Các nội dung ôn tập trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (NMC)
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA I. ĐVĐ - Người mở đường tinh anh và tài năng (Nguyên Ngọc) - Thiên chứ...
https://hocvan123.blogspot.com/2018/04/cac-noi-dung-on-tap-trong-tac-pham.html
CHIẾC THUYỀN
NGOÀI XA
I.
ĐVĐ
-
Người mở đường
tinh anh và tài năng (Nguyên Ngọc)
-
Thiên chức của
nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con
người” (Nguyễn Minh Châu)\
II.
GQVD
1.
Tác giả:
Trước thập kỉ 80 ông là ngòi bút sử thi có thiên hướng
trữ tình lãng mạn. Từ đầu thập kỉ 80 đến khi mất ông chuyển hẳn sang cảm hứng
thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
2.
Tác phẩm.
-
Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập Bến Quê (1985) sau chuyển sang tập
truyện cùng tên “Chiếc thuyền ngoài xa” (1987)
-
Tình huống
truyện: Tình huống nhận thức của Phùng.
+ Lần 1: Phùng phát hiện ra bức tranh thiên nhiên
tuyệt đẹp. Lúc ấy Phùng đồng tình với quan điểm “bản thân cái đẹp chính là đạo
đức”.
+Lần 2: Phát hiện ra cảnh bạo lực trong gia đình người
hàng chài, Phùng nhận thức “không phải cái đẹp lúc nào cũng là đạo đức”. Nguyên
nhân của bạo lực gia đình chính là nghèo đói.
+Lần 3: Chứng kiến cảnh giải quyết của Đẩu khuyên
người đàn bà hàng chài bỏ chồng. Điều này không hợp lí, Phùng nhận thức “pháp
luật phải gắn liền với cuộc sống”.
ð Thông điệp về cách nhìn nhận cs, con người: một cách
nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vỏ bọc bên ngoài của
hiện tượng.
-
Ý nghĩa nhan đề:
+Chiếc thuyền ngoài xa – đó là chiếc thuyền nghệ thuật
ẩn dụ cho nghệ thuật. Nhưng chiếc thuyền ấy ở ngoài xa nghĩa là nhà văn muốn ẩn
ý nói rằng nghệ thuật dường như vẫn còn quá xa với hiện thực đời sống. Chưa
tiến lại gần cs. Đối lập với chiếc thuyền ngoài xa là chiếc thuyền khi cập bến.
Bước ra từ chiếc thuyền ấy là hiện thực cs gân guốc, xù xì, trần trụi đến ồn
ào, kì lạ, kì quái đối lập với vẻ đẹp ban đầu. Điều đó nói lên rằng – nghệ
thuật là cái đẹp hào nhoáng trong giây lát, cái đẹp ngắn ngủi nếu nó không gắn
liền với cs.
3.
Nội dung.
a.
Người đàn bà hàng chài.
-
Điền hình cho nỗi thống khổ của người làm nghề chài
lưới.
Người đàn bà hàng chài xuất hiện trong truyện với một ngoại hình xấu xí, thô kệch “người đàn
bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn
với những đường nét thô kệch”. Điểm đáng chú ý là khuôn mặt của chị với những
nét khó coi: “Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái
ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Ở chị còn phơi lộ sự nghèo đói, nhếch nhác:
“Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng”. Người đàn bà ấy
dường như bị bủa vây bởi cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói – đông con – thuyền chật. Theo lời kể của chị hồi nhỏ chị
đã là một đứa con gái xấu xí, lại rỗ mặt. Theo năm tháng càng lớn, càng trở nên
khó nhìn. Vì xấu không ai lấy nên chị trót có mang với anh hàng chài vẫn thường
đến nhà chị mua bả về đan lưới. Từ đấy, chị gắn mình với cuộc sống sông nước.
Cs nghèo khổ, thuyền chật, đông con “nhiều lần biển động phải ăn xương rồng
luộc chấm muối”. Người đàn bà ấy phải trải qua nhiều lần sinh nở với “một sắp
trên dưới mười đứa con”. Không gian sống là một com thuyền vó lưới chật hẹp.
Không chỉ vậy chị còn bị hành hạ vũ phu,
thường xuyên bởi chính anh chồng của mình. Vì túng quẫn, nghèo đói, thất
học, lạc hậu. Lão chồng chị từ một anh con trai “hiền lành nhưng cục tính” đã
trở thành một kẻ vũ phu, lỗ mãng. Hắn đã lấy phương pháp đánh vợ để giải tỏa
những bế tắc cuộc sống. Lão hành hạ chị “ba ngày một trận nhẹ. Năm ngày một
trận nặng”. Chính Phùng đã chứng kiến cảnh bạo lực phi nhân tính đó: “lão đàn
ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay….chẳng nói chẳng rằng trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng
chiếc thắt lưng quật tới tập vào lưng người đàn bà”. Lão đánh bằng cả sức lực
của lão, đánh như để hả cơn giân: “thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken
két……Máy chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Những hành hạ
tàn nhẫn ấy không chỉ gây ra nỗi đau đớn vô hạn về mặt thể xác mà còn tạo ra
nỗi đau đớn nhục nhã về tinh thần. Bởi người thường xuyên hành hạ mụ không phải
ai khác chính là người mà mụ đã yêu thương gắn bó. Hơn nữa những hành vi ấy còn
làm rạn vỡ niềm tin, tổn thương tâm hồn những đứa trẻ. Và điều ấy làm bà đau
đớn hơn nhiều lần nỗi đau thể xác. Cái ác, số phận đen đủi dường như đã dồn
người đàn bà ấy đến chân tường.
-
Kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn cao cả, cảm động của
người phụ nữ.
Chị là một
người phụ nữ bao dung, độ lượng, vị tha.
Trong suốt câu chuyện dài dằng dặc của đời mình, tuy khó khăn nhưng người đàn
bà không tỏ ra oán giân chồng, ngược lại còn bênh vực chồng bởi chị cho rằng
lão chồng chị không xấu. Vì “trước kia
là một anh con trai hiền lành nhưng cục tính”. Từ ngày lấy chị vì cuộc sống
khốn khỏ vất vả cho nên lão chồng xem việc đánh vợ là một phương thức giải tỏa
những bức bí của cuộc đời.: “Cứ mỗi lần thấy khổ qua là lão lại xách tôi ra
đánh” Như vậy chị là người rất hiểu chồng thương chồng. Thì ra chồng chị là nạn
nhân của sự nghèo đói thất học, hắn vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận
vì hắn gây ra biết bao đau thương cho người thân , đáng thương vì hắn là nạn
nhân của đói nghèo thất học. Chị hiểu chồng như thế. Đó là sự thấu hiểu và cảm
thông. Khác hẳn với điểm nhìn của Phùng. Phùng chỉ thấy ở hắn sự “độc ác, tàn
nhẫn”. Còn Đẩu thì thấy hắn thật “man rợ”, “cả nước không có lấy một người như
hắn”. Và thằng Phác cũng vậy. Nó chỉ thấy bố nó là một người vũ phu, đáng căm
giân. Nhờ thế NMC đã cho chúng ta một điểm nhìn hoàn toàn khác, đáng trân trọng
từ người đàn bà.
Chị sẵn sàng
nhận mọi thua thiệt, tội lỗi về mình.
Chị chấp nhận phần thua thiệt về mình như một sự sám hối: “cũng tại đàn bà ở
thuyền chúng tôi đẻ nhiều quá…..giá chúng tôi đẻ ít đi”. Chị luôn chắt chiu nâng niu niềm vui hạnh phúc gia đình nhỏ bé. Trước
câu hỏi của Phùng “cả cuộc đời chị có lúc nào thật vi không?” Chị khẳng định:
“Có chứ! Đó là khi thấy đàn con tôi được ăn no. Vả lại trên thuyền cũng có lúc
vợ chồng con cái hòa thuận vui vẻ”. Thì ra ở người đàn bà ấy lẽ sống đã vô cùng
sáng tỏ.
-
Lòng thương con vô hạn, tình mẫu tử cảm động thiêng
liêng.
Chị gồng mình gánh chịu đòn roi của chồng là bởi vì
những đứa con: “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống
cho mình như ở trên đất được”. Chỉ hiểu rằng bất kì một cuộc hôn nhân tan vỡ
nào thì buồn đau nhất chính là những đứa con. Bởi có bố thì mất mẹ, có mẹ thì
mất bố, gia đình chia đàn xẻ ghé. Một gia đình hạnh phúc là có đầy đủ mọi thành
viên dù gia đình ấy đây đó vẫn còn những khiếm khuyết. Vì thương con mà chị
quặn lòng gửi thằng Phác lên ở với ông ngoại nó. Vì thương con và để tránh sự
tổn thương cho những tâm hồn thơ bé nên chị đã bảo lão chồng “có đánh thì đưa
chị lên bờ mà đánh”. Chính tình mẫu tử thiêng liêng cao thượng đã chắp cánh cho
chị, đưa đàn con bay vút lên trên sự cơ
cực đói kém nhọc nhằn và lam lũ. Chị chắt chiu dành dụm những niềm vui nhỏ nhất
để khỏa lấp những nỗi đau, để xoa dịu nỗi đời cay cực. Tấm lòng của người mẹ ấy
thật đáng trân trọng.
-
Thâm trầm sâu sắc thấu hiểu lẽ đời.
Người đàn bà ấy dễ dàng nhận ra sư đơn giản, ngây thơ
trong cách nhìn nhận về con người và cs của Phùng và Đẩu. Chị cảm ơn lòng tốt
của Phùng và Đẩu nhưng cũng thẳng thắn, chân thật phê bình họ “Lòng các chú
tốt. Nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được
cái việc của người làm ăn lam lũ khó nhọc”. Không chỉ vậy, chị còn nhấn mạnh:
“Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào
là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”. Với Đẩu
và Phùng lòng tốt của các anh là muốn người đàn bà kia bỏ chồng để tránh bị đòn
roi. Nhưng người đàn bà thấu hiểu lẽ đời và sâu sắc ấy đã lí giải cho họ: “đám
đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chòe chống khi
phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục
đứa”. Giả sử Phùng và Đẩu bắt được người đàn bà ấy bỏ chồng thì hóa ra lòng tốt
của các anh lại biến các anh thành tội đồ bởi các anh đã đẩy người đàn bà và
những đứa nhỏ đến chỗ thê thảm của cs. Ở gần cuối câu chuyện, khi Phùng đi lang
thang dọc biển rồi quay trở lại vùng đầm phá trong cơn giông gió nổi lên, Phùng
đã nhìn thấy giữa mặt phá mênh mông, giữa lúc tất cả con thuyền khác vào nơi
trú ẩn an toàn thì vẫn còn chiếc thuyền lưới vó dập dềnh chao đảo trong bão gió
và sóng dữ. Thử hỏi nếu không có người đàn ông trên chiếc thuyền ấy thì số phận
chiếc thuyền ấy sẽ ra sao? Cs của người đàn bà và những đứa nhỏ sẽ như thế nào?
Nghệ thuật:
-
Tình huống truyện
mạng tính khám phá nhận thức phát hiện đời sống.
-
Ngôn ngữ kể
truyện khách quan giaud tính thuyết phục mang đến nhiều bất ngờ thú vị và
thương cảm lẫn cảm phục.
-
Nhân vật được đặt
trong những tình huông khác nhau; được khắc họa khách quan chân thực, vừa có cá
tính sắc nét, vừa có tính điển hình; ngôn ngữ nhân vật sinh động phù hợp với
tính cách.
Hiện thân của
vẻ đẹp về đức hi sinh, lòng nhân ái bao dung của người phụ nữ VN. Lên án
đấu tranh với cái ác vẫn tồn tại trong từng gia đình. Phát hiện ca ngợi phẩm
chất tốt đẹp của người lao động.Đặt ra trách nhiệm cho đông đảo tầng lớp văn
nghệ sĩ phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều bởi “con người thì đa đoan, cuộc
đời thì đa sự”.
b. Nhân vật
Phùng
“Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu,
dù có là tiểu thuyết hay truyện ngắn, cốt truyện thường không đóng một vai trò
nào đáng kể. Nhà văn tập trung chú ý vào thân phận con người, tính cách nhân
vật và đã huy động vào đấy tâm hồn đa cảm dồi dào ấn tượng tươi mới và xúc động
về cuộc sống, bút pháp chân thực và một giọng văn trữ tình trầm lắng ấp áp”
(Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới cách nhìn về con
người, T.C Văn học,1993, số 3, tr.20).
Nhân vật Phùng trở về với mảnh đất từng chiến
đấu, một người lính năm xưa giờ là phóng viên ảnh trở về ghi lại những vẻ đẹp
cuộc sống đời thường cho bộ ảnh lịch quê hương đất nước, phản ánh cuộc sống lao
động khoẻ khoắn tươi rói của những con người dựng xây đất nước, đi tìm vẻ đẹp
bí ẩn của màn sương buổi sáng bổ sung cho tấm ảnh lịch hoàn chỉnh (!). Thế
nhưng, những gì anh chứng kiến đã khiến anh và những người bạn của mình nhận ra
một sự thật gắn với cuộc sống của những người dân chài lam lũ:
Không chỉ là một nhân vật đơn thuần như Đẩu, Phùng là
người kể chuyện xưng “tôi”. Bởi thế ít nhiều sẽ mang quan điểm tư tưởng của nhà
văn trong cách nhìn nhận cs, con người.
- Phùng là một người nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, nhạy
cảm trước bất hạnh của con người.
+Trước vẻ đẹp chiếc thuyền.
Phùng
đang đứng trước cảnh biển sớm khi mặt trời mới thức dậy qua đám mây ánh
hồng.Phùng bộc lộ rung động trước “ Một cảnh đắt trời cho” mà “ suốt đời cầm
máy chưa bao giờ thấy”. Nó đẹp “ như bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời
cổ” Cảnh đó được nhìn từ xa nên “ Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu
sương mù trắng như sữa có pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Tất cả
khung cảnh ấy nhìn qua đôi mắt của người nghệ sĩ.Anh khẳng định “ toàn bộ khung
cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp,một vẻ đẹp thực đơn giản và
toàn bích”.Phùng thực sự rung động “ Đứng trước nó tôi trở nên bối rối.Trong
trái tim như có cái gì bóp thắt vào” và “ phát hiện ra khoảnh khắc trắng ngần
của tâm hồn”. Phùng là một nghệ sĩ trên đường săn tìm cái đẹp.Anh thực sự biết
quan sát lựa chọn cái đẹp của thiên nhiên,cảnh vật,con người.Sự rung động của
người nghệ sĩ đã đến đúng lúc.Sự rung động thực sự khi đứng trước cái đẹp.Cái
đẹp tự nhiên “ đắt giá”, “trời cho”,mới thực sự làm rung động lòng người. Từ
đây, ta thấy người nghệ sĩ phải là người phát hiện và mang cái đẹp đến cho đời.
Phùng còn nhận ra trong suy nghĩ của mình “ chẳng biết ai đó lần đầu phát hiện
ra bản thân cái đẹp là đạo đức”.Đó là cái đẹp phải kết hợp với cái tâm,cái tài
kết hợp với cái thiện.
+ Khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình.
+ Khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình.
Từ chiếc thuyền đẹp như mơ,
Phùng thấy bước ra một đôi vợ chồng làng chài mệt mỏi, xấu xí, thô kệch.. “
Người đàn bà đứng lại, đưa cặp mắt nhìn xuống chân”. “ Lão đàn ông lập tức trở
nên hùng hổ,mặt đỏ gay,lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguỵ
ngày xưa, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy, dùng cái thắt
lưng quật tới tấp lên lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm
răng ngiến vào nhau ken két.Cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái
giọng rên rỉ đau đớn “ Mày chết đi cho ông nhờ.Chúng mày chết đi cho ông nhờ”.
“ Người đàn bà có vẻ cam chịu nhẫn nhục không hề kêu một tiếng,không chống
trả,cũng không tìm cách trốn chạy. Bạo lực trong gia đình thuyền chài ấy diễn
ra thường xuyên “ Ba ngày một trận nhẹ,năm ngày một trận nặng”. Bạo lực gia
đình là vấn đề tồn tại trong xã hội.Lần thứ nhất khi chứng kiến cảnh ấy Phùng
“đứng há hốc mồm ra mà nhìn” rồi anh “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào
tới”. Hành động đó cho thấy người nghệ sĩ ấy đã đặt cuộc đời lên trên nghệ
thuật. Qua đó anh cũng nhận thực được rằng “bản thân cái đẹp không phải bao giờ
cũng là đạo đức”. Lần thứ 2 thì Phùng đã không còn bình tĩnh được nữa. Anh đã
“nện cho hắn một trận ra trò”. Không phải bằng đôi bàn tay của người nghệ sĩ nhiếp
ảnh mà là đôi bàn tay của một người lính đã hơn mười năm chiến đấu để bảo vệ
vùng đất này. Hành động đó của Phùng thể hiện rõ sự bất bình phẫn nộ của anh
trước sự vũ phu tàn nhẫn của con người nói chung. Anh luôn bênh vực và tìm cách
bảo vệ sự lương thiện, cái đẹp ở đời. Không chỉ bênh vực bảo vệ, Phùng còn có
một tấm lòng trắc ẩn trước những bất hạnh khổ đau của số kiếp con người. Câu
hỏi “Cả đời chị có lúc nào thật vui không?” cho thấy sự xót xa, ái ngại, cảm
thông của Phùng trước cảnh sống của người đàn bà hàng chài.
+ Khi nghe câu nói của người đàn bà.
Khi nghe được câu nói của người
đàn bà hàng chài “quý tòa bắt tội con cũng được, bỏ tù con cũng được nhưng đừng
bắt con bỏ nó”. Phùng bỗng cảm thấy gian phòng “lồng lồng gió biển của Đẩu trở
nên ngột ngạt như bị hút hết không khí”.Có thể hiểu đó là sự bất bình trước
thái độ sống nhẫn nhục cam chịu của người đàn bà hàng chài.
- Cái nhìn đơn giản dễ dãi về con người và cuộc sống và sự bất lực
trong việc giải phóng con người.
Phùng cũng như Đẩu có cái nhìn
khá đơn giản dễ dãi về cs và con người. Thể hiện trong việc họ khuyên đàn bà
hàng chài bỏ chồng. Đó là cách giải quyết có phần công thức, sách vở. Thực tế
cách giải quyết ấy không những không thể giúp cho cuộc sống của người đàn bà
tốt hơn mà còn đầy gia đình ấy vào bi kịch phải tan vỡ. Bởi vậy người đàn bà
hàng chài đã thẳng thắn phê bình Phùng và Đẩu, phê bình cái nhìn đơn giản và
phiến diện của họ. họ “Lòng các chú tốt.
Nhưng các chú đâu có phải là người làm ăn…cho nên các chú đâu có hiểu được cái
việc của người làm ăn lam lũ khó nhọc”. Không chỉ vậy, chị còn nhấn mạnh: “Là
bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là
nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông”. Không những thế, Phùng còn khá định kiến trong cách đánh giá con
người. Câu hỏi “Lão ta hồi trước bảy lăm có đi lính nguy không?” như một sư áp
đặt đầy công thức tính cách con người. Phùng nghĩ có lẽ bởi lão ta đi lính ngụy
nên mới đánh vợ bằng chiếc thắt lưng của lính ngụy, và cũng bởi đi lính ngụy
nên mới tàn nhẫn và vũ phu như thế. Nhưng sự thật không đơn giản như vậy.
-
Bất lực trong việc giải phóng con người khỏi nghèo
đói, túng quẫn và bạo lực gia đình.
Phùng nỗ lực hành động giúp người đàn bà hàng chài.
Phùng đã nện cho gã đàn ông vũ phu kia một trận ra trò. Tuy nhiên cảnh bạo lực
vẫn tiếp diễn nhiều ngày sau đó. Cách giải quyết của Phùng có phần giống với
Phác. Cách giải quyết ấy không những không làm bạo lực giảm bớt mà thậm chí còn
gia tăng. Trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, những người người lính như
Phùng và Đẩu nhận thức rằng “phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực
phản cách mạng”. Đó là con đường duy
nhất dẫn đến thắng lợi. Nhưng trong cuộc chiến chống lại nghèo đói và bạo lực
gia đình thì cách giải quyết ấy đã dẫn đến những thất bại. Nó cho thấy ít nhiều
sự bế tắc của Phùng trong nỗ lực giải thoát cho người đàn bà. Phùng có lòng
tốt, có thiện chí, đặc biệt có sự ủng hộ của pháp luật công minh nhưng vẫn
không thể giải phóng cho người đàn bà, cho những đứa trẻ khỏi cảnh sống ấy.
Phùng là một người lính đã hơn 10 năm chiến đấu để bảo vệ vùng đất, vùng biển
này nhưng anh không thể bảo vệ người đàn bà kia khỏi bạo lực. Qua đây tác giả
NMC muốn khẳng định với đọc giả cuộc chiến chống lại nghèo đói, bạo lực là một
cuộc chiến cam go, quyết liệt và lâu dài hơn cả cuộc chiến chống giặc ngoại
xâm. Nếu chỉ dựa vào lòng tốt và luật pháp thôi thì chưa đủ.
- Sự vỡ lẽ
trước những nghịch lý, uẩn khúc của cuộc đời và quá trình nhận thức.
+ Về người đàn bà: Qua những lời giãi bày rất chân tình của người đàn bà hàng chài, Đẩu và
Phùng đã “vỡ ra”nhiều điều
mà trước đây họ chưa hề biết về chị :Các anh đã nhận ra đằng sau cái vẻ cam
chịu, nhịn nhục, đáng thương của người đàn bà hàng chài là cả một tấm lòng vị
tha và giàu đức hi sinh của chị. Chị nói: “đàn
bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Các
anh cũng nhận ra lí do chị không thể bỏ người chồng vũ phu và độc ác đó thật có
lí. Điều đó chứng tỏ chị là một người phụ nữ sâu sắc và từng trải: Chị đã cho
các anh biết:“đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn
ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con mà
nhà nào cũng trên dưới chục đứa”. Chị còn cho các anh biết thêm: trong đau
khổ triền miên chị vẫn có được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi. Chị nói:“Vui
nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…”, “trên chiếc thuyền
cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”
+ Về nghệ thuật: Sau buổi nói chuyện với người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, nhận
thức của Đẩu và Phùng có nhiều thay đổi. Với Phùng, anh nhận ra một điều vô
cùng thấm thía của một người nghệ sĩ làm nghệ thuật, đó là: Đừng vì nghệ thuật mà
quên đi cuộc đời, bởi “nghệ
thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời”.Trước khi là một nghệ sĩ
biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn
trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với
con người. Chính vì vậy mà Phùng đã xông ra buộc người đàn ông chấm dứt hành
động độc ác với người vợ của hắn. Anh đã suy nghĩ rất nhiều về gia đình người
đàn bà hàng chài, đã cùng với Đẩu tìm cách giải quyết những bất công ngang trái
trong gia đình của chị. Người nghệ sĩ
không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người
trong mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều thì mới phản ánh đúng về con người và
cuộc sống.
+ Về cuộc sống:
Phùng hiểu rằng trong cuộc đời để tồn tại, để mưu sinh có những nghịch lí mà
con người buộc phải chấp nhận. Phùng hiểu hơn về Đẩu cũng như nhìn ra những hạn
chế của lòng tốt và luật pháp.
+ Về chiếc thuyền ngoài xa: Đặc biệt anh đã có những nhận thức mới mẻ về chiếc thuyền
ngoài xa. “Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng
nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương
mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ
tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà
vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng
vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ
bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong
đám đông”. Hiển ngôn, thì nó là một kỷ niệm. Tác giả vẫn nhớ như in cả màu hồng
hồng của sương mai, cả hình ảnh người đàn bà vùng biển gặp hôm ấy dù trước mắt
đang là bức ảnh đen trắng chụp tĩnh vật. Nhưng ngẫm đến nghĩa hàm ẩn mới thấy
nó có lý đến lạ. Với cách chỉ đạo làm nghệ thuật của trưởng phòng và với ống
kính máy ảnh, lăng kính chủ quan của Phùng thì chuyện đen trắng hoá ửng hồng
hay rực hồng cũng đâu có gì lạ. Vẫn là cái quan niệm về ranh giới tuyệt đối,
bất biến của thời chiến theo kiểu bên ta, bên địch được bê nguyên vào làm nghệ
thuật thành đen-trắng. Trong khi cuộc sống đa sự, đa sắc màu mà lắm khi màu
sáng còn bị khuất lấp bởi màu xám xịt, màu tro than… đáng ra phải cáo chung ở
những quan niệm cũ kỹ. Bởi thế màu hồng kia là một sự đồng điệu tất yếu cho
cách làm nghệ thuật ấy.
Thế còn khi
nhìn lâu bức ảnh tĩnh vật Phùng lại thấy người đàn bà ấy bước ra…? Vậy thì nghệ
thuật không tách rời được cuộc sống hay là cuộc sống không chấp nhận cái kiểu
nghệ thuật đóng khung, ép phẳng mọi chuyện đây? Đọc lại ở phần trên ta thấy,
khi mới đến làng chài này, Phùng vẫn còn yên tâm với cảm hứng ngợi ca. Vẫn nhìn
thấy sức sống của số đông ở khắp những nơi anh để mắt tới: từ cậu bé lên năm
khoẻ khoắn ném phoi bào, đến cảnh người ta xếp hàng dọc ghé vai hạ thuỷ những
con thuyền mới đóng. Rồi sau đó, chẳng biết cơ duyên nào mới khiến cho anh lạc
vào một số phận riêng của một con thuyền, một gia đình, một cảnh ngộ người đàn
bà miền biển… Có điều, đến đoạn hồi tưởng cuối truyện ngắn này anh cho số phận
oái oăm ấy “bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong
đám đông”. Hai chữ “hoà lẫn” ấy mới đáng sợ làm sao. Mụ đã tái hoà nhập được
vào cái cuộc sống của đám đông đầy vui tươi vừa nhắc đến ở trên hay số phận ấy
bị lẫn, bị lấp vào đám đông như một sự bỏ rơi. Hiểu thế nào cũng đúng khi bài
toán với những dữ kiện: con thuyền bé nhỏ, một đàn con và ông chồng (đáng tội)
không biết uống rượu mà chỉ biết xả cái cơ cực ấy lên thân xác vợ… chưa có lời
giải. Nếu khi “ngắm kỹ”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng thấy mù màu thực sự vì cứ quẩn
quanh từ đen, trắng đến hồng mà không nhìn ra được cuộc đời đa sắc diện. Thì
đến đây, hình ảnh người đàn bà “hoà lẫn” vào đám đông cũng đủ nói lên rằng, đôi
mắt của anh đã mờ nhoè. Một đôi mắt đáng bỏ đi. Phùng từ nghệ sĩ có bức ảnh
đáng giá đến một người thưởng thức có ý nghĩ quái gở.
Cùng với
Nhĩ trong Bến quê, hoạ
sĩ trong Bức tranh, nghệ
sĩ nhiếp ảnh trong Chiếc
thuyền ngoài xa đã góp thành
một kiểu nhân vật hay “nghĩ quẩn” của Nguyễn Minh Châu. Họ sống chỉn chu mà cứ
thấy day dứt. Cứ thấy cuộc đời mình đáng ra đã gói lại được rồi mà liệu có nên
mở ra làm lại không? Chỉ biết rằng, với cái ý nghĩ quái gở ấy đã giúp cho Phùng
thoát tội vô tâm với nghệ thuật. Cứ cho là một gợi ý đến một nhận thức về cách
làm nghệ thuật khác, tuy mơ hồ, muộn màng nhưng vẫn đủ sức phá đi lối làm nghệ
thuật cũ bằng một tuyên ngôn còn kín đáo như thế.
III. KTVĐ:
- “Chiếc
thuyền ngoài xa” là một hình
ảnh ẩn dụ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật phải gắn bó
với cuộc đời, phải đi sâu vào cuộc đời chứ không thể nhìn nó một cách hời hợt
bên ngoài, hay nhìn nó “ngoài xa”. Ở xa thì nhìn thấy nó rất đẹp, nhưng khi đến
gần, hoặc đi sâu vào bên trong mới phát hiện biết bao điều oái oăm, ngang trái.
- Từ đó, tác giả muốn gởi gắm quan
điểm nghệ thuật của mình: người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn giản,
cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa dạng, nhiều chiều.