Phân tích các lớp bi kịch cuộc đời nhân vật Chí phèo (Chí Phèo - Nam Cao)
- “Nếu mực đã cạn hãy mở tĩnh mạch của mình ra để lấy máu mà viết” (Biêlinxki) a. Tác giả - Nam Cao (1917 - 19...
https://hocvan123.blogspot.com/2020/01/phan-tich-cac-lop-bi-kich-cuoc-oi-nhan.html
a.
Tác giả
-
Nam Cao (1917 -
1951) là một cây bút văn xuôi có vị trí hàng đầu trong nền vh VN TK XX.
-
Là đại diện xuất
sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 -1945
-
Các sáng tác của
ông ám ảnh day dứt tâm hồn người đọc bởi giá tri hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
b.
Tác phẩm
*Xuất xứ nhan đề
-
“Cái lò gạch cũ”
(hình ảnh xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm, nhấn mạnh vào hình ảnh biểu tượng
của xhtdpk - nơi sản sinh ra hiện tượng chí phèo).
-
“Đôi lứa xứng
đôi”, khi in thành sách năm 1941, NXB Đời Mới đã đổi tên nhằm gợi tò mò về mối
tình lạ lùng.
-
“Chí phèo”, năm
1946 khi in lại trong tập Luống cày, Nxb văn hóa cứu quốc. Tác giả đã đặt tên
lại. Hướng vào bi kịch của Chí phèo.
*Đề tài, chủ đề
-
Đề tài người nông
dân trước CM.
-
Chủ đề: Khác với
các nhà văn hiện thực khác như Ngô tât Tố, Nguyễn Công Hoan, Phạm Duy Tốn. Nam
Cao chọn một chủ đề rất riêng là sự tha hóa của người nông dân trong xã hội
tdpk.
*Đoạn văn mở đầu độc đáo (tiếng chửi)
“Chí phèo ngặt ngưỡng vừa đi vừa chửi, bao giờ cũng
thế cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời..rồi hắn chửi đời rồi chửi
cả làng Vũ Đại, chửi đứa nào không chửi nhau với hắn, cuối cùng là chửi dứa
chết mẹ nào đẻ ra thân hắn.”.
-
Cuốn hút người
đọc người nghe
-
Giới thiệu được
tính cách lạ của nhân vật
-
Nhấn mạnh số phận
bất hạnh của nhân vật đã rơi vào bi kịch.
-
Tiếng chửi là
cách để hắn giao tiếp với xã hội nhưng chỉ nhận lại sự im lặng.
-
Là niềm khao khát
tìm ra nguyên nhân của sự đau khổ nhưng “có trời mà biết, cả làng Vũ Đại không
ai biết”.
c.
Các lớp bi kịch cuộc đời Chí
*Bi kịch
tuổi thơ
-
Khi sinh ra phải
nhận bao bất hạnh: “một anh đi thả ống lươn nhặt được Chí trần chuồng xám ngắt
trong một váy đụp để bên lò gạch bỏ không”. Như vậy ngay khi sinh ra Chí đã cô
đơn, không cha không mẹ, “tứ cố vô thân”. Vậy là một sự bất hạnh lớn truyền đến
cho người đọc bao xót xa thương cảm.
-
Khi lớn lên đi ở
hết nhà này đến nhà khác. Năm 20 tuổi đi ở cho nhà Lí kiến. Chỉ câu văn ngắn
ngủi cô đọng NC đã kín đáo giưới thiệu với người đọc về phẩm chất quý giá của
người nông dân nghèo mà chí thừa hưởng. Đó là cần cù, chăm chỉ, chât phác lương
thiện và tâm hồn trong sáng. Chí tự kiếm sống bằng đôi bàn tay lao động, giọt
mồ hôi nước mắt của mình. Khi trưởng thành hắn có ước mơ có một gia đình nhỏ“chồng
cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”. Một ước mơ thật bình dị, đời thường đến tội
nghiệp. Có lẽ vì uơc mơ ấy mà Chí phải đi làm canh điền cho nhà Lí Kiến.
-Thế
nhưng nhà văn NC đã để cho người đọc thấy bản chất của người nông dân tốt đẹp
bao nhiêu thì bản chất của giai cấp thống trị độc ác tàn bạo bấy nhiêu, Mười
chín năm đầu đời Chí sống trong lòng những người nông dân nghèo nhưng cs rất
yên bình, Chỉ một năm va với Lí Kiến thì sóng gió, bão táp, bóng tối ập xuống đời
Chí. Bị Bá kiến bóc lột sức lao động, bà ba lợi dụng tình ái. Những lúc như thế
“Chí chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”. Chí biết khinh những thứ người ta khinh.
Đây chính là một phẩm chất rất đáng quý của Chí -có lòng tự trọng.
Vậy
là hai mươi năm đầu đời Nc dựng lên nhân vật Chí phèo điển hình cho những người
nông dân lương thiện, nghèo khổ, có những phẩm chất đáng quý: cần cù chăm chỉ,
có ước mơ hp gia đình, có lòng tự trọng. Ngoại hình của Chí là một anh canh
điền lực lưỡng khỏe mạnh. Với ngoại hình và tính cách này, Chí xứng đáng được
hưởng hạnh phúc cuộc đời. Thế nhưng Chí chưa kịp nếm cái vị nghọt ngào ấy đã
phải đón nhận vị đắng chát đến đỉnh điểm.
* Bi kịch
lưu manh tha hóa.
- Xã
hội phong kiến mà công cụ là bá Kiến đã cấu kết với chính quyền thực dân mà
công cụ là nhà tù. Cái nhà tù ấy giống như con quỷ giữ giơ nanh vuốt cắn xé Chí
để biến hắn thành con người khác. Sau 7, 8 năm đi ở tù về chí không còn là anh
canh điền ngày xưa mà chỉ là thằng xăng đá, lính tẩy nhố nhăng, nửa tây nửa ta:”cái
đầu cạo trọc lốc, răng cạo trắng hớn.
Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng…” Khiến chính nhà văn buông ra câu
văn điệp đi điệp laị - “trông ngớm chết”. Ngoại hình đó báo hiệu nội tâm đã
thay đổi và quả đúng vậy hắn đã tha hóa.
Chí uống rượu thịt chó từ trưa đến chiều rồi xách dao đến nhà Bá Kiến trả thù.
·
Chí đến nhà bá
kiến lần 1.
Chí
gọi cả tên tục nhà Bá kiến ra mà chửi, Lí Cường đánh hắn. Hắn đập vỡ vỏ chai
rạch mặt ăn vạ. Bá kiến khôn ngoan xử nhũn với Chí “giết gà mua rượu cho hắn
uống rồi cho một đồng bạc- chí ra về”.
Mục
đích lần này Chí đến để chửi cho hả giận, bõ tức, rạch mặt ăn vạ. Nhưng với một người khôn ngoan róc đời như bá
kiến, chỉ một đồng bạc , bữa nhậu nhẹt cùng mấy lời đường mật bá Kiến đã chuyển
từ thế bị động sang chủ động. Còn Chí từ cái dáng vẻ hung hung hăng ban đầu
chuyển sang hiền lành nhẫn nhục, bị động: “lạy cụ rồi tử tế ra về”. Như vậy Chí
đã mơ hồ nhận ra thủ phạm đẩy mình vào nhà tù và vì mơ hồ cho nên chí chưa ý
thức được tội ác của Bá Kiến. Vì vậy chỉ chửi bới cho hả giận và khi Bá kiến xử
nhũn Chí dễ dàng thỏa thuận.
=>
Ý nghĩa khái quát của lần gặp này là khi người nông dân chưa ý thức được tội ác
của địa chủ thì phản ứng của họ mang tính tự phát, nửa vời. Giai cấp thông trị
chỉ cần dùng một ít vật chất là dễ dàng dập tắt sự phản kháng ấy.
·
Chí đến nhà Bá
kiến lần 2.
Được
bá Kiến cho đồng bạc Chí uống rượu trong ba hôm tan hết. Hết tiền Chí mua chịu.
Bà chủ quán không cho thì Chí dọa đốt quán. Được rượu đi về qua chợ Chí nhúp
của chị hàng xén nhúm muối con. Qua vườn nhà ai Chí vặt mấy quả chuối xanh. Về
miếu con ở bờ sông, Chí uống rượu với chuối xanh và muối trằng. Say khướt Chí
đến nhà Bá Kiến lần hai. .
Lần
này khác với lần trước Chí không đến để chửi mà đòi đi ở tù. “Bẩm cụ từ ngày cụ
cho con đi ở tù,con lại sinh ra thích đi ở tù, con lại đến kêu của cụ cho con
đi ở tù”. Bá kiến khôn ngoan sai chí đi đòi nợ. Chí đòi được 50 đồng bạc của
nhà đội tảo. Bá Kiến bảo Lý Cường cắm cho Chí năm sào đất soi ở bờ sông. Chí hả
hê ra về: “anh hùng làng này cóc ai bằng ta”.
=>
Sau khi ra tù, chí cũng như bao nhiêu kẻ phạm tội khác trong xã hội cũ bị dồn
vào ngõ cụt đường cùng. Không có công ăn việc làm, rất muốn hoàn lương nhưng không
có điều kiện dễ trở lại đường cũ. Thực chất lần này là đến để đòi kế sinh nhai.
Về
phần Bá Kiến lần này lộ nguyên hình là một con quỷ, cáo già gian ngoan quỷ
quyệt, tàn bạo độc ác, đẩy Chí vào chỗ chết. Sau khi đến nhà đội Tảo đòi nợ,
biến Chí thành tay sai của cụ để đàn áp phe đối nghịch không nghe mình - “dùng
thằng đầu bò trị thằng đầu bò”.
Từ đây chí lún sâu vào con đường tha hóa trở
thành công cụ gây tội ác của bá kiến. Chị bị Bá Kiến cho uống rượu say rồi đi
đập phá cướp bóc, giết người. Khi say thì Chí mất lí trí sự tỉnh táo nên không
biết mình gây tội, không biết chính Bà Kiến đã khoác lên người Chí một cái lốt
quỷ dữ. Nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh “Chí đã bị vật hóa hoàn toàn”.
Trái
lại đối lập với Chí, nhân vật Bá Kiến có tính cách gian hùng mưu mô xảo quyệt
sẵn sàng đẩy người ta xuống rồi lại vớt người ta lên để được đền ơn. Bá Kiến
trong mọi hoàn cảnh luôn luôn rất tỉnh táo. Vì vậy bá kiến có tâm quỷ lốt
người. Hắn lừa được mọi người, được mọi người trọng vọng. Còn Chí bị người làng lánh xa “người ta tránh
mặt hắn mỗi khi hắn đi qua”. Nhưng đây chưa phải là bi kịch lớn nhất đời Chí.
*Bi kịch bị cự tuyệt
- Gặp thị Nở.
Chi tiết Chí Phèo gặp thị Nở thẫm đẫm
tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao. Trong khi cả làng Vũ Đại nhìn Chí như
một con quỷ dữ thì tấm lòng nhân đạo của nhà văn vẫn thấy trông sâu thẳm tâm
hồn trái tim của người nông dân chân chất này những phẩm chất tốt đẹp không một
thế lực nào hủy diệt được. Nó chỉ bị vùi lấp ẩn sâu như một hòn tha hồng trong
đống tàn tro. Nếu có một luồng gió mát của cuộc dời thổi tới nó sẽ bừng lên
thành ngọn lửa nồng ấm. Luồng gió ấy chính là tình người của thi Nở. Vì thế Nam
Cao đã xây dựng nhân vật thị Nở để cho Chí phèo gặp gỡ rồi thức tỉnh hồi sinh
dần trở lại làm người đích thực.
Thị Nở là một người xấu ma chê quỷ
hờn, dở hơi, ở với dòng giống mả hủi. Dụ ý của nhà văn muốn nói thi Nở hội tụ
những bất hạnh của con người cho nên rơi vào cô dơn bị loại khỏi xã hội loaig
người nên dễ có sự đồng cảm với Chí. Đồng thời một người như thị mà sau này Chí
cũng không lấy được và không được lấy
thì nỗi đau dớn được đẩy lên mức độ cao hơn.
Sau
lần gặp gỡ vô tình với thị Nỏ ở vườn chuối tạo nên sự thay đổi tình cảm ở cả
Chí phèo và thị Nở. Có lẽ cả hai đang sống trong sự ghẻ lạnh xa lánh của
người đời, lần đầu tiên được hưởng tình người ấm áp. Vì thế đoạn văn miêu tả
cuộc gặp gỡ trong đêm trăng của hai con người là đẫm chất thơ. Tình người và
khao khát tình yêu đã làm nên chất thơ ấy. Để ta thấy thị Nở thay đổi bừng lên
niềm vui e thẹn vì nghĩ đến hai tiếng vợ chồng “ngường ngượng mà thinh thích”
và từ đó tỏa sáng tình người hội tu ở chi tiết bát cháo hành thấm bao công sức,
tình thương của thị Nở cho Chí.
Đồng
thời với sự thay đổi của thị Nở ta thấy sự thay đổi của Chí. Chí tỉnh dậy khi
trời sáng và chí đã thức tỉnh sau cơn say triền miên, nghe được những âm thanh
kì diệu của cs “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá. Có tiếng cười nói của
những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá..” Tất cả những âm thanh của thiên nhiên của cuộc
sống bình thường, giản dị, hôm nào cũng có nhưng hôm nay nó mới ngân nga vang
vọng lọt vào tâm hồn đã thức tỉnh của Chí. Nó như tiếng chuông ngân gõ vào mở
ra cánh của kí ức đã đóng từ lâu để gợi về nỗi nhớ, gợi về kỉ niệm da diết một thời tuổi trẻ nghèo khổ
nhưng bình yên với ước mơ bình dị. Và rồi nhận ra thực tại đáng sợ “đói rét, ốm
đau, tuổi già, cô độc”. Nhận ra hiện tại và đoán biết tương lai cũng sẽ vậy.
Điều mà hắn sợ nhất chính là sự cô độc. Ước mơ không thành, giờ đây “một số
không to tướng vẫn đang chùm lên cuộc đời hắn” (Nguyễn Đăng Mạnh) và thậm chí
còn là số âm bởi Chí không được chấp nhận là người. Hắn cảm thấy “chao ôi là buồn, buồn thay cho
đời..nếu thị không vào cứ vẩn vơ nghĩ mãi đến khóc được mất”. Điều đó báo hiệu
Chí vẫn còn nhân tính.
·
Chi tiết bát cháo
hành:
+ Là liều
thuốc giải độc. Tác động mạnh vào con người Chí.
Chi
tiết bát cháo hành là biểu tượng tình người đã cứu được tình người. Nó thẫm đẫm
giá trị nhân đạo. Tình người thiêng liêng cao quý ấy đã giải tỏa, giải thoát
cho Chí khỏi tất cả sự đói rét ốm đau cô độc, khơi dậy bao bồi hồi trong tâm
hồn.
Trước
tiên là tâm trạng ngạc nhiên khi hắn nhận ra lần đầu tiên hắn được người đàn bà
cho. Từ ngạc nhiên Chí vô cùng xúc động “hắn thấy mắt hình như ươn ướt”. Xúc
động rồi bâng khuâng xao xuyến khi nhìn bát cháo bốc khói. Hắn cảm thấy vừa vui
vừa buồn, đồng thời ăn năn hối hận vì chót gây tội ác. Biết bao cảm xúc chồng
chéo được gợi lên trong tâm trí hắn. Và rồi Chí cảm thấy vô cùng sung sướng và
hạnh phúc khi cảm nhận “cháo mới thơm làm sao”. Cháo hành ăn rất ngon. Có lẽ sự
thơm ngon của cháo không chỉ bởi hương gạo hương hành mà còn hòa quyện hương
thơm tình người nên nó có sức thẩm thấu lan tỏa rất nhanh, rất sâu vĩnh viễn
đọng lại trong trái tim Chí.
Ngòi
bút của NC quả là vô cùng tài hoa khi lách sâu vào tam hồn nhân vật liệt kê ra
bao trạng thái phong phú kì diệu để chứng minh Chí đã thức tỉnh, hồi sinh ở mức
độ cao hơn khiến thị Nở cũng xúc động khi thấy cái lốt quỷ nhạt dần tan biến
khỏi con người Chí. Để lộ ra bản chất tốt đẹp hiền lành, “Ôi sao mà hắn hiền…
hắn cười nghe thật hiền”. Từ chỗ nhận ra hiện tại hạnh phúc ấy Chí khao khát có
được tình yêu và hạnh phúc gia đình. Chí đã rất mạnh bạo và tình tứ rủ thị Nở:
“hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” và thốt lên “giá cứ thế này mãi
thì thích nhỉ”.
+ Nhờ chi
tiết này NC gọi ra được phần con người trong chí, thị Nở để người đọc phát hiện
ra vẻ đẹp tâm hồn ẩn dấu của họ.
Chi
tiết nghệ thuật là một giọt nước mà qua đó người đọc thấy được một đại dương tư
tưởng mênh mông của nhà văn. Quả đúng như vậy, chỉ qua chi tiêt bát cháo hành
nhà văn NC như muốn nói với chúng ta. Về thị Nở ẩn sâu trong bề ngoài xấu xí là
tình người cao đẹp, đồng thời nhà văn cũng muốn nói với chúng ta về nhân vật
Chí phèo. Với bao tâm trạng phong phú được khơi dậy và tình người sau bao năm
bị vùi lấp đã bùng cháy dữ dội để Chí nhớ lại quá khứ - nhìn thấy hiện tại -
hướng tới tương lại. Quá khứ đó là quãng đời đau khổ tha hóa, cô đơn giờ đã có
thị Nở là bạn và có tình yêu thương ấm áp. Chí hướng tới tương lai, hắn mong
thị sẽ mở đường cho hắn có cơ hộ làm hòa với mọi người, sống yên ổn ở làng Vũ
Đại.
+Là niềm tin của Nc vào giọt nước mắt ở
đời (tình thương yêu (bát cháo hành) có sức mạnh thay đổi con người). Quá khứ, hiện tại đồng tại hiện trong khoảnh khắc có
hương vị tình người, tình yêu hòa trong hương cháo hành của thị Nở lan tỏa
khiến Chí xúc động mãnh liệt khơi nguồn dòng chảy dâng lên thành nước mắt, “hắn
thấy mắt hình như ươn ướt”. Chi tiết giọt nước mắt này thể hiện niềm tin của NC
vào nước mắt của con người. Nhà văn cho rằng Chí phèo còn có khả năng khóc, còn
có nước mắt tức là còn lương chi. Trong các tác phẩm của NC nhiều nhân vật thể
hiện tình người qua giọt nước mắt. Sống trong xã hội thực dân khô héo tình
người, giọt nước mắt của Chí tưởng đã khô cạn nhưng thực ra nó chỉ bị vùi lấp
trong sâu thẳm lòng Chí, nó vẫn chảy len lỏi âm thầm trong suốt và mãnh liệt. Tình
người vừa chạm đến để khơi nguồn dòng chảy để cho nó tràn ra làm trôi đi cái
lốt quỷ dữ của Chí để lại nguyên vẹn bản chất của con người chân chính hiền
lành. Đó chính là sự kì diệu của tình người thể hiện qua chi tiết bát cháo
hành.
Năm
ngày cả Chí và Nở sống đúng là con người. Đó cũng là quãng thời gian ngắn ngủi
Chí thấy mình nên con người. Họ được hưởng trọn vẹn vị nghọt ngào của tinh yêu
thương.
- Bà cô thị Nở cấm đoán.
+ Bà
cô thị Nở là những gì còn lại của xã hội phong kiến tiếp tục kìm kẹp hạnh phúc
con người. Thị Nở mà “lấy Chí phèo - thằng không cha, không mẹ thì nhục cho ông
cha nhà bà lắm”. “Đã nhịn đến ngần này tuổi thì nhịn hẳn”, “ai đời ngoài 30
tuổi còn đi lấy chồng”.
+ Những
định kiến ấy trở thành sắt đá, là bức tường thành vững chắc mà những người như
thị Nỏ không thể pha bỏ mà chỉ biết gông nó vào cổ mình.
+ Bị
cự tuyệt Chí rơi vào hố sâu của nỗi đau đớn, tuyệt vọng. Hơi rượu không thắng
được hương cháo hành.
+ Chí
rơi vào tình cảnh làm quỷ cũng không được làm người cũng không xong. Đã một lần
biết và được yêu thương, đã một lần sống trọn vẹn là con người thì không thể
trở lại làm quỷ. Nhưng khốn nỗi Chí đem trên mình cái lốt quỷ, cái quá khứ của
quy dữ. Xã hội không thừa nhận hắn.
- Chí vùng lên uất hận (đến nhà bá
kiến lần 3).
Trong nỗi đau đớn tuyệt vọng cực đỉnh ấy tất yếu khát
vọng trả thù trỗi dậy. Chí muốn đi trả thù người cướp đi tình yêu của mình là
bà cô thị Nở. Phải đên nhà thị Nở “đâm chết cái con khọm già nhà nó”. Thế nhưng
NC để cho Chi đi chệch đường mà đúng hướng đến thẳng nhà Bá Kiến với một khao
khát trả thù rực cháy. Đến đây nhà văn đưa ra một loạt hành động, ngôn ngữ đầy
ấn tượng. “Tao muốn làm người lương thiện, không được! Ai cho tao lương thiện ?Tao
không thể làm người lương thiện được nữa! Đây là tiếng thét đanh thép của Chí
và cũng là của những người nông dân chính đáng trước cách mạng tháng Tám đòi
quyền làm người, cũng là tiếng kêu thảm thiết đau đớn khi rơi vào bế tắc.
Cả cuộc đời chí thể hiện một khối bất
công. Bất công vì không thể có một lựa chọn. Muốn sống, muốn tồn tại Chí phải
bán đi linh hồn của mình để lấy đồng tiền lẻ. trái lại muốn giữ linh hồn lương
thiện khi lương tri đã trở về thì Chí phải hủy hoại sự sống của mình. Trước khi
chết Chí đã đấu tranh quyết liệt, giết Bá Kiến sau đó mới tự kết liễu đời mình.
· Điều đó thể hiện một hiện thực trong xã hội - khối mâu
thuẫn giữa địa chủ và nông dân đã lên đến đỉnh điểm không thể chung hòa dãn đến
xung đột một mất một còn.
· Thể hiện quy luật có áp bức có đấu tranh. Áp bức càng
nặng nề đấu tranh càng dữ dội.
· Là dự báo sôi nổi cho cuộc nổi dậy cua nông dân khi
chi sau 4 năm là CM tháng Tám nổ ra. Nếu đứng lên đấu tranh lẻ tẻ, tự phát như
Chí thì không thể chiến thắng.
· Phản ánh sự chèn ép đến cùng cực, dồn người lao động
vào chỗ chết của xh nửa thực dân.
*
Nghệ thuật
+Xây dựng nhân vật điển hình (Chí, Bá kiến) với diễn
biến tâm li phức tạp.
+ Kết cấu truyện mới mẻ. Đi vào giữa cuộc đời nhân
vật.
+Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn cuốn hút.
+Ngôn ngữ truyện sống động, vừa điêu luyện vừa gần gúi
với lời ăn tiếng nơi người dân
+Giọng điệu phong phú biến hóa. Điểm nhìn trần thuật
linh hoạt lúc thì theo tác giả, lúc thì qua lăng kinh các nhân vật.