Nhân vật Huấn Cao

         Nguyên mẫu để cho nhân vật HC dâng trào cảm hứng xây dựng nên nhân vạt này chính là nhân vật Cao Bá Quát trong lịch sử VN vừa là...


         Nguyên mẫu để cho nhân vật HC dâng trào cảm hứng xây dựng nên nhân vạt này chính là nhân vật Cao Bá Quát trong lịch sử VN vừa là anh hùng khởi nghĩa vừa là nghệ sĩ viết chữ đẹp mà huyền thoại nổi tiếng với câu nói: “Nhất sinh đê thủ vái maii hoa”. Nhân vật này hội tu ba vẻ đẹp : Tài hoa; khí phách; tấm lòng nhân hậu. Đó cũng chính là vẻ đẹp của nhân vật HC.

a.  Vẻ đẹp tài hoa
Tài văn
-      HC có tài viết chữa rất nhanh và đẹp “có tài viết chữ tốt”, “chữ Huấn Cao đẹp lắm. vuông lắm” “mỗi nét chữ của Huấn Cao thể chí tung hoành của một đời con người”. Vậy là qua cuộc đối thoại giữa  viên quản ngục với thầy thơ lại NT đã dùng nghệ thuật lấy bóng lộ hình, vẽ mây nảy trăng để làm nổi bật tài năng viết chữ Hán của HC.

Thư pháp là bộ môn nghệ thuật cao siêu, thường phải người có văn hóa, có học thức đức độ tài hoa mới viết được đẹp và thường viết ở không gian sạch sẽ thoáng đãng như thư phòng, tiền sảnh. Mỗi lần người ngệ sĩ đạt bút viết là một lần sáng tạo, mỗi lần con chữ viết ra là sự tập trung tài năng tâm huyết của người nghệ sĩ. Mỗi nét chữ đều là hiện hình của ước mơ hoài bão thầm kín và mãnh liệt trong trái tim người viết. Chứng tỏ đây là bộ môn nghệ thuật cao siêu có sự đòi hỏi cao ở người nghệ sĩ. Phải hiểu đúng tầm cỡ của môn ngệ thuật này mới hiểu được tư tưởng  Nt nâng Hc lên hình tượng ngệ sĩ. Qua việc miêu tả HC nguyễn Tuân kin đáo gửi gắm tình cảm tiếc nuối về một nền văn hóa cổ truyền dân tộc đang bị mai một. Đó cũng chính là tình cảm yêu cái đẹp, lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
Nt càng miêu tả tài văn của HC cao siêu đến đỉnh điểm thì càng giúp cho người đọc về sau hiểu được sâu sắc ước nguyện của viên Qn là có được chữ HC vì có được chữ Hc “như có vật báu trên đời”. Cho nên để có được chữ HC viên Quản ngục không những phải dụng công, phải nhẫn nhục mà còn phải liều mạng.
Tài võ
Ông là lãnh tụ khởi nghĩa chống lại triều đình nhưng không mưu đồ đế vương mà cứu dân đen khỏi áp bức. Khi bị băt giam có tài bẻ khóa vượt ngục. Điều đó thể hiện sự coi thường cường quyền, bất chấp xiềng xích, gông cùm - nhà tù phong kiến và ham muốn tự do cua HC.
b.  Vẻ đẹp khí phách
-      Có lí tưởng cao đẹp
HC được xây dựng là một vị anh hùng mang một lí tưởng cao đẹp luôn bênh vực cho cái đẹp, cái thiện, nhân nghĩa , hp tự do của nhân dân chống lại cái ác cái xấu sự bạo tàn sẵn sàng hy sinh cho lí tưởng ấy.
-      Coi thường cường quyền tàn ác.
Khi HC xuất hiện trực tiếp với các bạn tù “rệp cắn tôi đỏ cả cổ lên rồi phải rỗ gông đi..” lập tức bị bọn lính tù đại diện cho quyền lực tàn bạo mỉa mai, dọa đánh. Thế nhưng sự ngăn cản, doạ nat không hề tác động được vào người anh hùng. “Huấn Cao lạnh lùng trúc mũi gông thúc vào thềm đá đánh thuỳnh một cái”. Thanh gông ấy như một đòn mạnh giáng trả bon lính tù thể hiện sự coi thường khinh rẻ và đặc biệt thể hiện khí phách một người tự do “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Không sợ cường quyền muốn làm gì là quyết tâm làm được dù có bị ngăn trở hay gặp khó khăn và có được phép hay không.
-      Phong thái ung dung thanh thản.
Những ngày cuối đời được viên QN hậu đãi rượu thịt mặc dù không biết nhưng vẫn “thản nhiên nhận rượu thịt coi đó là việc vẫn làm trong hứng bình sinh”. Chứng tỏ NT đang vẽ nhân vật HC còn có phong thái đáng quý của người anh hùng là ung dung thanh thản, đường hoàng, đĩnh đạc, coi thường sự gian khổ và cái chết.
-      Yêu ghét rạch ròi
Thể hiện ở lời nói khinh bạc để đuổi viên QN khỏi buồng giam, sẵn sàng chờ sự báo thù. Ông không chấp nhận sự hậu đãi của Quản ngục vì ông ta làm nghề thất đức tức là biểu tượng cho cái xấu, cái ác thì không thể vào buồng giam của HC.
c.   Vẻ đẹp của thiên lương, tấm lòng nhân hậu.
-      Thiên lương cao đẹp.
Trong truyện khái niệm “thiên lương” được HC sử dụng với nhiều ý nghĩa. Thiên lương với Quản ngụ là tấm long biết yêu quý trân trọng cái đẹp. Vói HC thì thiên lương là ý thức trong việc sử dụng tài năng của mình. Ôg không bao giờ ép mình vì vàng ngọc hay quyền thế mà cho chữ. Suốt đời chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường tăng ba người bạn thân.
-      Tấm lòng nhân hậu cao thượng.
Nếu NT cứ để HC đi sừng sững oai phong từ đầu đến cuối truyện chỉ có tài hoa và khí phách thôi thì hẳn đây sẽ là anh hùng phiến diện , khiếm khuyết. Một anh hùng chỉ thấy “khoảnh” và “khinh bạc” sẽ làm mất đi thiện cảm ở người đọc dành cho kẻ có tài, có trí khí. Vì thế với một tấm lòng nhân hậu NT đã truyền sang cho nhân vật HC một trái tim dịu dàng, một tấm lòng thuần khiết năm ngay ở trong bề ngoài gai góc, phiêu bạt. Tấm lòng ấy được biểu hiện bằng sự cảm động trước ước nguyện của viên QN.
Khi thầy thơ lại nói về mong ước của viên quản ngục thì HC ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thú vị như phát hiện ra một điều kì diệu là ở nơi tưởng chừng như thế giới của cái xấu, cái ác, vẫn tồn tại cái đẹp, cái thiện. Đó là tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” và có những sở thích cao quý “thích chữ đẹp”.Từ sự ngỡ ngàng Hc lại bộc lộ sự cảm động trước một con người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” và đồng ý cho chữ “về bảo với chủ ngươi tối nay lúc nào lính canh về trại đem lụa, bút, mực và bó đuộc đến đây ta cho chữ”. Hc cũng thấy hối hạn vì “thiếu chút nữa phụ môt tấm lòng trong thiên hạ”. Câu nói hé lộ cho thấy lẽ sống của HC- sống phải xứng với những tấm lòng”. Nếu vì một lí do nào đó mà phải phụ tấm lòng cao quý của người khác thì HC cho đó là một tội lỗi không thể tha thứ của mình được. Chính vẻ đẹp của trái tim dịu dàng, tấm lòng trong sáng trung thực này đã nâng hình tượng nhân vật HC trở thành một anh hùng nghệ sĩ, có vẻ đẹp toàn vẹn hoàn mĩ đến tuyệt vời “đại nhâ, đại chí, đại dũng”.
d.       Sự thông nhất cái tài, tâm và khí phách.
Huấn Cao với vị thế tối cao tỏa sáng trong cảnh cho chữ. (Miêu tả cảnh cho chữ - xem phần 5).
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Sử dụng nhiều cách miêu tả khi trức tiếp, gián tiếp, đặc tả…
- Đặt nhân vật vào tình huông độc đáo
- Triệt để sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập, bút pháp lãng mạn để làm nổi bật cái đẹp.
- Dung nhân vật Quản ngục, thầy thơ lại làm đối sánh để nổi bật HC.

- Ngôn ngữ miêu tả giàu chất tạo hình. Sử dụng nhiều từ Hán việt, lời nói khẩu khí của người xua làm tăng vẻ đẹp của “một thời vang bóng”.

Related

Ôn thi ĐH-CĐ 7605066103897553925

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item