Về bài "Hầu trời" (Tản Đà)
Tản Đà (1889 - 1939) Tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, Quê ông ở Sơn Tây thuộc Ba Vì, Hà Nội ngày nay. Sinh ra và lớn lên tr...
https://hocvan123.blogspot.com/2012/12/ve-bai-hau-troi-tan-a.html
Tản Đà (1889 - 1939) Tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu,
Quê ông ở Sơn Tây thuộc Ba Vì, Hà Nội ngày nay. Sinh ra và lớn lên
trong buổi giao thời, là "người của hai thế kỉ",ông học chữ Hán
từ nhỏ nhưng sau chuyển sang sáng tác văn thơ bằng chữ quốc ngữ. Với phong cách
sáng tác đầy lãng mạn, bay bổng vừa phóng khoáng, ngông nghênh lại vừa cảm
thương ưu ái - thơ văn ông được coi như một gạch nối giữa hai
thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.
Các sáng
tác chính: thơ (Khối tình con người I,II,III..), truyện (Giấc mộng con người
I,II..), tự truyện (Giấc mộng lớn..), thơ, văn xuôi (Còn chơi..)...Trong bài
viết này chúng ta sẽ bàn về tác phẩm "Hầu trời" trong tập "Còn
chơi"(1921). Một sáng tác cho ta biết được nhiều điều về thơ và con người Tản
Đà.
Bài thơ
ra đời trong hoàn cảnh khuynh hướng lãng mạn khá đậm nét trong văn
chương thời đại, xã hội thực dân nửa phong kiến tù hãm, u uất, đầy
rẫy cảnh ngang trái, xót đau.
Bài thơ được Tản Đà viết diễn biến
như một câu chuyện có chi tiết và sự kiện đầy hấp dẫn.
Đêm qua chẳng biết
có hay không
Chẳng phải hoảng
hốt,không mơ mòng
Thật hồn!Thật
phách!Thật thân thể
Thật được lên
tiên sướng lạ lùng
Điệp từ
"thật" nhấn mạnh cảm xúc của thi nhân, những câu cảm thán bộc lộ cảm
xúc bàng hoàng, câu khẳng định dường như lật lại vấn đề mơ mà như tỉnh,hư
mà như thực. Cách giới thiệu ấy đã gợi cho người đọc về một tứ
thơ lãng mạn nhưng cảm xúc là có thực. Tác giả muốn người đọc cảm
nhận được cái hồn cốt trong cõi mộng, mộng mà như tỉnh, hư mà như thật.
Cách vào chuyện đầy độc đáo và có duyên ấy làm cho câu
chuyện mà tác giả sắp kể trở nên lôi cuốn.
Rồi nhà thơ
kể về hoàn cảnh bắt đầu câu chuyện đầy li kì của mình:
Nguyên lúc canh ba
nằm một mình
Vắt chân dưới bóng
ngọn đèn xanh
Nằm buồn ngồi
dậy đun nước uống
Uống xong ấm
nước nằm ngâm văn
Vậy là cái không
gian mở đầu đã rất đầy đủ, thời gian - canh ba; không gian
- đêm khuya; hoạt động - nằm một mình, uống nước ngâm
thơ..Rất đầy đủ để đọc giả tưởng tượng ra một buổi đêm
hết sức vắng lặng, quạnh quẽ. Đó là cái nền hấp dẫn để bắt đầu
một câu chuyện lên tiên cuả nhà thơ. Vẫn những lời kể rất tự nhiên, nôm na. Cái
lý do lên trời cũng rất độc đáo mà hợp lí.
Trời nghe hạ giới
ai ngâm nga
Tiếng ngâm vang cả
sông Ngân hà
Làm trời mất ngủ
trời đương mắng
Có hay
lên đọc trời nghe qua
Mượn lời của nhà
trời để nói về tiếng ngâm của mình "vang cả sông Ngân
hà". Ở đây đã thấy lộ rõ cái tôi cá nhân đầy chất lãng
mạn bay bổng pha chút ngông trong thi nhân. Điều này càng rõ ràng khi thi
nhân đọc thơ và nói về các tác phẩm của mình
Đọc hết văn vần
lại văn xuôi
Hết văn thuyết lý
lại văn chơi
Thi nhân đọc
rất cao hứng, sảng khoái và có phần tự đắc. Thi nhân cũng kể tường tận về
các tác phẩm của mình:
Hai quyển khối
tình văn lý thuyết
Hai khối tình còn
là văn chơi
Thần tiên giấc
mộng văn tiểu thuyết
....
Giọng đọc của
thi nhân rất đa dạng, hóm hỉnh và ngông nghênh. Đoạn thơ đã cho
thấy thi nhân rất ý thức về tài năng văn thơ của minh, cũng là người táo
bạo dám đường hoàng bộc lộ cái tôi cá thể. Ông cũng rất
"ngông" khi tìm đến trời để thể hiện tài năng. Đây
cũng là khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ.
Sự độc đáo ở đoạn
thơ còn thơ còn thể hiện ở việc thi nhân tự khen thơ mình nhưng
lại để cho trời và chư tiên khen ngợi:
...
"Anh ghánh
lên đây bán chợ trơi"
Trời lại phê cho
"văn thật tuyệt
Văn trần được
thế chắc có ít
.....
Người ở
phương nào ta chưa biết.
Trời khen rất
nhiệt thành: "văn thật tuyệt, văn chuốt như sao băng..."chư tiên thì
xúc động, hâm mộ và tán thưởng: "tâm nở dạ, cơ lè lưỡi.." Đây là một
lối ngông rất đáng yêu của thi sĩ. Cả đoạn thơ đậm chất lãng
mạn. Đồng thời ở đây ta cũng thấy rõ tư tưởng thoát li của nhà
thơ - muốn chốn thoát khỏi chốn trần tục, văn thơ cuả ông chỉ xứng cho
người trời nghe, người đời không hiểu, không cảm hết được giá trị, tầm vóc
của nó.
Ở đoạn thơ
tiếp theo nhà thơ đã hiên ngang khẳng định cái tôi của mình gắn liền
với tên tuổi thật của mình:
Con tên Khắc Hiếu
họ Nguyễn
Quê ở Á
châu về địa cầu
Sông Đà núi Tản
nước Việt Nam
...
Trong văn chương
việc thể hiện họ tên trong tác phẩm chính là một cách để thể hiện cái tôi
của mình. Đó là thái độ ngông của người có tài, biết trân trọng
khẳng định tài năng của mình. Trong thời đại cuả
Tản Đà, đất nước đang mất chủ quyền, tự giới thiệu như là cách
thể hiện sự tự hào, tự tôn dân tộc. Nhà thơ còn khẳng định phong cách
ngông của mình một cách hóm hỉnh:
"Bẩm quả có
tên Nguyễn Khắc Hiếu
Đày xuống hạ giới
vì tội ngông"
Trong
cuộc đối thoại với tưởng tượng với nhà trời nhà thơ còn khẳng định
trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả của mình là lo việc "thiên lương".
Phải chăng đó cũng là lời khẳng định về thiên chức của những người
cầm bút. Đây là tình huống được tác giả xây dựng đầy hợp lí để
có cơ hội giãi bày về cái nghề của mình.Thi nhân kể về cuộc sống - đó là
một cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, ở trần gian
không tìm được tri âm phải lên cõi trần để thỏa nguyện nỗi lòng:
Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó
Trần gian thước đất cũng không có
...
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó
...
Nhà thơ Tản Đà được coi là người đặt nền móng cho thơ hiện đại không
chỉ bởi hơi thở mới mẻ trong thơ ông, cái tôi hiên ngang trong các áng văn thơ
của ông mà còn bởi ông là người đầu tiên “mang văn chương ra bán phố phường”.
Qua đoạn
thơ ấy ta thấy hiện lên một bức tranh đầy chân thực và cảm động về cuộc sống của
người nghệ sĩ trong xã hội bấy giờ, một cuộc sống cơ cực, không tấc đất cắm ruì,thân
phận bị rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn...Cả đoạn văn là cảm hứng hiện thực bao trùm.
Ở đây nhà thơ cũng ý thức rất rõ về trách nhiệm của mình là truyền bá
thiên lương. Điều đó giúp ta chứng tỏ Tản Đà lãng mạn chứ không thoát li hoàn
toàn. Ông vẫn ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ với đời là góp phần đem lại cuộc
sống ấm no hạnh phúc hơn. Đó là sự khẳng định mình trước cuộc đời, khao khát được
gánh vác việc đời.
Với
hầu trời Tàn Đà đã đem lại cho văn học Việt nam đầu thế kỉ một luồng không khí
mới. Qua một câu truyện tưởng tượng đầy hào hứng. Ta đã thấy một cái tôi ngông
nghênh, hào hoa và cái tôi cô đơn bế tắc trước thời vận. Thi sĩ cũng đã tự tin
khẳng định tài năng nói lên quan điểm văn chương thực hiện thiên lương của mình.
Viết văn hay làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn là xứ mạng mà trời đã giao cho nhà thơ.
Với
cách kể truyện hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc, ngôn ngữ thơ tinh tế, gợi
cảm, cảm xúc tự nhiên phóng túng trong thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do
đã cho ta một tuyệt tác thi ca kì diệu.
Tản Đà
- một con người xứng đáng để người đời tôn kính với những gì ông đã đóng góp
cho cuộc đời và văn học.
Văn
chương thời nôm na
Thú
chơi có sơn hà
Ba vì
ở trước mặt
Hắc
giang bên cạnh nhà.