Bi kịch của nhân vật Hộ (Đời thừa - Nam Cao)
“Con hãy nghe nỗi buồn của rừng cây héo khô, của hành tinh lạnh ngắt, của chim muông que quặt. Nhưng trước nhất, con hãy nghe nỗi buồn ngườ...
https://hocvan123.blogspot.com/2014/08/bi-kich-cua-nhan-vat-ho-oi-thua-nam-cao.html
“Con hãy nghe nỗi buồn của rừng cây héo khô, của hành
tinh lạnh ngắt, của chim muông que quặt. Nhưng trước nhất, con hãy nghe nỗi
buồn người” (Nadim – Hichmet).
Cuộc đời là một chuỗi liên tiếp của
những nỗi đau và niềm hạnh phúc khi mà xã hội được sự thống trị của đồng tiền
của cường quyền, ngoại xâm nó sẽ trở thành những cơn sóng đời ngầu đục và chới
với, ngắc ngoải trong đó những mảnh đời nhỏ bé, đau đớn không lối thoát. Nỗi
đau của con người trở thành thường trực nhưng nó vọng thấu trước hết vào trái
tim của người nghệ sĩ. Nam cao một cây bút tài năng và một trái tim chan chứa
lạ kì, đã đau, đã hiểu, đã day dứt biết bao nhiêu trước cảnh đời của những trí
thức tiểu tư sản nghèo để với biết bao tâm huyết, yêu thương, dùng trí tuệ của
trái tim để dựng lên tấn bi kịch đầy tinh thần, đầy nước mắt của nhân vật Hộ
trong thiên truyện ngắn “Đời thừa”.
Bi kịch là khi con người bị đặt vào giữa những đối
kháng, mâu thuẩn giằng xé mà không có lối thoát. Bi kịch tinh thần diễn ra ngấm
ngầm trong nội tại suy nghĩ, trí óc của nhân vật, tự nhân vật thấy mình mâu
thuẩn và không giải tỏa nỗi. Tất cả nước mắt những vết cắt cứa điều nằm sâu
trong lòng người khiến lòng người rỉ máu. Nỗi đau quằng quại không được giải
tỏa, không được chia sẻ có sức tàn phá ghê gớm, đẩy con người vào tận cùng của
nỗi đau và bế tắt.
- Bi kịch của người tri thức có lí
tưởng, có lẽ sống cao đẹp, có trách nhiệm với nghề nhưng lại phải sống cuộc đời
thừa. Hộ là một nhà văn tâm huyết, có
lí tưởng hoài bão lớn lao. Lí tưởng ấy đặt vào sự nghiệp văn chương “đối với
hắn nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa”. Hộ
mơ ước viết được một tác phẩm sẽ làm mờ hết các tp khác cùng thời”. Tác phẩm ấy
phải “chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao ,vừa mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa
phấn khởi. Nó ca tụng tình thương, lòng bắc ái, sự công bình. Nó làm người gần
người hơn”. Như thế có nghĩa là tác phẩm của Hộ viết ra sẽ mang giá tri nhân
đạo sâu sắc. Hộ khẳng định hoài bão của mình với bạn bè “cả đời tôi sẽ viết một
quyển thôi. Nhưng quyển ấy sẽ đoạt giải Noben và được dịch ra đủ thứ tiếng trên
toàn cầu”. Như thế cũng có nghĩa là tác phẩm màộ viết ra không chỉ mang ý nghĩa
trong nước mà còn co tiếng nói chung của toàn nhân loại. Nó nói lên được nỗi
niềm của mọi người. Ở đây không phải khát vọng của một kẻ ngông cuồng, háo danh
mà là mơ ước chính đáng của một nhà văn chân chính. Anh muốn thông qua tác phẩm
của mình để khẳng định tài năng tâm huyết, anh muốn chứng minh rằng “mình không
phải là kẻ vô ích, người thừa trong XH”. Hộ coi văn chương là lẽ sống của cuộc
đời dù có khổ, có nghèo nhưng vẫn khẳng định “tôi tuy khổ, nhưng thử hỉ người
giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy vị trí của tôi chưa chắc tôi đã đổi”. Hộ rất say
mê văn chương. Đối với Hộ đó không chỉ là phương tiện kiếm sống mà còn là mục
đích lí tưởng mà cả đởi anh theo đuổi. Suốt ngày anh cặm cụi đọc sách không
biết chán “đói rét không nghĩa lý gì với một gã say mê lí tưởng”.
Nhưng
tất cả những hoài bão khat vọng rất cao đẹp ấy đã bị sụp đổ. Tấn bi kịch bắt
đầu khi anh lặp gia đình. CS gia đình vợ con với biết bao thứ phải lo toan,
toàn là những việc vặt vãnh, tẹp nhẹp, vô nghĩa lí ấy đã lấy đi hết thời gian
của Hộ khiến anh không thể thực hiện được mơ ước của đời mình. Đến lúc này Hộ
mới hiểu giá trị của đồng tiền quan trọng tới mức nào trong cs. Những thứ trước
đây Hộ khinh, Hộ không nghĩ tới thì bây giờ Hộ phải nghĩ đến nó.
Để
kiềm tiền Hộ phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hộ phải viết những bài
báo mà người đọc quên ngay sau khi đọc. Trong thâm tâm Hộ không muốn làm như
thế nhưng vì bát cơm manh áo và những thứ tủn mủn của cs buộc anh phải làm vậy.
Bởi điều nay Hộ rất dằn vặt “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương,
sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”. Vậy mà chính Hộ gio đây phải
viết loại văn chương như thế “loại văn
chương vô vị nhạt nhẽo gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn đạt vài ý
thông thường quấy loãng, thứ văn chương bẳng phẳng và quá ư dễ dãi”. Những lúc
phải làm như vậy Hộ thấy lương tâm mình cắn dứt. Đó là sự cắn dứt của một con
người có ý thức cao về nghề nghiệp, trách nhiệm với ngòi bút của mình. Quan
trọng hơn đó là lòng tự trọng của một nhà văn trân chính. Hộ tự xỉ vả mình là
một thằng khốn nạn, tự nhiếc móc mình là một kẻ bất lương.
Sự
mâu thuẫn giữa khát vọng lớn lao chân chính với thức tế cuộc sống sáng tác đã
làm nên tấn bi kịch tinh thần của Hộ. Hộ tự nghĩ còn gì đau đớn hơn cho một kẻ
vẫn khát khao làm cái gì để nâng cao giá trị cs mà kết cục chẳng làm được gì.
Chỉ những lo cơm áo đã đủ mệt “cơm áo không đùa với khách thơ”. Cs nghiệt ngã
đã bắt Hộ phải sống một cuộc đời bất lương vô ích, con người thừa. Bi kịch của
Hộ cũng chính là bi kịch của Điền (trăng sáng), Thứ, san (Sống mòn) và biết bao
trí thức nghèo dưới xh thực dân thời ấy.
- Bi kịch của người có trái tim nhân đạo
nhưng lại tự giẫm đạp lên tình thương.
Trước đây Hộ dang rộng cánh tay đón nhận mẹ con Từ nhưng rồi chính cái ghánh
nặng gia đình ấy đã thôi thúc Hộ nghĩ đến câu nói của một nhà hiền triết “phải
biết ác, tàn nhẫn để sống mạnh mẽ hơn” nhưng đó chỉ là ý nghĩ thoáng qua của
một con người lấy tình thương làm chuẩn mực xác định nhân cách con người. Hộ
thấy mình không thể từ bỏ tình thương vì nêu bỏ tình thương thì có khác gì quí
vật. Hộ rút ra một triêt lý cao cả “kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên
đôi vai mình” vì thế anh hi sinh văn chương để bảo vẹ tình thương, đảm bảo cs
gia đình. Một người như Hộ mà phải hi sinh văn chương thì rất buồn chán đáu
khổ. Nỗi đau khổ này càng tăng lên khi anh gặp bạn bè. Những cuộc gặp gỡ khơi
dậy trong Hộ giấc mơ ngày xưa (quá khứ tươi đẹp hiện tại phũ phàng). Buồn chán
anh lại tìm đến rượu để giải sầu nhưng rượu cũng không giúp anh thoát khỏi tâm
trạng đau đơn ấy. Rươu chỉ làm Hộ say chứ không làm anh quên trong khi say. Hộ
đã trút tất cả lên đầu vợ con và khi ấy Từ phải ghánh chịu những cơn thịnh nộ.
Hộ chửi mắng con, dọa đuổi tất cả “chỉ ngày mai thôi là ta sẽ đuổi hết..tất cả
chỉ đáng vật cho một cai chết tươi”. Thế là hết cả tình thương lòng nhân ái. Con
người giàu tình thương khi xưa giờ chỉ là một thằng phũ phu tàn nhẫn.
Anh đã vi phạm vào nguyên tắc tình thương của chính mình đạp
đỗ hết bao khuôn vàng thướt ngọc mà anh đã đặt ra. Anh đã rơi vào biên giới của
sự xấu xa, xoa đọa. Nếu anh trở thành một kẻ “đê tiện” trong nghề văn thì vẫn
còn một sợi dây để nếu kéo nhân cách của anh đó là tình thương, điều đó cũng đủ
để cứu rồi, bào chữa lí giải cho anh, giúp anh còn một điểm tựa để làm người,
anh không còn là một nhà văn chân chính nhưng khi anh đã đạp đổ nguyên tắc tình
thương của mình thì mọi sự nếu kéo đã không còn nữa anh trượt dài trên con
đường thoa hóa, phần “người” cao đẹp trong anh từng bước bị chính anh hủy
hoại. Con người lúc này của anh bị đạp đổ đã giết chết “con người” anh lúc
trước, anh tự giết mình để một lúc nào đó đau đớn bất lực thốt lên “Thôi ta đã
hỏng thật rồi”. Tình thương với anh là một thứ đạo cao đẹp nhất. Anh đã từng
nhủ lòng rằng mình “có thể hi sinh tình yêu chứ không thể hi sinh tình thương”
bởi anh muốn làm “người” đúng nghĩa. Mất tình thương con người thành sỏi đá cao
hơn sẽ trở thành dã thú. Biên giới giữa người và quỷ tưởng xa xôi hóa ra thật
mỏng manh, giữa thanh cao và đen tối chỉ là khoảnh khắc lòng thương sẽ nếu giữ
phần “người” cao quý ấy và Hộ đã cùng đường anh phạm một cách nghiêm trọng tất
cả những gì đẹp đẽ, anh rơi vào giữa một vòng tơ nhện mà anh đã tự giăng lên.
Hoàn cảnh chỉ là tiền đề, con người là yếu tố tiên quyết. Những bi kịch tinh
thần vò xé đã công phá tàn hoại biết bao những giá trị là yếu tố để con người
được sống và làm người.
Tỉnh
rươu hắn lại ân hận về những hành vi tàn nhẫn mình làm luc say. Hắn khóc nức nở
không ra tiếng. Ở đây NC không chỉ nói về đạo đức nhân cách mà là sự tỉnh ngộ
của một người chồng phũ phu. Tác giả muốn làm nổi bật bi kịch tinh thần của
người tri thức có hoài bão cao đẹp, hi sinh hoài bão ấy để giữ lấy tình thương
nhưng cuối cung lại chính mình trà đạp
lên tình thương ấy - sống cuộc đời thừa.
KB.
Tìm hiểu tấn bi kịch của nhà văn Hộ qua Đời thừa ta càng thấy rõ tài năng nghệ
thuật, giá trị nhân đạo được thể hiện trong tác phẩm. Nhà văn đã kết án xã hội
thực dân phong kiến tàn bạo hủy diệt nhân cách con người, hủy diệt ước mơ chính
đáng của văn nghệ sĩ. Đó cũng là chủ đề nổi bật xuyên suốt các sáng tác của nhà
văn.