Phân tích đoạn trích “Trao duyên” (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

“Trao duyên” là một trong những bi kịch trong cuộc đời nàng Kiều. Phải tự tay mình dâng tặng tình yêu cho người khác là điều đau đớn vô ...

“Trao duyên” là một trong những bi kịch trong cuộc đời nàng Kiều. Phải tự tay mình dâng tặng tình yêu cho người khác là điều đau đớn vô cùng . Tại sao Kiều phải trao duyên? Kiều đã trao duyên như thế nào? Và tâm trạng của Kiều ra sao ? Tất cả được lý giải khi ta đi tìm hiểu đoạn trích.
          Đoạn trích Trao duyên trích từ câu 723 đến 756 thuật lại lời nàng Kiều thuyết phục Vân (em gái) thay mình trả nghĩa tình duyên với chàng Kim. Bài viết này xin đưa ra một cách hiểu với 18 câu thơ đầu đoạn trích.
          Cách Kiều đặt vấn đề cậy nhờ Vân thật khéo léo:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho cho chị lạy rồi sẽ thưa
Kiều sử dụng từ “cậy” chứ không phải “nhờ’ vì từ “cậy” thể hiện được sự tin tưởng, gửi gắm, trông mong. Kiều sử dụng từ “chịu” chứ không phải “nhận” vì từ “chịu” thể hiện được tính chất công việc nhờ vả là rât hệ trọng, nặng nề. Hành động “lạy, thưa” của Kiều (chị) với Vân (em) khó thể có trong cuộc sống thường ngày vì trật tự xã hội phong kiến không cho phép. Nhưng trong hoàn cảnh này Kiều đã “lạy, thưa” với Vân. Kiều làm vậy để thể hiện sự biết ơn. Kiều luôn cho rằng nếu Vân thay mình trả nghĩa chàng Kim đó là một sư hi sinh, chịu đựng. Đồng thời Kiều cũng khôn khéo hiểu rằng khi mình đã “lạy, thưa” đầy kính cẩn như vậy có nghĩa là đã dồn Vân vào thế buộc phải chấp thuận.
          Với những lời lẽ và hành động đặt vấn đề rất khéo léo như thế của Kiều, em Vân không thể làm gì khác ngoài việc lắng nghe chị tỏ bày nguồn ngọn. Trước tiên Kiều giãi bày hoàn cảnh chớ chêu:
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Giờ đây chuyện tình yêu của Kiều thật éo le. Với các thành ngữ “đứt gánh tương tư”, “tơ thừa”, Kiều khẳng định rằng tình yêu của mình với chàng Kim đến đây là dang dở, là không thể tiếp tục, là cái “tơ thừa” mà thôi. Nhưng khó nỗi giữa Kiều và Kim còn nhiều điều ràng buộc. Vì họ đã “ngày quạt ước”, “đêm chén thề”. Những lời ước hẹn, thề nguyền như sắt đá trọi trơ giữa bốn biển thời gian làm sao xóa đi trong chốc lát.
Vằng trăng vầng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song.
 Nếu không thể ở bên Kim, Kiều là kẻ phụ nghĩa, bạc tình.  Bởi vậy Kiều trăm nỗi tơ vò, day dứt, khôn nguôi. Kiều chỉ cần nói vậy là đã đủ để Vân thấy những chớ chêu mà Kiều đang gặp phải, đủ để Vân hiểu vì sao chị phải cậy nhờ đến mình.
          Để có được sự chấp thuận của Vân, Kiều tiếp tục đưa ra hàng loạt các lý do:
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát sương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Trước hết Kiều rất khéo léo khi nhắc tới “sóng gió bất kì”. Nó là tai họa bất ngờ ập xuống cướp đi sự yên ấm của gia đình Kiều. Nó khiến Kiều phải bán mình chuộc cha, cứu cả gia đình, khiến Kiều khó có thể vẹn toàn “hiếu tình”. Nói vậy không phải là Kiều kể công. Kiều chỉ “nói xa nói gần” để Vân hiểu chị đã hi sinh vì cả gia đình, vì em bởi thế Vân giúp chị hoàn thành một tâm nguyện cũng là việc nên làm.
Lí do tiếp theo để Kiều cho rằng Vân có thể thay mình trả nghĩa là “Ngày xuân em hãy còn dài”. “Ngày xuân” ở đây có nên hiểu là tuổi xuân ? Xét về tuổi tác hai chị em không hơn kém nhau là bao. Có lẽ Kiều cho rằng việc bán mình cũng có nghĩa là kết thúc tuổi xuân, chấm dứt của cuộc đời, cũng có nghĩa là Kiều mất tự do không còn cơ hội đáp nghĩa chàng Kim. Vậy từ “xuân” đối với Kiều mang một ý nghiã rất rộng. Nó là tuổi trẻ, là cuộc đời tươi sáng, là cuộc sống tự do. Với Kiều những điều đó thật ngắn ngủi và sắp phải kết thúc.
Một lí do không kém thuyết phục nữa đó là “tình máu mủ” chị em. Kiều kêu gọi, van xin sự thương xót từ Vân. Kiều nói với Vân:
Chị dù thịt nát xuông mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
Kiều viện ra cả cái chết để buộc Vân nhận lời. Lẽ nào Vân có thể từ chối. Để ý trong đoạn trích thì thấy rằng Kiều hay nhắc đến cái chết “thịt nát xương mòn, chín suối”. Đó là những dự cảm chẳng lành hiện lên trong lời nói của Kiều. Hay bởi vì Kiều thấy tương lai quá đen tối, cảm nhận sự mất mát trong tình yêu quá lớn khiến Kiều luôn nghĩ về cái chết ?
Việc “trao duyên” còn một bước cuối cùng để hoàn tất. Đó là trao kỉ vật. Kỉ vật tình yêu ở đây có “chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền”. Có lẽ chính Kiều cũng không thể tưởng tượng được nỗi đau đớn mất mat, hẫng hụt, choáng váng khi phải tự tay trao đi những kỉ vật tình yêu lớn đến như nào. Phải đứng trong giây phút ấy Kiều mới thấm thía. Lúc này trong Kiều là một sự mẫu thuấn ngộn lên làm Kiều bấn loạn khiến kiều không còn tình táo.
 Kiều nói “duyên này thì giữ”. Duyên này là duyên nào ? Có lẽ nên hiểu đó cái duyện gặp gỡ hội ngộ của Kiều và Kim, là những kí ức tình yêu đậm sâu tha thiết giữa hai người. Kiều muốn giữ những kỉ niệm tình yêu ấy mãi là của riêng mình. “Vật này của chung” nghĩa là Kiều muốn những kỉ vật kia giờ là của chung giữa Vân- Kim-Kiều vì Kiều không muốn mất tất cả (mất người còn chút cuat tin). Hơn thế Kiều còn nói rằng:
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Hai chữ “dù em” nói ra thật lấp lửng khó hiểu. Hình như trong giây phút ấy Kiều thấy có gì đó chưa ổn, chưa phải, Kiều không biết việc trao duyên cho em là đúng hay sai. Kiều vẫn nghĩ rằng có thể việc chẳng thành. Và Kiều còn nghĩ Kim Trọng sẽ chẳng quên mình (ắt lòng chẳng quên). Đó là cái mong muốn ích kỉ của trái tim người phụ nữ khi yêu len lỏi trong câu từ. Đó là sự ích kỉ làm cho trái tim Kiểu trở nên vĩ đại.
Càng đọc kĩ đoạn trích ta lại càng thấy trong lòng trống trải, muộn phiền. Những ai oán sầu khổ của Kiều như vương vấn vào tâm hồn người đọc ám ảnh. Kiều đã dùng hết lí trí để thuyết phục Vân nhưng ta hiểu trái tim Kiều rung lên từng đợt đau khổ. Kiều vô cùng mâu thuẫn giữa trao đi và giữ lại. Đến đoạn sau ta có cảm giác như Kiều đổ sụp khi phải đối diện với sự trống rỗng hẫng hụt nơi tâm hồn. Có lẽ Kiều không thể chấp nhận sự thất ấy.
“Cạn lời hồn ngất máu say;
Một hơi lặng ngắt đôi tay giá đồng”.
                                    (Truyện Kiều)
          Qua việc phân tích 18 câu thơ đầu đoạn trích “Trao duyên” ta hiểu sâu sắc bi kịch tình yêu của Kiều. Đọc những dòng này ta càng thêm khâm phục sự tài tình trong ngòi bút Nguyễn Du. Mỗi dòng, mỗi chữ đều đượm máu và nước mắt.
Khóc thương cho những kiếp người
Khóc thương cho những cuộc đời bấp bênh
Khóc thương phận số lênh đênh
Khóc thương cho một chữ tình chia đôi
Người đi khuất bóng xa rồi
Thơ người chứa trọn TÌNH ĐỜI mênh mông.
                                                                                                                  





Related

Trao duyên 2585208391689400073

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item