chơi. Lúc vùng dậy cô chợt tỉnh trở về với hiện thực.
    => Nhận xét: Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.
    + đêm đông cởi trói A Phủ:
    + Ban đầu Mị dửng dưng bởi sau đêm tình mùa xuân, cô trở lại là cái xác không hồn.
    + Khi thấy giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, chợt nhớ đến hoàn cảnh của mình trong quá khứ, Mị lại biết thương mình và thương cho kiếp người bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, ... phải chết”.
    + Bất bình trước tội ác của bọn thống lí, Mị cắt dây đay cởi trói cho A Phủ
    + Mị sợ cái chết, sợ nỗi khổ sẽ phải gánh chịu trong nhà thống lí, cô chạy theo A Phủ tìm lối thoát vượt ra khỏi địa ngục trần gian.
    => Nhận xét: Mị là người con gái lặng lẽ mà mạnh mẽ, tiềm tàng sức sống, hành động của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền của bè lũ thống trị miền núi.

    + Sự khác biệt trong diễn biến tâm lý của Mị ở hai lần hồi sinh
    -Lần 1: được coi là lần hồi sinh chưa hoàn toàn
    - hồi sinh trong cái hơi men rượu ( mơ hồ) “Trong bóng tối, Mỵ đứng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mỵ vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mỵ đi theo những cuộc chơi’’
    - hành động còn đơn lẻ (một mình)
    => bị thế lực(A Sử) đàn áp dập tắt
    -Lần 2 : lần hồi sinh hoàn toàn
    -có tác nhân mạnh mẽ ( giọt nước mắt A phủ làm phần người trong Mị sống dậy mạnh mẽ ,Hình ảnh giọt nước mắt là hình ảnh mang ý nghĩa lớn , nó gắn kết tình thương con người với con người )
    -có chỗ dựa và niềm tin chính là A phủ , Mỵ không còn phải đi một mình như lần hồi sinh trước
    - Mị đã tìm thấy ánh sáng thực của đời mình ‘’Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc”
    Ý NGHĨA :
    ~ Con ng khi bị các thế lực chà đạp đòi hỏi phải có sức mạnh đấu tranh để tự giải phóng cho mình
    ~Khi đứng lên đâu tranh phải biết lien kết lại để tạo nên sức mạnh
    ~ phản ánh thực tế lịch sử đấu tranh , sự áp bức càng nặng nề thì sự đấu tranh càng mạnh mẽ


    ~KẾT BÀI

    Trả lờiXóa

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item