Tản Đà trong vai trò một nhà báo

                 Tản Đà sinh ngày 20 tháng 4 năm Kỉ Sửu tại làng Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây cũ - làng nhỏ ven sông Đà, nay thuộc xã Sơn Đà, hu...

   
            Tản Đà sinh ngày 20 tháng 4 năm Kỉ Sửu tại làng Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây cũ - làng nhỏ ven sông Đà, nay thuộc xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội.
Tản Đà là nhà thơ lớn, nhà báo nổi tiếng của nước ta trong những thập niên 20 -30 thế kỉ XX. Tản Đà nhập cuộc với làng báo bắt đầu từ tờ Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh để rồi suốt một phần tư thế kỉ ông lao vào vào sự nghiệp báo chí và trở thành một nhà báo chuyên nghiệp.
 Năm 1921 Tản Đà chủ bút tờ Hữu Thanh tạp chí do Hội tương tế thương mại và Kỹ nghệ chủ trương, một tháng ra hai số. Mở đầu tạp chí Tản Đà có bài thơ, trong đó có câu:
Tạp chí ra đời gọi "Hữu Thanh"
Chim tìm tiếng bạn mượn đề danh
....
Ngoài bìa tạp chí vẽ ba cô gái Bắc, Trung, Nam và đề bài thơ:
Trung Nam Bắc chị cung em
Chi em trông đó con chim gọi đàn
                               Chim kia còn biết gọi đàn
                          Chút tình hữu ái chị bàn cùng em
Hợp tác với tạp chí được sáu tháng, Tản Đà xin từ chức do bất đồng trong phương hướng nội dung với những người sáng lập ra nó.
Sau đó Tản Đà làm việc cho tờ Đông Pháp thời báo trong thời gian ngắn là bốn tháng rưỡi.
Sự nghiệp báo chí của ông gắn bó chủ yếu với tờ báo của chính ông. Ngày 1/7/1926 tờ An Nam tạp chí ta đời do Tản Đà chủ trương.Trên số 1 Tản Đà có bài thơ "Sông Cái, chiếc thuyền nan" nói lên sự nghiệp lớn lao, gian nan, rộng lớn như sông mà sức mình nhỏ bé như chiếc thuyền nan nhưng nghị lực và niềm tin thì rất dồi dào.Tạp chí ra được 10 số thì bị đình bản do nội dung phạm đến nền thống trị thực dân Pháp. Sau đó tạp chí này chuyển trụ sở nhiều lần nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại bị dừng. Cuối cùng tạp chí đổi khổ ra số mới . Số 1 ra ngày 1/9/1932. Trong đó Tản Đà có bài cảm tác đầy lạc quan:
Khóc ai riêng cũng mừng cho
An nam tạp chí cơ đồ còn đây
....
Nhưng đến số 9 thì lại bị đình bản, lần này thì dừng hẳn.Năm lần lần tờ báo chết đi sống lại, điều đó cũng cho thấy lý tưởng và nghị lực kiên định của Tản Đà.
Nước non đã nặng lời nguyền
An Nam tạp chí con thuyền lênh đênh
An nam tạp chí chủ yếu là tờ báo văn chương xã hội, do thiếu tiền, thiếu cộng tác viên nên Tản Đà phải viết rất nhiều, có số phải viết tới 11 bài.Cuối đời nhìn lại nhà thơ viết:
Khi làm chủ bút lúc viết mướn
Hai chục năm dư cảnh khốn cùng
Bài thơ cuối cùng nhà thơ gửi đăng báo Ngày nay số xuân 1939 mở đầu bằng hai câu thơ đậm phong cách Tản Đà:
 Tin xuân đến ngọn cây đào
Bảo cho hoa biết ra chào chúa xuân
Tản Đà xác định thiên chức của người làm báo "Các báo quán đã là một đội quân tiên phong trong trận tiến thủ của xã hội...Một ngọn bút sắt tung hoành có liên quan đến vận hệ của đồng bào 25 triệu...". Về tâm đức của nhà văn Tản Đà viết "..ai đã để tâm vào báo giới, tuy là cái thời giờ eo hẹp, cái cảnh ngộ khó khăn song cũng phải gắng sức thật lòng để làm hướng đạo cho công chúng. Cái trách nhiệm càng to bao nhiêu cái tâm càng phải tế bấy nhiêu.." 
          Ngày 20/4 năm Kỉ mão Tản Đà chút hơi thở cuối cùng trong cảnh nghèo khổ. Những đóng góp của ông cho nền văn học nói chung và báo chí nói riêng thực rất đáng để người đời chân trọng tôn vinh.


Related

Tản Đà 8322308158071686980

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item