Phân tích tác phẩm Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
1. Tác giả: Chế Lan Viên là bút danh của nhà thơ Phan Ngọc Hoan (1920-1989). Trước 1945. Chế Lan Viên nổi tiếng với tập thơ “Điê...
https://hocvan123.blogspot.com/2020/01/phan-tich-tac-pham-tieng-hat-con-tau.html
1. Tác giả:
Chế Lan Viên là bút danh của nhà thơ Phan Ngọc Hoan (1920-1989).
Trước 1945. Chế Lan Viên nổi tiếng với tập thơ “Điêu tàn” (“Thung
lũng đau thương”). Sau 1945, ông nổi tiếng với tập “Ánh sáng và phù sa” (“cánh
đồng vui”).
Phong cách: Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng, mang vẻ
đẹp trí tuệ, hình ảnh luôn mới lạ, ngôn ngữ sắc sảo.
2.
Tác phẩm
a.Xuất xứ: Tiếng
hát con tàu viết trong thời kỳ miền Bắc xây dựng XHCN, đặc biệt năm
1958 có đợt kêu gọi đồng bào miền xuôi lên vùng núi Tây Bắc đi xây dựng vùng
kinh tế mới. Tác phẩm được rút ra từ tập thơ “Ánh sáng và phù sa”.
b. Ý nghĩa nhan đề Tiếng
hát con tàu:
Trước 1945, “với tập thơ “Điêu tàn”, Chế Lan Viên xuất
hiện giữa làng thơ Việt Nam
như một niềm kinh dị” (Hoài Thanh). Trong các nhà thơ mới “Thế
Lữ muốn thoát lên tiên, Lưu Trọng Lư phiêu lưu trong trường tình, Xuân Diệu đốt
cảnh bồng lai xua mình về hạ giới”, còn họ Chế trốn tránh cuộc đời
trong “tinh cầu giá lạnh”:
Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền đau khổ với buồn lo
Chế Lan Viên đắm chìm trong suy tư vô trong “thế giới điêu
tàn”, thế giới của “muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi”. Nhưng
sự thành công của CMT8 như một luồng gió mới thổi vào tâm hồn con người, vào
tâm hồn người nghệ sĩ, đã làm phục sinh tâm hồn tưởng chừng như đã vụt tắt của
họ. Và từ đó Chế Lan Viên đã tìm cho mình một niềm vui mới và lẽ sống mới
bằng “Ánh sáng và phù sa”. Đó cũng chính là lúc Chế Lan Viên
từ bỏ “tinh cầu giá lạnh”, từ bỏ nỗi cô đơn, đưa cái tôi hòa
nhập vào cuộc đời rộng lớn của nhân dân, nhà thơ gọi quá trình từ bỏ đó
là “Từ thung lũng đau thương” ra “cánh đồng vui”,
từ thế giới “Điêu tàn” đến với “Ánh sáng và phù sa”. Hay mượn cách
nói của một nhà thơ Pháp “Từ chân trời một người đến chân trời mọi
người”. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” chính là hành trình
đến với Tây Bắc, đến với nhân dân, với cội nguồn sáng tạo.
Hình tượng con tàu: sự
thật những năm Chế Lan Viên viết bài thơ này thì chưa có đường tàu cũng như
chưa có con tàu nào lên Tây Bắc. Hình tượng con tàu ở đây là một hình ảnh lãng
mạn, mang ý nghĩa biểu tượng: biểu tượng cho những cuộc lên đường, biểu tượng
cho khát vọng đi xa vượt ra khỏi những gì chật hẹp tù túng, quẩn quanh để đến
với cuộc sống lớn của nhân dân, để đến với nơi khơi nguồn cho cảm hứng nghệ
thuật và cũng là để về với tâm hồn mình.
c. Cảm nhận về 4 câu đề từ:
Chúng ta nên hiểu rằng tình trạng chung
của tầng lớp văn nghệ sĩ trước 1945 là tình trạng sống trong cuộc đời nhỏ hẹp,
Chế Lan Viên cũng đã từng viết như thể trong bài thơ “Người đi tìm hình của
nước”:
“Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con”
Những cuộc đời nhỏ hẹp đó đã thực sự mở rộng sau CMT8, đó là lúc
tâm hồn của người nghệ sĩ đã mở rộng đón gió, đón nhận hương sắc cuộc đời, từ
bỏ cái tôi bé nhỏ để bước vào cuộc đời rộng lớn và bốn câu đề từ là nỗi lòng,
là sự trăn trở của nhà thơ:
Tây Bắc ư? có riêng gì Tây Bắc
Khi
lòng ta đã hoá những con tàu
Khi
tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm
hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu
“Tây Bắc” là ở đâu? Tây Bắc chỉ vùng cực Tây của Tổ quốc, nơi trải
qua cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp đầy đau thương nhưng hào hùng của dân
tộc, đó là nơi “Máu rỏ tâm hồn ta thấm đất”, đó cũng là nơi “Tình em đang mong
tình mẹ đang chờ”, nơi hồi sinh đất chết “Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân”,
là nơi cần những bàn tay kiến thiết, cần những tâm hồn xây dựng.
Tác giả khẳng định trong câu hỏi: “Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc”
Tây Bắc không chỉ là một hình ảnh cụ thể mà Tây Bắc còn là biểu
tượng của đất nước, của Tổ quốc, có nghĩa là nơi nào trên Tổ quốc của chúng ta
cần đến nhưng bàn tay lao động, những bàn tay kiến thiết thì ở đó có “lòng ta”.
“ Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát” thì đó là lúc “Lòng ta hóa những con tàu”.
Đặc biệt hơn nữa, đó là sự gắn kết giữa “Lòng ta”, “tâm hồn ta” với Tổ quốc. Tổ
quốc không ở đâu xa mà ở ngay tâm hồn ta:
“Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”. Như vậy “Con tàu” chính là lòng ta, tâm
hồn ta mang tất cả sức mạnh, mang niềm vui, mang khát vọng, mang cống hiến để
lên đường theo tiếng gọi Tổ quốc. Cũng như vậy, bốn câu thơ đề từ là nguồn cảm
hứng cho toàn bộ bài thơ đó là cảm hứng lên đường, cảm hứng hòa nhập vào cuộc
đời rộng lớn của nhân dân, từ đó khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho thơ ca và
nghệ thuật.
3. Phân tích văn bản
I
. ĐẶT VẤN ĐỀ .
Tiếng hát con tàu được Chế Lan Viên viết
năm 1960 và in trong tập Ánh sáng và phù sa . Đó là thời điểm miền Bắc sau
những năm kháng chiến thắng lợi, vừa mới trải qua thời kì khôi phục kinh tế,
bắt đầu bước vào kế hoạch năm năm lần thứ nhất . Hoàn cảnh đặc biệt đó đã làm
nảy sinh trong giới văn nghệ sĩ một ý
thức nghệ thuật gắn liền với công cuộc xây dựng cuộc sống mới của nhân
dân, tự nguyện đi đến những
vùng miền khó khăn của đất nước , hòa nhập
vào cuộc sống của nhân dân bởi chỉ có như vậy mới tìm lại niềm hạnh phúc, mới
tìm thấy ngọn nguồn cảm xúc sáng tạo nghệ thuật .
II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
Tiếng hát con tàu không đơn thuần chỉ là
một bài thơ lấy sự kiện chính trị làm điểm xuất phát và tập trung thể hiện tư
tưởng chủ đạo là cổ vũ động viên thanh niên lên đường xây dựng Tổ quốc . Bài
thơ còn là tấm lòng của những người gắn bó sâu nặng nghĩa tình với nhân dân,
với đất nước . Lời mời gọi lên Tây Bắc trở thành lời giục giã, lời mời gọi
những tâm hồn hãy đến với đời sống cần lao và rộng lớn của nhân dân . Từ một
vấn đề thời sự, bài thơ đã mở ra những suy tưởng về cuộc sống, về nghệ thuật .
Nhan đề “Tiếng hát con tàu” của bài thơ
mang tính biểu tượng bởi thực tế chưa hề có đường tàu và con tàu lên Tây Bắc .
Hình tượng con tàu trong bốn câu thơ đề từ là biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ
đang khát khao lên đường, vượt ra khỏi
cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh đi đến với cuộc đời rộng lớn . Tây Bắc ngoài ý
nghĩa cụ thể chỉ địa danh một miền đất xa xôi của Tổ quốc, còn là một biểu
tượng của cuộc sống lớn của nhân dân và đất nước, là cội nguồn của cảm hứng
sáng tạo nghệ thuật .
Bài thơ mở đầu bằng một lời mời gọi thiết
tha :
Chuyến tàu này lên Tây Bắc
anh đi chăng ?
Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà
Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú
gọi
Ngoài cửa ô ? Tàu đói những
vầng trăng .
Ta bắt gặp chủ thể trữ tình tự phân thân
để đối thoại với chính mình với hàng loạt những câu hỏi nâng cao dần cấp độ để
bộc lộ khát vọng lên đường . Không chỉ là lời hối thúc bản thân, câu thơ còn là
lời động viên, thuyết phục mọi người đi đến với những miền đất lạ xa xôi, hòa
nhập vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân . Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh thiên
nhiên để khơi gợi khát vọng lên đường của mọi người :
Anh có nghe gió ngàn đang rú
gọi
Ngoài cửa ô ? Tàu đói những
vầng trăng .
Nhà thơ nói với người khác và cũng là tự
nhủ với chính lòng mình . Cuộc khángchiến trường kì gian khổ đã kết thúc thắng
lợi, đất nước bước vào công cuộc tái thiết , xây ựng cuộc sống mới đang rất cần
sự đóng góp của mỗi người . Cuộc sống lớn đó là gọn nguồn của mọi sáng tạo nghệ
thuật . Song nghệ thuật không thể nảy sinh khi người nghệ sĩ không mở rộng lòng
mình đón nhận tất cả những vang vọng của cuộc đời . Từ sự chiêm nghiệm về cuộc
đời thơ của chính mình, Chế Lan Viên đã đưa ra những lời huyên đầy tâm huyết : hãy đi ra khỏi cái tôi
chật hẹp của mình mà hòa nhập với mọi người , hãy vượt ra khỏi chân trời của
cái tôi nhỏ bé để đến với chân trời của tất cả . Đi theo con đường ấy, có thể
tìm kiếm được nghệ thuật chân chính và gặp được tâm hồn của chính mình trong
cuộc sống rộng lớn của nhân dân :
Chẳng có thơ đâu giữa lòng
đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên
kia
Chính vì lẽ đó mà tâm hồn thơ Chế lan Viên
muốn hóa thân thành con tàu tâm tưởng, khao khát lên đường , hăm hở say sưa, háo hức trong hành
trìng trở về với cuộc đời rộng lớn, về với nhân dân . Khát vọng đến với cuộc
sống rộng lớn , đến với nhân dân trở thành cảm hứng, tình cảm chân thành của
nhà thơ Khát vọng ấy đã một lần vang lên trong thơ ông :
Ôi chim én có bay không, chim
én ?
Đến những đảo xa, đến những
đảo mờ
Ở đâu chưa đi thì lòng sẽ đến
Lúc trở về, lòng ngậm những
cành thơ .
Trong bài thơ Tiếng hát con tàu, khát vọng
lên đường ấy mỗi lúc càng được bộc lộ cụ thể hơn, say mê hơn và rạo rực hơn :
“Khi lòng ta đã hóa những con tàu”, “Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội . Mắt ta
thèm mái ngói đỏ trăm ga”, “Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng” … Khát vọng
ấy càng trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết khi có sự gặp gỡ giữa đòi hỏi của
nhân dân, đất nước với nhu cầu tình cảm của nhà thơ
“Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi” . Ở đây
tiếng gọi của cuộc sống lớn, của nhân dân , đất nước đã thực sự trở thành sự
thôi thúc bên trong của chính nhà thơAi đó đã từng nói : “Ra đi là trở về” .
Lên Tây Bắc cũng chính là để nhà thơ trở về với mảnh đất anh hùngđã từng gắn bó
máu thịt với cuộc đời ông , để chứng kiến những thành quả bước đầu của thành
quả cách mạng :
Trên Tây Bắc ôi mười năm Tây
Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã
anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm
đất
Nay dạt dào đã chín trái đầu
xuân
Máu rỏ xuống và cây mọc lên, đơm hoa kết
trái . Hai ý thơ đối nghịch cho ta thấy sức sống vĩ đại của miền Tây Bắc : từ
trong cái chết , sự sống vẫn tiếp tục nẩy mầm xanh . Động từ “rỏ”không gây ấn
tượng mạnh nhưng lại có sức lan tỏa sâu trong lòng người đọc .Máu “rỏ” chứ
không phải là máu tuôn, máu xối .
Nó cho thấy sự hi sinh thầm lặng nhưng bền
bỉ, lâu dài của người dân Tây Bắc nói riêng và của người Việt Nam nói chung . Mất mát hi sinh là
lớn nhưng nó không đủ sức để thiêu chột đi ý chí và khát vọng . Chỉ cần giữ
được niềm tin vào cuộc sống thì cuộc đời này vẫn đáng yêu, đáng sống và nó lại
thôi thúc conngười mang khát khao cống hiến .Bao trùm trong Tiếng hát con tàu
là niềm khát khao mãnh liệt và niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi được trở
về với nhân dân :
Con gặp lại nhân dân hư nai
về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp
mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp
sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh
tay đưa
Thể hiện niềm hạnh phúc lớn lao đó, tác
giả sử dụng liên tiếp những hình ảnh so sánh . Những hình ảnh này vừa có vẻ đẹp
thơ mộng, mượt mà : “nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa”, vừa có
sự hoà hợp giữa nhu cầu và khát vọng của bản thân với hiện thực : “trẻ thơ đói
lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” đã nhấn mạnh niềm hạnh
phúc tột độ và ý nghĩa sâu xa của việc trở về với
nhân dân . Đối với nhà thơ, được trở về
với nhân dân không chỉ là niềm vui, niềm khát khao mà còn là một lẽ tự nhiên,
phù hợp với qui luật . Về với nhân dân là về với ngọn nguồn bất tận của sự sống
, về với những gì thân thiết và sâu nặng của lòng mình .Khát vọng được trở về
với nhân dân được tác giả thể hiện thông qua những cảm xúc chân thành, những
tình cảm cụ thể, những kỉ niệm sâu sắc gắn liền với những con người tiêu biểu
cho sự hi sinh, cưu mang đùm bọc của nhân dân trong kháng chiến . Nhân dân ở
đây không còn là một khái niệm chung chung trừu
tượng nữa mà hiện ra qua những hình ảnh,
những con người cụ thể, gần gũi, xiết bao thương mến . Nhân dân, đó là “anh
con, người anh du kích” với “chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn, chiếc áo nâu
suốt một đời vá rách, đêm cuối cùng anh gửi lại cho con”; là “em con thằng em
liên lạc, Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ” ; là bà mế già “lửa hồng soi tóc
bạc, Năm con đau mế thức mọt mùa dài” … Với những điệp
ngữ : “con nhớ anh con”, “con nhớ em con”, “con nhớ mế” … , bài thơ
chồng chất, ăm ắp những kỉ niệm được gọi ra từ niềm hoài niệm về nhân dân của
nhà thơ . Cách xưng hô của chủ thể trữ tình bộc lộ một tình cảm thân tình, ruột
thịt với những con người đã từng gắn bó mật thiết với mình trong những năm
kháng chiến . Đọc những câu thơ này, có
thể thấy được sự sự rung động vừa sâu sắc, tha thiết, vừa say mê, mãnh liệt của
một hồn thơ trong những giây phút bừng sáng của sự giác ngộ một chân lí đời
sống và cũng là chân lí của nghệ thuật : phải trở về thuỷ chung gắn bó với nhân
dân . Tổ quốc và nhân dân đã hồi sinh cho một hồn thơ đã từng một thời tự giam
mình trong cái tôi cô đơn, đóng khép .
Từ những kỉ niệm ân tình, những hoài niệm
về nhân dân, tác giả đã nâng lên thành những chiêm nghiệm giàu sức khái quát,
những chân lí được rút ra từ những trải nghiệm của chính mình :Nhớ bản sương
giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng
uêy đương
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn
!
Anh bỗng nhớ em như đông về
nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa
vàng
Như xuân đến chim rừng lông
trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê
hương .
Khổ thơ là tấm lòng nhà thơ trải dài theo
nỗi nhớ . Nỗi nhớ ấy day dứt trong tâm trí nhà thơ . Đó là nỗi nhớ về những bản
làng điệp trùng mây núi . Nhà thơ đã đi qua nhiều nơi, nhưng nơi nào chẳng để
thương để nhớ trong tâm hồn nhà thơ, để rồi “khi ta ở chỉ là nơi đất ở, Khi ta
đi đất đã hoá tâm hồn” .Nói đến tình yêu trong nỗi nhớ, câu thơ Chế Lan Viên
lấp lánh rực rỡ những màu sắc, bồi hồi, xôn xao
những xúc động . Chế Lan Viên đã diễn tả
thật hóm hỉnh, độc đáo và sâu sắc mối quan hệ khăng khít , sự gắn bó chặt chẽ
giữa những kẻ đang yêu . Nhưng tình yêu ở đây không dừng lại trong giới hạn
tình yêu đôi lứa mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặng với quê
hương đất nước . Nói về tình yêu nhưng lại hướng tới sự cắt nghĩa, lí giải làm
bừng sáng cả đoạn thơ . Chế Lan Viên đãnói tới phép màu
của tình yêu . Chính tình yêu đã biến
những miền đất lạ trở thành thân thiết như quê hương ta, hoá thành máu thịt tâm
hồn ta . Câu thơ mang đậm chất triết lí nhưng triết lí đó được khơi nguồn từ
tình cảm, từ cảmxúc chân thành nên không khô khan, vẫn tự nhiên và dung dị . Đó
là những câu thơ hay nhất của đời thơ Chế Lan Viên .
III . KẾT THÚC VẤN ĐỀ .
Tiếng hát con tàu là bài thơ hay của Chế
Lan Viên đã góp phần làm đẹp thêm bộ phận thơ viết về công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội . Bài thơ thể hiện một cái nhìn mới của nhà thơ trước cuộc đời,
trước con người . Nhưng có lẽ điều cô đọng lại trong tác phẩm là những suy tư
mang đậm màu sắc triết lí, lắng sâu trong tâm hồn người đọc những rung động
trước tình cảm gắn bó của nhà thơ với nhân dân, với đất nước .
Và cũng chính vì lẽ đó mà mỗi người nhận
thức riêng cho mình một con đường đi tới để được hoà mình vào cuộc sống mới, để
được sống trong những cảm xúc chân thành như của chính nhà thơ.