Phân tích bài thơ Đàn ghita của Lorca (Thanh Thảo)
Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta (F.G.Lorca) những tiếng đàn bọt nước Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-...
https://hocvan123.blogspot.com/2019/12/phan-tich-bai-tho-ghita-cua-lorca-thanh.html
Khi
tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi-ta
(F.G.Lorca)
Tây-ban-nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tây-ban-nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la...
Nguồn: Khối vuông Rubíc, NXB Tác phẩm mới,
1985
1.
Tác giả
Thanh Thảo sinh
năm 1946, quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường đại
học Tổng Hợp Hà Nội, ông vào công tác ở chiến trường chống Mỹ ác liệt. Thanh
Thảo được công chúng yêu văn học biết đến qua các tác phẩm mang diện mạo độc
đáo về chiến tranh và thời kì hậu chiến như: “Những người đi tới biển” (1977),
“Dấu chân qua trảng cỏ” (1958), “Khối vuông ru-bích” (1985), “Từ 1 đến 100″
(1988)… Thanh Thảo là nhà thơ đi tiên phong trong nỗ lực đổi mới thơ Việt. Ông
luôn có ý thức tìm tòi, cách tân cho nền thơ Việt đương đại
2.
Tác phẩm
. Bài thơ
:”Đàn ghi-ta của Lorca” được ông viết ở trại sáng tác Quân khu 5- Đà Nẵng năm
1979, được công chúng biết đến lần đầu vào 1985 khi tập thơ “Khối vuông
ru-bích” ra đời. Đây là bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy Thanh Thảo. Bài thơ
đã tái hiện được vẻ đẹp hình tượng Garcia Lorca, nhà thơ vĩ đại nhất Tây Ban
Nha thế kỉ 20. Federico Garcia Lorca sinh ngày 5/6/1898ở tỉnh Granada , miền Nam Tây Ban Nha.
Không chỉ
là một nhà thơ nổi tiếng, ông còn có tài năng về âm nhạc và hội hoạ. Là con
chim hoạ mi xứ Espagna, ông sáng tác rất nhiều khúc ngẫu hứng cho ghi-ta. Như
một nghệ sĩ du ca lãng tử, Lorca đi lang thang cất lên tiếng hát ca ngợi tự do
và cái đẹp cùng cây đàn duyên dáng này. Lorca không chỉ vĩ đại với đất nước
TBN, ông còn là nhà thơ vĩ đại đối với toàn thế giới. Người TBN gọi ông là con
chim hoạ mi TBN, còn người Mỹ thì coi Lorca như nhà thơ vĩ đại của chính nước
Mỹ. Chính những câu thơ mạnh mẽ ,hùng hồn thấm đậm tư tưởng lớn lao , phi
thường của Lorca đã khiến cho bọn thể chế độc tài Franco lo sợ. Ngày 19/8/1936,
chúng điệu Lorca ra bãi bắn để phi tang 1 con người với những tư tưởng tiến bộ.
Là nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa phát xít, thi thể Lorca được tìm thấy trong
đống xác 1500 người trên 1 miệng sâu gần Granada, nơi khởi đầu và cũng là nơi
kết thúc sự sống của một con người kiệt xuất, một nhà thơ vĩ đại.
3. Cảm nhận
Bài thơ
“DGTCLC” thể hiện chân dung đẹp đẽ của nghệ sĩ Lorca trong sự ngưỡng mộ, lòng
đồng cảm và sự tiếc thương sâu sắc của tác giả TT. Xuyên suốt bài thơ, song
hành với hình tượng Lorca là hình tượng cây đàn. Tiếng đàn cất lên tiếng lòng
của Lorca trước cuộc sống, trước thời đại. Nó là linh hồn, là tinh thần của
Lorca, và hơn hết là số phận của nhà thơ vĩ đại này:
“Khi tôi chết hãy chôn tôi
với cây đàn”
_PH.G.LORCA
Bằng hình ảnh cây đàn ghi-ta, nhạc cụ truyền thống tiêu biểu nhất của đất nước và âm nhạc TBN dùng làm hình ảnh biểu tượng nv trữ tình trong bài thơ, tác giả nói đến sự gắn bó máu thịt, suốt đời giữa Lorca và âm nhạc. Qua cây đàn truyền thống của âm nhạc và đất nước mình , một nét độc đáo trong bản sắc văn hoá của con người và đất nước TBN, nhà thơ Lorca đã thể hiện tình yêu sâu sắc ,tha thiết đỗi với quê hương, tổ quốc. Tình yêu nghệ thuật và quê hương đó sẽ mãi mãi sánh bước cùng Lorca đi đến bất cứ nơi đâu, kể cả khi sang bên kia thế giới.
Bằng hình ảnh cây đàn ghi-ta, nhạc cụ truyền thống tiêu biểu nhất của đất nước và âm nhạc TBN dùng làm hình ảnh biểu tượng nv trữ tình trong bài thơ, tác giả nói đến sự gắn bó máu thịt, suốt đời giữa Lorca và âm nhạc. Qua cây đàn truyền thống của âm nhạc và đất nước mình , một nét độc đáo trong bản sắc văn hoá của con người và đất nước TBN, nhà thơ Lorca đã thể hiện tình yêu sâu sắc ,tha thiết đỗi với quê hương, tổ quốc. Tình yêu nghệ thuật và quê hương đó sẽ mãi mãi sánh bước cùng Lorca đi đến bất cứ nơi đâu, kể cả khi sang bên kia thế giới.
Mở đầu bài thơ, ta hình dung
ra 1 kgian TBN đặc thủ, 1 đất nước của những làn điệu ghita du dương- Tây Ban
cầm, cả tấm áo choàng matador khoác trên mình các đấu sĩ:
“những
tiếng đàn bọt nước
TBN áo
choàng đỏ gắt
lila lila
lila
đi lang thang
về miền đơn độc
với vầng
trăng chếnh choáng
trên yên
ngựa mỏi mòn”
Thanh Thảo
đã gợi vẻ đẹp của tiếng đàn dựa trên những liên tưởng ngoài thơ :” tiếng đàn
bọt nước” , ta chợt thấy hình ảnh có những nét tương đồng trong ca dao : “Trời
mưa bong bóng phập phồng” . Bọt nước dường như là hiện thân của số phận tiếng
đànm thật mong manh, ngắn ngủi và dễ vỡ. Câu thơ tuy giản dị nhưng khắc hoạ rõ
nét định mệnh phũ phàng, chông gai đang đón chờ người nghệ sĩ tài hoa phía
trước.
Nếu như
“tiếng đàn” khiến ta nghe được âm thanh, “bọt nước” gợi ta thấy được hình ảnh,
thì câu thơ trên là kết quả của sự kết hợp tài tình giữa cơ quan thính giác với
thị giác để ta có thể cảm nhận tiếng đàn 1 cách rõ nét và sâu sắc. TT đã rất
thành công khi cấu tạo nên hình ảnh bằng sự ánh chiếu của nhiều kênh cảm giác,
gây ấn tượng cho người đọc.
“Tấm áo
choàng đỏ gắt” nhắc ta nhớ tới những đấu trường bò tót truyền thống ở TBN . Thế
nhưng, trong bối cảnh chính trị ngột ngạt và căng thẳng lúc bấy giờ, thì đây
lại là một đấu trường xã hội bạo lực và đẫm máu giữa nền chính trị độc tài và
khát vọng dân chủ tự do, cũng như nền nghệ thuật già nua với khát vọng cách
tân, đổi mới nghệ thuật. Dù trong đấu trường chính trị, nghệ thuật hay số phận
thì Lorca mãi là người đấu sĩ đơn độc và cô đơn.
Giữa bầu
không khí sôi sục của bạo lực, của máu, tiếng đàn ghi-ta vẫn cất lên du dương
và êm đềm :”lila lila lila” như muốn xoa dịu, trấn an con người, góp phần xua
đi sự hiện diện của bạo tàn, tội ác nơi đây. Đặc biệt, câu thơ còn vẽ ra 1 bức
tranh đầy ý nghĩa : Giữa cánh đồng xơ xác đầy gai nhọn, sự chết chóc bao trùm,
ta chợt nhận ra sự xuấ hiện của loài hoa màu tím: lila-loài hoa đặc trưng cho
xứ sở TBN, còn có cái tên khác thật đẹp: tử điinh hương. Loài hoa ấy như biểu
tượng của sự kiên cường, sức sống, đem lại hoà bình nơi tội ác đang ngự trị.
Như vậy, chỉ với 1 dòng thơ “lila lila lila”, tác giả TT đã khéo léo hoà quyện
hai yếu tố âm thanh và màu sắc để phác lên nỗi buồn mang mác, dìu dịu của người
nghệ sĩ lãng du, yêu tự do khi đứng trước tỉnh cảnh rối ren của nước nhà.
Như vậy,
dù ở góc độ nào, ta cũng nhần ra đây là cuộc đấu không cân sức, Lorca đang rất
đơn đọc trên hành trình lí tưởng đầy gian nan, soi bóng lẻ loi giữa con đường
đầy nguy hiểm mà chỉ có cây đàn, tiếng hát hộ thân.
Với tiếng
đàn, người nghệ sĩ du ca lãng tử Lorca đi lang thang , chếnh choáng trong men
hơi say của đất trời nghệ thuật. Chàng là người cất tiếng hát ca ngợi tự do và
cái đẹp trong một thế giới bạo tàn và tăm tối:
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng
trăng chếnh choáng
trên yên
ngựa mỏi mòn”
Lấy trăng
làm bầu bạn, lang thang trên yên ngựa tiến về 1 nơi vô định, Lorca gợi cho ta
nhớ về chàng hiệp sĩ Đôn Kihote nổi tiếng của nhà văn Xécvantec. Nhưng nếu Đôn
Kihote bước tới phía trước với niềm hứng khởi trên con đường làm hệp sĩ, thì
Lorca lại cất bước lang thang với nỗi buồn vô hạn trên con đường nghệ thuật còn
bế tắc. Nếu Đôn Kihote có người giám mã trung thành Xancho Panxa kề cận, thì
Lorca chỉ có mảnh trăng cô đơn làm tri kỉ. Như vậy, dù ở phương diện nào, Lorca
mãi lad 1 thi sĩ, 1 chiến sĩ cô độc , lẻ loi với lí tưởng , mục đích nghệ thuật
riêng.
Qua khổ
thơ đầu bài, hình tượng Lorca được cảm nhận ở nhiều khía cạnh, ở nhiều góc độ
khác nhau, thông qua những nét chấm phá, những mảng màu dường như không đồng
chất, đồng tông, TT đã dựng lên 1 khối toàn vẹn về 1 nghệ sĩ tài năng và chân
chính nhưng có 1 sp oan khốc trong môi trường chính trị bạo tàn.
” TBNhát
nghêu ngao
bỗng kinh
hoàng
áo choàng
bê bết đỏ
Lorca bị
điệu về bãi bắn
Chàng đi
như người mộng du”
Với sự chuyển ý nghĩ và cảm xúc thật bất ngờ, cái chết của người nghệ sĩ thật đột ngột và đau đớn. Những tiếng hát “nghêu ngao” vô mục đích chợt im bặt. Thay vào đó là cảm giác “bỗng kinh hoàng” , 3 tiếng ngắn ngủi nhưng đã thể hiện rất trọn vẹn sự sửng sốt, bất ngờ của toàn thể nd TBN trước sự ra đi của nhà thơ tài năng vĩ đại Lorca. Có thể nói đây là cái chết gây chấn động, ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại.
Nếu như
màu “đỏ gắt” ở đầu bài thơ là tượng trưng cho chiến trường xã hội, thì hình ảnh
“bê bết đỏ” ở sau là màu của máu, là dấu hiệu của sự chết chóc, tang thương. Và
Lorca như một đấu sĩ bị hành hình trên đấu trường chính trị TBN trong bầu không
khí tai ương bao phủ:
”Lorca bị
điệu về bãi băn
chàng đi
như người mộng du”
” Tôi
không muốn nhìn thấy máu!” (Que no quiero Verla!) Lorca đã thảng thốt kêu lên
trong 1 bài thơ định mệnh của mình, bài ” Bica cho Igracio Sanchez Meijas”.
Nhưng “máu đã chảy tràn” chỉ 1 năm sau khi bài thơ tuyệt tác này ra đời, và máu
đó là của Lorca. Ngay ở câu đề từ bài thơ :” Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây
đàn”, ta dễ dàng nhận ra Lorca luôn dự cảm và ám ảnh bởi cái chết, thế nhưng
ông cũng không ngờ cái chết phũ phàng nhất đã ập xuống thân phận mình quá sớm,
ở cái tuổi 38, tuổi con người đang vào độ phát tiết tinh hoa và bao nhiêu hoài
bão, khát vọng còn dang dở. Vậy nên “chàng đi như người mộng du”, đầy bàng
hoàng và đau đớn , khi con đường nghệ thuật biết bao công sức gây dựng, như 1
toà lâu đài nguy nga tráng lệ , giờ đành bỏ hoang.
Lorca từng
suy nghĩ về cái chết , từng tự trả lời câu hỏi :”Mình sẽ chết như thế nào? Ở
đâu?” Và Lorca muốn được chết ” tử tế trên giường mình”, muốn được nằm trong
đất cùng với cây đàn thơ của mình. Nhưng sự Bạo Tàn nào chịu buông tha cho ai.
Bọn Phát xít là giống ruồi nhặng, là mầm mống cái chết mang hình con nhặng,
“cái chết đẻ trứng vào vết thương” như 1 câu thơ của Lorca đã chỉ chính xác.
Đau đớn thay, trong thơ của Lorca lại mang nặng những vết thương, những nỗi
đau, trăn trở trở về con người và sự tự do. Lorca trở thành nạn nhân của bọn
phát xít Franco là điều ko thể tránh khỏi. Nhưng nghiệt ngã thay, chúng ko
những là kẻ sát nhân, à còn là những tên tội đồ dám ra tay sát hại cái đẹp, thủ
tiêu cái tài, huỷ diệt nghệ thuật chân chính.
Khi đứng
trước họng súng tử thần, ai cũng có những hồi tưởng về quá khứ, về những kỉ
niệm gắn bó, thân thương nhất. Lorca cũng không phải là ngoại lệ, tâm tưởng
chàng hiện lên như 1 thước phim quay chậm về những gì chàng đã trải qua: có
ngọt ngào và đắng cay, có đau khổ và hạnh phúc:
” tiếng
ghita nâu
bầu trời
cô gái ấy
tiếng
ghita lá xanh biết mấy
tiếng
ghita tròn bọt nước vỡ tan
tiếng
ghita ròng ròng
máu chảy”
Tiếng đàn
của Lorca vửa có đầy đủ các cung bậc, vừa tái hiện những màu sắc hình khối đầy
tính tượng trưng và biểu cảm.Màu nâu là màu sắc có sự biến ảo nhiều nét nghĩa.
Có khi là màu nâu của chất liệu cây đàn, có khi là màu nước da của những cô gái
Di gan cuồng nhiệt, sôi nổi. Và đặc biệt đó cũng là màu của đất mẹ TBN thân
yêu. Trên phông nền của màu nâu, Lorca nhớ về bầu trời tượng trưng cho sự tự
do, nhớ về cô gái Digan, hình ảnh tiêu biểu cho xứ sở TBN. Như vậy, chỉ thông
qua 2 câu thơ, ta nhận ra cảm xúc chủ đạo của Lorca khi cận kề cái chết là nỗi
niềm hướng tới quê hương, tổ quốc. Chuyển sang màu xanh của lá, màu xanh của hy
vọng, của khát vọng sống, tuổi trẻ, niềm tha thiết của Lorca với cuộc sống trỗi
dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Thông qua
những hình ảnh thị giác (“tròn”,”vỡ tan”) ,âm thanh thính giác (“rongf
ròng”,”máu chảy”), TT đã thốt lên sự nuối tiếc ,ngậm ngùi cho 1 vẻ đẹp nghệ
thuật đang bị phá huỷ. Tiếng vỡ oà, tức tưởi cất lên đau đớn đến xót xa.
Phép điệp “tiếng ghita” chạy trước bài thơ vừa dẫn dắt mạch thơ vừa liên kết khổ thơ ,tạo nên độ luyến láy của 1 bản nhạc. Tiếng đàn đã tạo nên hình sắc, hoá thân thành số phận, linh hồn , nghệ thuật của người nghệ sĩ Lorca. Như vậy, cái chết bất ngờ của Lorca đã được diễn tả bảng hình ảnh thực, tạo cú sốc dây truyền theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh vỡ ra thành màu sắcm hình khối (“dòng máu chảy”) . Chỉ qua âm thanh mà ta có thể cảm nhận đủ mọi dáng vẻ, sắc màu, linh hồn của con người và thần thái của vạn vật. Có thể nói nếu Lorca là 1 nghệ sĩ tài hoa, kiệt xuất thì TT cũng thực sự là 1 nghệ sĩ ngôn từ bậc thầy.
Phép điệp “tiếng ghita” chạy trước bài thơ vừa dẫn dắt mạch thơ vừa liên kết khổ thơ ,tạo nên độ luyến láy của 1 bản nhạc. Tiếng đàn đã tạo nên hình sắc, hoá thân thành số phận, linh hồn , nghệ thuật của người nghệ sĩ Lorca. Như vậy, cái chết bất ngờ của Lorca đã được diễn tả bảng hình ảnh thực, tạo cú sốc dây truyền theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh vỡ ra thành màu sắcm hình khối (“dòng máu chảy”) . Chỉ qua âm thanh mà ta có thể cảm nhận đủ mọi dáng vẻ, sắc màu, linh hồn của con người và thần thái của vạn vật. Có thể nói nếu Lorca là 1 nghệ sĩ tài hoa, kiệt xuất thì TT cũng thực sự là 1 nghệ sĩ ngôn từ bậc thầy.
“Không ai
chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn
như cỏ mọc hoang
giọt nước
mắt vầng trăng
long lanh
trong đáy giếng”
Nhà thơ TT
đã lấy lời di chúc của Lorca :”Khi tôi chết …” làm lời đề từ cho bài thơ của
mình . Đậy chính là di ngôn đầy tâm huyết của 1 người nghệ sĩ chân chính. Lorca
ko muốn nghệ thuật của mình vì được công chúng yêu mến mà đưa lên đài danh dự
rồi vô tình trở thành vật cản trên con đường cách tân, phát triển thơ ca của
thế hệ sau. Thơ ca cũng như văn chương, luôn cần hơi thở mới. Như nhân vật Hộ
trong tác phẩm của NC từng nhận xét : “Văn chương chỉ dung nạp những người biết
đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra những cái
gì chưa có”. Hay Đại thi hào M.Gorki cũng từng thốt lên : “Cái bình thường là
cái chết của nghệ thuật”
Thế nhưng,
trái ngược với tâm nguyện của Lỏca :” không ai chôn cất tiếng đàn” và thực tế
dù có muốn chôn vùi cũng không được. Đây là một tiếng đàn, một giá trị tinh
thần chứ không phải là một cây đàn vâth thể. Tiếng đàn ấy trường cửu cùng tự
nhiên và hơn thế, bản thân nó chính là tự nhiên. Nó vẫn ko ngừng vươn lên, lan
toả ngay cả khi người nghệ sĩ đã sáng tạo ra nó đã ra đi.
Đau đớn
thay, cái chết thực sự của 1 nhà cách tân là khi khát vọng, sự nghiệp của anh
ta ko có ai kế tục, nhưng cái chết đau đớn hơn của 1 nhà cách tân còn là khi
tên tuổi và sự sáng tạo của anh ta được đem lên bệ thờ và trở thành 1 bức tường
kiên cố, cản trở sự cách tân văn chương của những người đến sau.
Bằng biện
pháp so sánh “cỏ mọc hoang”, nhà thơ TT đã thể hiện sức sống mãnh liệt, sự bất
tử, sự lan toả của nền nghệ thuật chân chính. Câu thơ “Giọt nước mắt vầng
trăng” gợi cho ta sự ngưng đọng của buồn đau, thương xót. Giọt nước mắt sáng
đẹp và vĩnh cửu như vầng trăng đó cũng là những giọt nước mắt của anh hùng:
“Nước mắt
anh hùng lau chẳng ráo” (Nguyện Đình Chiểu)
Tại giếng
nước, nơi kẻ thù vứt xác Lỏca lại là nơi toả sáng tâm hồn chàng như có ánh
trăng soi vào : “tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm…tủi phận bạc trôi
theo dòng nước đổ…”
Thông qua đoạn thơ, tác giả
đã gửi gắm nỗi đau xót, thương tiếc cho hành trình nghệ thuật còn dang dở của
Lorca, đồng thời thể hiện niềm tin sâu sắc vào sự bất tử của nghệ thuật chân
chính.
” đường
chỉ tay đã đứT
dòng sông
rộng vô cùng
Lorca bơi
sang ngang
trên chiếc
ghi-ta màu bạc”
Nếu như hình ảnh “đường chỉ
tay” là hiện thân cho thiên mệnh thì biểu tượng “dòng sông” là vạch mốc ngăn
cách 2 cõi âm dương. “Đường chỉ tay đã đứt” thể hiện cho cái hữu hạn, cho số
phận con người, tượng trưng cho cú giáng phũ phàng, trái ngang của số mệnh, đối
lập với “dòng sông vô cùng”, tượng trưng cho sự vô hạn, dòng chảy cuộc đời,
dòng chảy nghệ thuật và sự siêu thoát về cõi hư vô.
Hình ảnh “chiếc ghi-ta màu bạc” là biến ảnh của chiếc ghita nâu khi đã sang cõi khác. Sự biến chuyển màu sắc từ nâu sang bạc tức là sự biến đổi trạng thái từ thực sang hư, từ cõi dương sang cõi âm. Đặc biệt màu bạc là màu của sự vĩnh hằng, ánh bạc biêng biếc tạo nên sự hư ảo của 1 màu huyền thoại.
Hãy nhắm
mắt và lặng lòng để chiêm ngưỡng 1 sự siêu thoát, 1 sự hoá thân. Trên dòng sông
của định mệnh, của thời gian vĩnh cửu, ta thấy bóng chàng Lorca “bơi sang
ngang, trên chiếc ghita màu bạc”. Chàng đang vẫy tay chào nhân loại để đi vào
cõi bất tử. Chiếc ghi-ta chàng gắn bó suốt cuộc đời nay cũng là con thuyền thơ
cùng chàng đi về miền đất hư vô, huyền thoại.
“chàng ném
lá bùa cô gái Digan
vào xoáy
nước
chàng ném
trái tim mình
vào lặng
yên bất chợt”
Lorca đã
ném “lá bùa cô gái Digan” vào xoáy nước 1 cách dứt khoát. Chàng còn cần lá bùa
hộ mệnh làm gì khi nó ko thể giúp chàng níu kéo sự sống? Lá bùa định mệnh dần
dần trôi vào xoáy nước, khép lại cuộc đời Lorca, một người chiến sĩ phát xít
kiên cường, vĩ đại.
Trái tim đã dừng nhịp đập,
cũng như khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật đã phải ngừng lại mãi mãi.
Chàng nghệ sĩ du ca Lorca đã câm lặng, tự nguyện chôn vùi, hi sinh vì nghệ
thuật mà suốt đời chàng theo đuổi.
Với hình ảnh đầy chất mộng,
câu thơ đã tái hiện sự giã từ của Lorca, thật thanh thản, nhẹ nhàng, đậm chất
nghệ sĩ. Chàng đã có thể thực sự chia tay với những ràng buộc và hệ luỵ trần
gian để nhắm mắt yên nghỉ trong giấc ngàn thu.
“lila lila lila…”
Những âm
thanh, nốt nhạc xao xuyến của tiếng đàn sẽ mãi ngân nga, vang vọng trong lòng
độc giả nói chung và người yêu thơ Lorca nói riêng. Những đoá hoa tử đinh hương
tím ngát âm thầm tiễn biệt linh hồn Lorca. Có thể nói sự vùi dập đã nhường chỗ
cho sự thăng hoa, sự đau đớn đã nhường chỗ cho sự tôn vinh.
Bài thơ có
mạch cảm xúc rất đa dạng. Từ sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với người nghệ
sĩ tự do, cô đơn đến nỗi xót thương, đau đớn trước cái chết oan khuất của 1 con
người có tài năng xuất chúng. Cuối cùng, khép lại bài thơ là tấm lòng ngưỡng
mộ, niềm tin vào sự bất tử của Lorca. Qua đõ nhà thơ TT đã khắc hoạ 1 hình
tượng Garcia Lorca huyền thoại. Xuyên suốt bài thơ, song hành cùng hình tượng
Lorca chính là cây đàn thơ muôn thuở. Đàn ghi-ta là tâm hồn của chính Lorca, là
khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu tự do, hoà nhịp trái tim mình với
quần chúng nhân dân và toàn thể nhân loại.
Bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca” ; là tp tiêu biểu cho tư duy thơ
của TT: với nội dung giàu chất suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại, mạch
cảm xúc mãnh liệt và phóng túng, cùng với lối biểu đạt ấn tượng và hiệu quả,
bài thơ sẽ mãi vấn vương, in dấu sâu đậm trong lòng người đọc.