Phân tích tác phẩm Chiều tối (Hồ Chí Minh)

a. Hoàn cảnh sáng tác - Tháng 8 năm 1942 với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược...


a. Hoàn cảnh sáng tác

- Tháng 8 năm 1942 với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam,Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau nửa tháng đi bộ,đến Túc Vinh,Quảng Tây,người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 13 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943) tuy bị đày ải vô cùng cực khổ,Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật ký (nhật ký trong tù) Như vậy Nhật ký trong tù là tập nhật ký bằng thơ được viết trong tù.
- Chiều tối (Mộ) là bài thơ thứ 31 của tập thơ được khơi nguồn cảm hứng trong cuộc chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Trên con đường đầy khó khăn gần 100km bác Hồ sáng tác ba bàii thơ: Tẩu lộ (Đi đường); Mộ (Chiều tối); Dạ Túc Tuyền (Đêm ở Túc Tuyền). Trong 3 bài thơ này thì bài thơ Mộ được xem là tuyệt bút. Trong tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chủ tịch", tác giả Trần Nhật Tiên có cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ như sau: "Tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang xiềng xích, có sáu người lích mang súng giải đi. Cụ HỒ Chí Minh đi mãi, đi mãi nhưng cũng không biết là đi đến đâu. Dầm mưa, dãi nắng, trèo núi, qua truông. Mỗi buổi sáng, gà gáy đầu, người ta lại giải cụ Hồ đi. Mỗi buổi chiều khi chim về tổ, người ta lại dừng lại trong một địa phương nào đó, giam Cụ vào trong xà lim trên một đống rạ bẩn, không cởi trói cho Cụ ngủ . . .".
3. Bình giảng thơ (trọn vẹn)
Hai câu thơ đầu giới thiệu cảm hứng thẩm mĩ của bài thơ. Cảm hứng đến tự nhiên với những hình ảnh quen thuộc trên bầu trời chiều tối đó là cánh chim chiều và áng mây trôi.
“Chim mỏi cánh về rừng tìm chốn ngủ
 Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
 (“Quyện điểu quy lâm tầm tức thụ
  Có vân mạn mạn độ thiên không)
- Nét cổ điển và hiện đại
Thơ Bác giản dị mà sâu sắc dù cố gắng đến đâu vẫn không thể hiểu hết được tình ý phong phú trong thơ giống như ta nhẹ nhàng bóc từng lớp cánh hoa hồng mà vẫn không thể thấy được bí quyết của hương thơm. Vì thế dịch thơ Bác để sát nghĩa cũng khó. Hai câu thơ dịch làm rơi mất một sô từ như “cổ” và từ láy “mạn mạn”.  Đây là hai từ xuất hiện đậm đặc trong thơ Đường. Nếu mất hai từ này tức là giảm đi nét cổ điển trong thơ Bác và giảm đi nhịp điệu âm hưởng, tình ý trong bài thơ.
Với bút pháp cổ điển lấy điểm vẽ diện chỉ đưa vào hai hình ảnh ở hai tầng không gian. Tầng trung là cánh chim, tầng cao là chòm mây mà gợi người đọc liên tưởng được cả bầu trời chiều mùa thu núi rừng cao trong xanh lồng lộng, thoáng đạt đến vô cùng điểm tô cho nhưng hình ảnh nhỏ sinh động. Cánh chim chiều và áng mây cô đơn là hỉnh ảnh thân thuộc trong thơ ca cổ điển vừa mang ý nghĩa thời gian vào chiều tà.
Chim bay về núi tối rồi (ca dao)
Chim hôm thoi thót về rừng (Nguyễn Du)
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa (Huy Cận)_
Ngoài ra còn có những câu thơ về mây:
Cô vân độc khứ nhàn (Lí Bạch)
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt (Nguyễn Khuyến)
- Tâm trạng ngân vật trữ tình
Trong hai câu thơ của Bác với phép tu từ nhân hóa cánh chim có nỗi mỏi mệt vất vả sau một ngày kiếm ăn về rừng tìm chốn ngủ. Còn mây trên trời biết cô đơn lững lờ giữa tầng không bao la khiến câu thơ thật sinh động. Nhà thơ đã biến những vật vô tri thành sinh thể có tâm hồn và trở nặng tâm trạng. Cánh chim mỏi hay người đi chuyển lao. Áng mấy cô đơn hay chính nhà thơ đang cô đơn nơi đất khách quê người. Ý thơ đã hé mở đây là hai câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Khao khát tự do, giao cảm
Hai câu thơ còn thể hiện tâm hồn lãng mạn bay bổng của một nhà thơ chiến sĩ như ngầm gửi khao khát tự di cháy bổng vào hình ảnh cánh chim và chòm mây đang tự do tự tại. Nói như Đỗ Kim Hồi “Hai câu thơ thể hiện hình tượng một con người luôn giữ được tình yêu say đắm trước vẻ đẹp của  thiên nhiên, luôn hòa tâm hồn mình vào tâm hồn đất trời lớn rộng với một sự tự do tuyệt đối về tinh thần dẫu đang mất tự do về thân thể”. Có nhiều ý kiến cho rằng người đọc nhìn thấy từ hai câu thơ ánh sáng của tình thương yêu vạn vật, của niềm vui mà Bác không bao giờ để mất dù phải sống giữa muôn vàn khổ cực. Hơn thế hai câu thơ còn thể hiên tinh thần lạc quan của một bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ luôn vượt lên hoàn cảnh ngiệt ngã để có phpng thái ung dung  tự tại hiên ngang ngẩng cao đầu, tâm hồn giao hòa với thiên nhiên vạn vật để viết được những câu thơ bay bổng rất thực cũng rất thơ.
          Trong một bài thơ tứ tuyệt thường bất ngờ ơ câu chuyênr, bất ngờ mà vẫn phải tự nhiên hợp lí,liền mạch và mở ra một hướng mới cho mài thơ. Bài thơ chiều tối cũng vậy. Sang hai câu thơ sau bức tranh trời mây đã lui về làm nền cho bức trang sinh hoạt của con người hiện lên gần gũi ấm áp.
 “ Cô em xóm núi xay ngô tối
    Xay hết lò than đã rực hồng”
   (Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
     Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”)
Ở hai câu cuối, phần dịch thơ cũng chưa sát nghĩa. Từ thiếu nữ dịch là “cô em” chưa đúng với tinh thần thơ bác bởi bản thân từ thiếu nữ đã làm cho câu thơ hay hơn khi gợi vẻ đẹp trẻ trung hồn nhiên khỏe khoắn trong trắng của cô gái lao động.
Cụm từ “ma bao túc” ở cuối câu thứ ba đươck lặp lại ở đàu câu cuối diễn tả động tác xay ngô cứ liên tục nhịp nhàng khẩn trương. Thế mà ở phần dịch thơ lại đưa thêm từ “tối” vào vừa lộ ý thơ Bác lại vừa không thấy được tài năng thơ của Người. Bởi đến từ cuối cùng “hồng” Người mới kín đáo nói đến trời tối và bộc lô tư tưởng thơ của một chiến sĩ cm luôn thể hiện tinh thần lạc quan hướng tới ánh sáng.
- Đồng cảm với người lao động
Với điệp ngữ “ma bao túc”; “bao túc ma” và kết cấu vắt dòng, công việc xay ngô rất khẩn trương có tác dụng tô đậm thêm vẻ đẹp khỏe khoắn, yêu lao động với những dáng nét uyển chuyển, duyên dáng rất tự nhiên của người lao động. Qua đó ta thấy được thái độ yêu   thương đồng cảm nhân hậu trong trái tim Bác, sẵn sàng chia sẻ niềm vui nỗi buồn sự vất vả của người lao động và ngầm ngợi ca.
- Vận động của thơi gian
Động tác xay ngô còn gợi cho người đọc cảm nhận về sự dịch chuyển, vận động của thời gian. Ở đây nhà thơ đã có phát hiện mới trong bút pháp tả thời gian đó là miêu tả sự vận động của sự vật để nói dòng chảy thời gian. Nói như giáo sư Lê Trí Viễn “nguyên văn không nói đến tối mà tự nhiên nói đến. Thời gian trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng quay của cói xay, quay, quay mãi, khi cối xay dừng lại thì lò đã rực hồng, trời tối thì lò rực lên thôi”.
- Hướng tới ánh sáng
Từ “hồng” không dễ gì lặp lại lần thư hai trong thơ,nó ở vị trí kết câu, kết bài hội tụ as toàn bài thơ. Chấm lửa đỏ ấy mang lại thần sắc cho toàn cảnh vừa diễn tả trời  tối lại vừa diễn tả được quan điểm thơ bác - bao giờ cũng để hình tượng thơ vận động theo một quy luật lạc quan cm từ bóng tối cô dơn lạnh lẽo ra ánh sáng ấm áp. Trong bài thơ quy luật tư tưởng ấy vốn đối lập với sự vận động của thời gian từ chiều (ánh sáng) về tối (bóng tối). Ấy thế mà người đã sáng tạo ra từ “hồng” để nói được cả hai nghĩa.
Trong bài thơ từ hồng có sức nặng bằng 27 chữ còn lại. Nó đã xua đi mọi sự mệt mỏi coo đơn, tăm tối lănhj lẽo trong cảnh chuyển lao. Lò than rực hồng như đang tỏa ra sưởi ấm và rực rỡ trái tim người. Nó làm bừng sáng bài thơ, làm hồng khuôn mặt cô gái xay ngô, làm rạng rỡ khuôn mặt người đi chuyển lao và sáng mãi trong tâm hồn người đọc.

Related

Ôn thi ĐH-CĐ 5885208561786299435

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item