Đề kiểm tra học kì Ngữ Văn 12, Đọc hiểu đoạn trích "Nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi" – Nguyễn Văn Thạc
I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 4 ,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Nếu như một người không hề biết đến đau k...
https://hocvan123.blogspot.com/2020/02/e-kiem-tra-hoc-ki-ngu-van-12.html
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
“Nếu
như một người không hề biết đến đau khổ thì đó là thiên đàng – con đường dẫn
đến địa ngục”(Shakespeare). Không gì làm con người tiến lên bằng sự đau khổ,
không gì làm con người cứng rắn bằng nỗi buồn – mặc dù khi nỗi buồn đang xâm
chiếm tâm hồn, có thể làm họ yếu lòng, chỉ có điều anh tiếp nhận nỗi buồn ấy ra
sao và xử trí với nó như thế nào! Anh biết rút từ trong sự đau xót ấy cái gì
đáng nhận làm của mình. Và sau rốt, anh biết từ thực tế ấy phải đi lên thế nào để
ngày càng cao hơn, để ngày càng hoàn thiện.
Trích Nhật kí
Mãi mãi tuổi hai mươi – Nguyễn Văn Thạc,
Sưu tầm và giới thiệu: Đặng Vương Hưng, NXB Thanh Niên, 2005, tr.149
Câu 1. Xác
định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?
Câu 2. Chỉ
ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?
Câu 3.
Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: Nếu
như một người không hề biết đến đau khổ thì đó là thiên đàng – con đường dẫn
đến địa ngục?
Câu 4.
Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (10 – 15 dòng), trình bày suy nghĩ của bản thân
về câu nói: Không gì làm con người tiến
lên bằng sự đau khổ, không gì làm con người cứng rắn bằng nỗi buồn.
II.
PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
- Mình đi, có
nhớ những ngày
Mưa nguồn suối
lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ
chiến khu
Miếng cơm chấm
muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng
núi nhớ ai
Trám bùi để
rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ
những nhà
Hắt hiu lau xám,
đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ
núi non
Nhớ khi kháng
Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có
nhớ mình
Tân Trào, Hồng
Thái, mái đình cây đa?
- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
Trích Việt Bắc – Tố Hữu, SGK Ngữ Văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.110.
__Hết__