Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
I.Phần chung - “Câu văn của Thạch Lam cứ như câu văn của hôm nay” (Phong lê) - “Trẻ rất giai mới rất lâu” (Phạm Văn Phú) - “N...
https://hocvan123.blogspot.com/2019/12/phan-tich-tac-pham-hai-ua-tre-thach-lam.html
I.Phần chung
-
“Câu văn của Thạch Lam cứ như câu văn của hôm nay” (Phong lê)
-
“Trẻ rất giai mới rất lâu” (Phạm Văn Phú)
-
“Ngày nay đọc lại Thạch Lam ta thấy đầy đủ dư vị và cái nhã thú của những tác
phẩm có cốt cách văn học” (Nguyễn Tuân).
1. Tác giả
-
Tên khai sinh là Nguyễn Tường Lân, thành viên Tự lực văn đoàn.
-
Có lối viết nhẹ nhàng, tinh tế, ấm sâu để lại dư vị sâu lắng ám ảnh
-
Mỗi truyện ngắn đều thẫm đẫm tâm trạng. tình yêu thiên nhiên, quê hương đất
nước.
-
Đối tượng miêu tả là con người nghèo khổ, cơ cực, bế tắc, k lối thoát.
-
Không gian, thời gian là nhưng vùng ngoại ô thành thị, nông thôn lam lũ.. thời
gian lúc chiều tàn
-Phong
cách đặc biệt nhất.sự giao thoa hòa quyện kì diệu giữa thơ và văn xuôi,giữa lãng
mạn và hiện thực,tiêu biểu la Hai Đứa Trẻ
2. Tác phẩm
-
Bối cảnh khơi nguồn là ga Cẩm Giàng - Hải Dương - một ga xép nhỏ nơi TL đã từng
sống những năm tháng tuổi thơ với chị gái,nơi có phố huyện nghèo.tiêu điều,xơ
xác,cs ò những người dân lao động trong xh phong kiến,nô lệ ,nghèo khổ,bế tắc
vô vọng.Vì thế xuyên suốt truyên được thêu dệt bởi hồi ức tuổi thơ đẫm tính tự
truyện.thâm trầm,sâu lắng,nhỏ nhẹ,ám ảnh lòng người.Truyện ko có cốt truyện chỉ
có tâm trạng giống như áng thơ trữ tunh sâu lắng
-
In trong tập “Nắng trong vườn” -1938.
II.Phần riêng
1.Đặc sắc nghê thuật
- Phong cách đậc sắc thể hiện:
+ Thể loại truyên ngăn ko có cốt truyên chỉ
có tâm trạng ò nhân vật vê thiên nhiên,cs tạo nên hiện thưc tru tinh.ám ảnh
+ Đối tượng phản ánh trong t/p (nguoi lao
dong ngheo khổ,bế tắc,khát khao
+ Thời gian,không gian nghệ thuật(nông
thôn,nghèo,chiều tàn,đêm xuống,…)
2.Giá trị nhân đạo
+ Tính yêu thương con người
+ Sự đồng cảm.vui,buồn.,hanh phúc,khổ đau
+ Trân trọng khát vọng sống,sức sống,tinh
thần lạc quan
+ Phê phán tố cáo thế luc đen tơi,phong
kiến..thực dân.tán ác,trà đạp vùi dập con ng.
3. Cảnh thiên nhiên và con người.
Con người ngéo khổ,bi đát hiện lên trên bức
tranh thiên nhiên nhàu nát,xã hội thực dân thối nát.Nhưng vẫn phảng phất lãng mạng,tự
nhiên.
- Âm thanh: “tiếng trống thu không trên cái chòi canh của huyện
nhỏ từ xa vọng lại như lọt thỏm vào không gian mênh mông báo hiệu sự lụi tàn
của một ngày”. “văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng”, “muỗi đã
bắt đầu vo ve”
Với
nghệ thuật lấy động tả tĩnh của thơ Đường nhà văn càng miêu tả những âm thanh
thường ngày thì rất nhỏ nhưng trong khoảng khắc chiều tàn thì Liên nghe rất rõ
từng tiếng “vọng, kêu ran,vo ve”. Điều đó chứng tỏ nhà văn muốn cho người đọc
cảm nhận rất rõ không gian phố huyện mới về chiều tôí mà mọi hoạt động đã ngưng
nghỉ và hoàn toàn tĩnh lặng.gợi sự hoang vu,hiu quạnh,cs như tắt lụi,gơi nối
buồn ảm đạm.
- Không gian, màu sắc.bầu trời hấp hối trước khi tắt lụi Có sự vận động
chuyển dịch rất nhanh tứ cao xa “phương tây đỏ rực như lửa cháy và những áng mây
ánh hồng như hòn than sắp tàn”.Gần lại hơn“dãy tre làng trước mặt đen lại cắt
thành vệt rõ rệt trên nền trời”. Một loạt bptt so sánh diễn tả khoảnh khắc bùng
lên trước khi tắt lịm của hoàng hôn. Nhà văn tinh tế khi diễn tả màu sắc chuyển đổi từ đỏ, hồng, đến đen diễn
tả sự chuyển dịch của thời gian về tối. Bầu trời như chiếc lồng lớn úp chụp
tầng tầng lớp lớp từ nền trời xuống đám mây, hạ tiếp đến dãy tre làng rồi đến
phố huyện và nhỏ dần đến chợ tàn rồi đến quán nhỏ xíu của hai chị em Liên, An
sau đó chỉ còn lại hai nhân vật bé xíu trên cái chõng tre sắp gãy dưới gốc
bàng. Để cuối cùng để ánh sáng chỉ còn lại những ánh sáng nhỏ be là “sao lâp
lánh, đom đóm nhấp nháy, đốm lửa, ngọn đèn, bóng tối thăm thẳm.
Gợi
cảnh phố huyện tăm tối, vắng vẻ, ngột
ngạt.con người cảm thấy buồn chán mệt mỏi,không còn sức sống.
- Mùi vị nơi phố huyện cũng rất đặc
biệt. “Mùi quen thuộc của cát bụi, mùi riêng của đất, mùi ẩm mốc của rác rưởi.
Tất cả nói lên cảnh nghèo khổ, hoang tàn, xơ xác của phố huyện.
- Sự chuyển dịch của as và bóng tối.
Từ
xưa đến nay sắc màu và âm thanh bao giờ cũng là biểu tượng của sự sống con
người. Trái lại sự tĩnh mịch và bóng tối lại biểu tượng cho thế giới hư vô. Có
lẽ vì thế mà Thạch Lam đã tập trung bút lực để miêu tả sự chuyển dịch trái
ngược của ánh sáng và bóng tối nơi phố huyện.
Ánh
sáng thu hẹp dần về không gian, yếu dần về cường độ. Từ ánh sáng lúc chiều tàn
ở “ phương tây đỏ rực như lửa cháy” sau đó thấp dần ở “đám mây ánh hồng”rồi úp
chụp xuống phố huyện vào chợ tàn. Điệp từ “đèn, trong” được sử dụng để miêu tả
ánh sáng của các loại đèn trong nhà giàu thoát ra khe cửa. Tuy nhiên những ánh
sáng đó chỉ lọt ra rất ít ỏi,leo lét, nó chỉ càng làm con đường thêm hoang xơ
mập mờ”. Trong phố huyện chỉ còn lại những đốm sáng rất nhỏ “ngọn đèn leo lét
trên chõng hàng của chị tí”, “chấm lửa vàng nhỏ lơ lửng cứ chập chờn hiện ra
rồi mát đi”, “ngàn vì sao li ti trên bầu trời
xa xăm”,”trong phố huyện đom đóm
lập lòe”. Như vậy ánh sáng được tác giả miêu tả theo quy luật từ xa đến gần, từ
rộng đến hẹp, từ mạnh đến yếu,to đến nhỏ để thấy ánh sáng đang vận động dữ dội
giao tranh với bóng tối. Nhà văn muốn nói ánh sáng cứ hẹp dần về phạm vi, yếu
dần về cường độ và cuối cùng để cho bóng tối choán ngợp.Trái ngược lại bóng tối
cứ mạnh dần lên “dẫy tre làng trước mắt đen lại”, “bóng tôi ngập đầy đôi mắt
Liên”, “trời nhá nhem tối”, “cửa hàng hơi tối”, “tối hết cả con dường thăm thẳm
ra sông, con đường qua chợ về nhà”, “các ngõ vào làng lại càng tối đen hơn
nữa”. Với phép tu từ liệt kê và điệp hình ảnh bóng tối để nhấn mạnh sự vận động
của bóng tối nhanh mạnh, âm thầm dữ dội. Nó mở rộng phạm vi trong không gian và
mạnh dần về cường độ để tràn ngập cả phố huyện. Bóng tối nhấn chìm tất cả con
người và thien nhiên vào màu đen dêm tối, vào sự tĩnh lặng đáng sợ.
Với
những câu văn tinh tế nhẹ nhàng êm dịu nhưng gieo vào lòng người đọc những rung
động về tình yêu quê hương đất nước và nỗi buồn man mác, hư ảo.
Tác
giả gợi cho người đọc liên tưởng tới bóng tối của xã hội của thực dân pk tàn ác
bất công, thối nát đương thời:
Thằng giặc tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ đứa lột da
Đã
làm cho cả xã hội ngập bóng tối, sự đàn áp khủng khiếp cướp đi quyền sống của
con người đẩy con người vào hoàn cảnh
bất lực không tương lai sống trong “ao đời phẳng lặng nổi váng”. Mỗi kiếp người
là một ngọn đèn leo lét,một chấm lửa dễ tắt.
Đặt
thiên nhiên dưới sự quan sát của Liên - một đứa trẻ. Câu văn có nhịp điệu như
thơ, hình ảnh bóng tối được láy đi láy lại như một mô típ đầy ám ảnh. Âm thanh,màu
sắc, mùi vị khéo hòa hợp với nhau tất cả tạo nên sự thành công trong đoạn văn
miêu tả cảnh thiên nhiên của tác giả.
Thạch
Lam đã miêu tả thiên nhiên phố huyện là một tấm phông nhàu nát ảm đạm tăm tối
cho con người phố huyện hiện lên với những cư dân kiếm sống ban ngày và ban
đêm.
*Cư dân kiếm sống ban ngày
Liên và An: về sống trong phố huyện khi thầy Liên mất việc. Được
mẹ giao cho trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu bán những thứ hàng nhỏ bé, lặt
vặt “bánh xà phòng, bao diêm, chén rượu..” Ngày này qua ngày khác tứ sáng đến
tối ngày nào cũng vậy cứ sáng dọn hàng đến tối dọn hàng. Ngày chợ phiên mà chúng “bán chẳng ăn thua
gì”.
Cách
miêu tả của Thạch Lam nhấn mạnh hoàn cảnh gia đình hai đứa trẻ xa xút về kinh
tế có cuộc sông bế tắc. Chúng đã sớm phải cùng bố mẹ lo toan bươn trải để kiếm
sống.Nối khổ tinh thần,chúng ngồi bất động “chõng tre” sắp gãy” nhìn cảnh chợ
tàn,ám anh,mưu sinh cs không còn cho chúng được cái trẻ thơ,nô đùa….
Những người đi chợ: Được nhà văn
miêu tả thoáng qua nhưng cũng rất ấn tượng. Họ thu xép hàng hóa, đòn ghánh, để
lại sau lưng những rác rưởi “vỏ bưởi, vỏ thị, vỏ na, lá nhãn, bã mia..” chứng
tở đây là những người bán hàng xén,nghèo tài sản tất cả chỉ vẻn vẹn trong đôi
quang ghánh. Trước khi ra khỏi chợ tàn họ đứng nói chuyện với nhau, nhà văn
không nói rõ nôi dung câu chuyện. Nhưng câu chuyện không rõ nội dung ấy đã
truyền cho người đọc một cảm giác buồn khó tả.
Những đưa trẻ nhà nghèo: Khi những người bán hàng ở chợ đi vào bóng tối thì “những
đứa trẻ con nhà nghèo bên chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi, chúng
nhặt nhạy bát cứ thứ gì dùng được”. Câu văn giàu tính tạo hình gợi hình ảnh những đứa trẻ với dáng vẻ gợi sự nghèo khổ lam
lũ tần tảo không còn vẻ hồn nhiên hiếu động của trẻ thơ. Có lẽ điều chúng trông
chờ ở người khác là vô vọng vì cảnh chợ tàn chỉ có những rác rưởi và đồ phế
thải “vỏ bưởi, vỏ nhãn..” Chúng sẽ không trông chờ được gì ở những đống giác ấy
khiến cho Liên trông thấy cũng động long thương. Chính nhà văn cũng trào dâng
niềm thương cảm và truyền sang cho người đọc.
Cụ thi điên: Để hình ảnh những kiếp người lao động kiếm sống ban
ngày ở phố huyện thêm ấn tượng nhà văn đã đưa thêm nhân vật đặc biệt. Bà cụ thi
hơi điên suốt ngày đi lang thang kiếm sống, có lẽ đi xin những đồng tiền bố
thí. Chiều tối về phố huyện mua rượu. Khi thấy Liên rót đầy chén rượu dường như
bà tỉnh lại trong giây lát để đón nhận hơi ấm của tình người, tình thương trong
giấy lát. Cách uống rượu của bà “uống một hơi cạn sạch” cảm tưởng như muốn
nhuốt đi bao nỗi thương tam, uất hận của đời mình rồi bà lảo đảo vào bóng tối
để lại tiếng cười khanh khách ghê rợn cứ lạnh lùng vang vọng cắt cứa lòng người
. Không biết rằng cứ chìm vào bóng tối như thế liệu bà thoát ra được không khi
cuộc đời bế tắc vô vọng đến đỉnh điểm.
Những cư dân kiếm sống ban ngày giống
nhau ở cuộc đời cơ cực bất hạnh bế tắc không lối thoát và chìm vào bóng tối còn
những cư dân kiếm sống ban ngày lại được tác giả miêu tả từ bóng tối đi ra.
* Cư dân kiếm sống ban đêm.
Mẹ con chị Tí: Suốt ngày mò cua bắt tép, tối về dọn thêm hàng nước
và bán hàng từ chập tối đến đêm khuya. Chứng tỏ cs của mẹ con chị quá lam lũ cơ
cực vất vả một nắng hai sương. Cảnh mẹ con chị được tác giả miêu tả gieo vào
lòng người đọc bao nỗi xót xa.Thằng cu bé gợi hình ảnh một đứa tre còn quá nhỏ
đã phải “tay sách điếu đóm khiêng hai cái ghế trên lựng” rồi phải “loay hoay
nhóm lửa nấu nồi nước chè” còn chị Tí đội chõng trên đầu tay mang không biêt
bao nhiêu là đồ đạc” gợi ra bao vất vả cơ cực. Thế mà “ôi chao! Sớm với muộn có
ăn thua gì”. Chứng tỏ hàng ế ẩm, chị bán cho mấy người khách quen nhưng cũng
bấp bênh bế tắc. Dù vất vả nhưng vẫn nghèo khổ cơ cực.
Bác phở Siêu. Hàng ngày cùng bãn hàng với mẹ con chị Tí. Bán bán
phở ghánh. Tài sản của bác vẻn vẹn trong ghánh phở. Đối với Liên và An món phở của bác quá xa xỉ
vậy thì đối với những người dân nơi phố huyện chắc họ cung không dám mơ tới.
Món phở của bác vẫn ế ẩm.
Gia đình bác xẩm.Để bồi nhấn cho hình ảnh những cư dân kiếm sống ban
đêm thêm ấn tượng tác giả thêm vào hình ảnh gia đình bác Xẩm. Một gia đình lao
động nghèo bị tàn phế. Suốt ngày lang thang hát rong kiếm sống. Chiều rắt ríu
nhau về phố huyện. Tài sản của họ là một manh chiếu, một thau sắt, một đàn bầu
cũ và thằng con nghịch nhặt những rác bẩn bụi vù trong cát. Nhà văn miêu tả bác
chưa hát vì chưa có khách nghe, chiếc thau sắt trông chờ những đồng tiền bố thí
cứ yên lặng chỉ có tiếng đàn bầu bật lên buồn bã. Cách miêu tả của nhà văn gợi
cho ta cảm giác gia đình bác xẩm cũng không thể trông chờ vào người khác. Tiếng
hát của bác rút ra từ trái tim nhưng cũng không ai nghe, không ai thương tội
ngiệp vô cùng. Gia đình bác ngủ gục trên trên manh chiếu từ bao giờ. Từ “gục”
như lắng đọng bao mệt mỏi, đói khát bao vô vọng của những kiếp người lao động
lang thang.
=>Tất
cả bế tắc vô vọng,không lối thoát,bi đát,khổ cực.Kiếp sống nô lệ trước CM Tám
*
Ý nghĩa tư tưởng
-
Tất cả những cư dân ở phố huyện đều rơi vào hoàn cảnh bế tắc.
-
TL dựng lên những không gian tàn tạ, ngột ngạt, tăm tối những thứ as lẻ loi yếu
ơt, những mảu đối thoại vẩn vơ tạo nên một sự ám ảnh mạnh mẽ về sự ảm đạm nơi
phố huyện.
-
Số phận những cư dân phố huyện thu vào hinh ảnh biểu tượng là những đốm sáng,
ngọn đèn dù leo lét, yếu ơt nhưng vẫn bám trụ mặc cho bóng tối bủa vây.
-
Nhà văn đanh cho nhân vật có mình tấm lòng nhân đạo sâu sắc bằng sự cảm thông
gợi lên qua những cảm xúc tinh vi thể hiện ở ngòi bút.
-
Không chỉ tái hiện chân thực cuộc sống tăm tối nghèo khổ mà còn phát hiện vẻ
đẹp ẩn dấu trong tâm hồn người dân nghèo là luôn hướng tới tương lai sự sống dù
cuộc đời nghèo khổ bế tắc. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì
tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.
-
Tinh tế ca ngợi những con người nghèo khổ nhưng ấm áp tình người luôn quan tâm
nhau (tình chị em của hai đưa trẻ, tình thương của Liên cho những đứa trẻ nhà
nghèo, cho cụ Thi điên; lời chào hỏi thăm của những người đi chợ, )
-
Nghệ thuật :Hình ảnh ẩn dụ.bóng tối biểu tượng tàn ác bất công.Ánh sáng nhỏ
(ngọn đèn chị Tí;chấm lửa nhỏ và vàng của bác Phở siêu;hột sáng của ngọn đèn
trong quán Liên,An;cái thau sắt trắng của vợ chồng bác Xẩm => Sức sống leo
lét,âm ỉ cháy,khao khát bùng cháy.
4. Giá trị hiện thực và nhân đạo trong
"Hai đứa trẻ" (Thạch Lam)
a. Giá trị hiện thực
1. Miêu tả chân thực bức tranh thiên nhiên
phố huyện, tiêu điều, ảm đạm, tăm tối..
2. Miêu tả sinh động cuộc sống lam lũ,
nghèo khổ, bế tắc của những cư dân nơi phố huyện phản ánh hiện thực khổ cực của
người dân trước cách mạng 1945
3. Cảnh đợi tàu cuả hai đứa trẻ.
b. Giá trị nhân đạo
1.Tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống ở phố
huyện nghèo:
- Xót xa trước cảnh đời nghèo đói, tăm
tối, không tương lai, không ánh sáng của mẹ con chị Tí, gia đình bác xẩm, bác
Siêu...
- Cảm thương cuộc sống đơn điệu, quẩn
quanh, tẻ nhạt nơi phố huyện.
2.Sự phát hiện của Thạch Lam về những phẩm
chất tốt đẹp của người dân nghèo ở phố huyện:
- Cần cù, chịu thương chịu khó (chị Tí
ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn một hàng nước; hai chị em Liên thay mẹ trông
coi gian hàng tạp hoá...).
- Giàu lòng thương yêu (Liên cảm thương
trước cảnh những đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở
chợ...).
3. Sự cảm thông trân trọng của nhà văn trước những ước mơ của
người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn:
- Nhà văn trân trọng những mơ ước, hoài
niệm của hai chị em Liên và An: mong được thấy ánh sáng, nhớ về quá khứ tươi
đẹp, đoàn tàu như đem đến cho hai chị em “một chút thế giới khác”...
- Nhà văn cũng còn muốn lay động, thức
tỉnh những người nghèo ở phố huyện, hướng họ tới một cuộc sống khác phong phú
và có ý nghĩa hơn.
4. Tố cáo xã hội đương thời đẩy con người vào hoàn cảnh sống bế
tắc.
5. Cảnh đợi tàu của hai đứa
trẻ
Đoạn
văn cuối truyện mô tả tâm trạng đợi tàu của Liên An thật ám ảnh nhức nhối lòng
người và giàu ý nghĩa biểu tượng sâu xa, nhân đạo nhất.
Nếu người dân phố huyện từ khi sinh ra đã dần
chìm trong ao đời phẳng lặng trăm tối nên họ chưa bao giờ được sống cuộc sống
đích thực nên họ không biết khổ, dễ cam chịu nhẫn nhục thì hai đứa trẻ Liên và
An lại từng có cs quá khứ tươi đẹp ở HN. Một quá khứ sáng rực lấp lánh, phồn
hoa đô hội được đi chơi bờ hồ, uống côc nước lạnh xanh đỏ vì thế chúng đã biết
thế nào là cs đích thực có ý nghĩa. Nên khi thầy mất việc phải về phố huyện
nghèo tiêu điều xơ xác tràn ngập bóng tối lúc đầu chúng rất sợ cs tăm tối ngột
ngạt suốt ngày nhọc nhằn kiếm sống. Đã thế thấy cảnh chiều tàn, chợ tan, kiếp
người tàn cơ cực để cho những trái tim tuổi thơ non nớt phải quặn thắt, xót xa.
Nhưng chúng không chịu thỏa hiệp nhẫn nhục trong cái hiện tại ấy. Một khi chúng
cảm thấy chìm dần trong ao đời phẳng lặng tối tăm chúng lại tìm đến cái phao
tinh thần để sống trong ảo giác, thoát khỏi hiện thực tăm tối. Chiếc phao tinh
thần ấy chính làg chuyến tàu đêm.
Hình
ảnh chuyến tàu đêm được TL dồn hết tài năng và tâm huyết để miêu tả như một
biểu tượng về một thế giới khác trong tuong lai.
-Ánh sáng: Sắc màu từ xa đã thấy “ngọn lửa
xanh biếc”, “một làn khói bừng sáng cháy lên”, “các toa đèn sáng trưng trên các
toa hạng sang”, “lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng”
và “những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”, “chiếc đèn xanh treo trên toa
sau cùng”. Các câu văn cộng hưởng tạo nên ánh sáng phong phú sinh động mạnh về
cường độ, rộng về pham vi. Màu sắc rực rõ lộng lấy như một thế giới đích thực
của sự sống khác hẳn những thứ ánh sáng sắc màu nơi phố huyện khi chiều tàn đêm
tối, bóng chiều sa nhật nhòa đen tối có ngọn đèn con leo lét trên chõng hàng
của chị Tí, hột sáng lọt qua phên nứa của chiếc đèn con của Liên, An để trong
quán hay chấm lửa nhỏ vàng lơ lửng của ghánh phở bác Siêu và đom đóm lập lòe.
Khiến Liên và An rất mong chuyến tàu đến để được chạm vào vương quốc của ánh
sáng vụt qua phố huyện như một ngôi sao băng.
- Âm thanh: của chuyến tàu đến cũng thật
là khác thường. Từ xa Liên, An đã nghe “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại”,
“tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi”, “triếng hành khách ồn ào khe khẽ”.
Những động từ mạnh liên tiếp làm nổi bật cảm giác âm thanh của đoàn tàu ầm ầm
dữ dội tưng bừng nhộn nhịp khác hẳn những âm thanh nơi phố huyện như tiếng
trống thu không, tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhai kêu gian. Chính vì thế mà
Liên và An bị âm thanh đoàn tàu cuốn hút nên chờ mong tàu đến để được nghe
thấy, sống lại mơ tưởng đến “Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”. Như thế tức
là hai đứa trẻ được tiếp thêm sức sống để vượt qua hiện thực tăm tối của hiện
tại.
- Chuyển động: đoàn tàu đến cũng thật khác
lạ “dồn dập, rầm rộ; chiếc tàu đi vào đêm tối”. Chuyển động của đoàn tàu mạnh
mẽ nhanh chóng liên tục gợi sự trẻ trung khỏe khoắn sôi động khác hẳn những
chuyển động nơi phố huyện. Liên và An ngôid lặng trên chiếc chõng tre sắp gãy, chị Tí “uể oải” chậm
chạp dọn hàng, bà cụ thi “lảo đảo đi vào bóng tối”, “vợ chồng bác xẩm ngồi bất
động”.
Tất cả từ ánh sáng, sắc màu,
âm thanh chuyển động của đoàn tàu đều đối lập tương phản với bức tranh phố
huyện nghèo nên Liên và An rất yêu thích say mê đoàn tàu. Chúng như hai mầm cây
non trồi lên trên mảnh đất khô cằn bạc phếch không màu mỡ, không phù sa còi cọc
héo úa. Nhưng Thạch Lam đã nhân hậu và đồng cảm nhìn thấy sức sống tiềm tàng
mãnh liệt ẩn trong tâm hồn trẻ thơ. Liên và An không cam chịu, không thảo hiệp
với số phận và cs tối tăm. Chúng không tìm thấy lối thoát trong hiện thực thì
tìm trong ảo giác là tàu đêm giống như một chiếc phao tinh thần làm cho hai đứa
trẻ nổi lên trên ao đời phẳng lặng trong khoảnh khắc dể hồi sinh sự sống, sống
tiếp những ngày tháng dài, phía sau, chẳng thấy tươn lai.
Đoàn tàu vừa là hình ảnh thực
vủa là biểu tượng ẩn dụ về một thế giới. cs có ý ngĩa trong mơ ước của mỗi con
người. Đặc biệt là đối với Liên và An. Chuyến tàu giúp chúng mơ về quá khứ tươi
đẹp và quên hiện tại tối tăm để hướng đến tương lai tốt đẹp hơn. Có thể nói trẻ
con tin vào truyện cổ tích là còn tin vào những giấc mơ đẹp và cuộc đời còn ý
nghĩa. Con người còn được trân trọng. Tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ tưởng
như là vu vơ vô nghĩa nhưng thực chất lại ẩn chứa một thông điêp sâu xa to lớn.
Đó là hãy cứu lấy những đứa trẻ thoát khỏi ao đời phẳng lặng tăm tối nổi váng,
thoát khỏi mảnh đất chết của xã hội thực dân phong kiến hướng tới một xã hội
tốt đẹp hơn, con người được sống trong no ấm hạnh phúc tự do tràn ngập as tiếng
cười.
KL: Bằng một chuyện ngắn trữ
tình có cột truyện đơn giản. Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm
thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực quẩn quanh, bế tăc
trong bóng tối ở phố huyện nghèo trước cách mạng. Đồng thời ông cũng biểu lộ sự
trân trọng, ước mơ, khát vọng đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.