Hình tượng con sông Đà (Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân)

           Mỗi nhà văn có một phong cách văn chương riêng đó là những khám phá độc đáo về nội dung và hình thức. Nguyễn Tuân - ông được c...

           Mỗi nhà văn có một phong cách văn chương riêng đó là những khám phá độc đáo về nội dung và hình thức. Nguyễn Tuân - ông được ca ngợi giống như con ong chăm chỉ trong nghệ thuật luyên trăm hóa chữ nghĩa thành giọt mật cho đời.
Ông có sở trường là đam mê  xây đắp cái đẹp trong thiên nhiên, đi sâu khai thác sư dữ dội hay trữ tình của tạo vật. Sự sáng tạo của NT kết tinh trong thể loại tùy bút - ông được tôn vinh là bậc thầy. Nó được thể hiện sâu sắc trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Sức nóng của sông Đà rất phù hợp với phong cách của NT. Nói đến sóng Đà là nói đến cảnh núi cao chất ngất, vực sâu thăm thẳm thác nước ào ào và dòng chảy “Đà giang độc bắc lưu” đồng thời cũng có những đoạn sông thơ mộng trữ tình đẹp mê hồn người.


*. Sông Đà hung bạo
a. Sông Đà chảy qua miền núi non hùng vĩ, hiểm trở
Bờ đá: “Đá bờ sông dựng vách thành, vách đá thành chẹt lòng sông như cái yết hầu”..”di qua quãng sông ấy có cảm giác lạnh và tối nhìn lên như ngóng vọng cái tầng nhà thứ mây vừa tắt phụt đèn điện”. Tác giả sử dụng một loạt động từ mạnh “dựng, chẹt..để tạo ấn tượng mạnh tác động vào giác quan ngươi đọc gợi lên sự liên tưởng về sự hùng vĩ sữ dội đến vô cùng của những núi đá. Cách so sánh của Nt đặc biệt. Ông luôn tìm được sự tương đồng ở hai thực thể sư vật vốn đối lập. Ở đây là sự chất ngất của bờ đá nơi hoang xơ và những tòa cao ốc nơi thành phố. Thật bất ngờ cách so sánh ấy không những đạt hiệu quả cao mà còn tạo cảm giác hấp dẫn đầy mới lạ, cái dữ dội hùng vĩ hiện lên rất cụ thể độc đáo.
- Mặt ghềnh Hát Long. “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuồn luồng gió gùn ghè”. Nhà văn rất tài hoa khi dùng những câu văn móc xích “đá, sóng, gió, nước” lặp lại tạo nên nhịp gấp liên tiếp cùng động từ “xô” láy ba lần giống như những đợt sóng gió liên tiếp ập tới té tát. Từ láy hình “cuồn cuộn” từ láy âm “gùn ghè” tạo cả cảm giác hình, lẫn âm, tạo nên một mặt ghềnh có đủ sóng, gió, nước phá tan vào nhau ập vào mọi giác quan của người đọc rất giữ dội phấn khích.
- Hút nước: “cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”. Phép so sánh đậm chất NT rất độc đáo mới lạ vè uyên bác đặc tả độ sâu tít đáy của hút nước. Không chỉ dừng lại ở đó “trân mặt hút xoáy tít đáy cũng đang lừ lừ những cánh quạ đàn”. Thật tài tình, chưa có ai tìm được sư tương đồng giữa thế giới của nước với cánh chim trên trời. Hình ảnh so sánh rất sinh động, gợi rất cụ thể sự chuyển động của mặt xoáy. Nhưng sự dữ dội, nguy hiểm đáng sợ khog nằm ở đây mà ở từ láy “lừ lừ”. Một động từ đầy nội lực. Nếu chỉ là một hút nước nhỏ chắc chắn sẽ không có từ láy “lừ lừ”. Nó làm ta liên tưởng đến một xoáy nước có đường kính rất lớn. Khi ngòi bút của NT chưa lật ngửa cái hút nước ra thì ông còn chưa dừng lại. Nhà văn tiếp tục bằng phép so sánh “nước biết thở kêu như cái cống cái bị sặc, có lúc hút nước giống lên ặc ặc như rót dầu sôi vào” gợi lên cảm giác rất cụ thể. NT lien tiếp đẩy ngưoif đọc vào trạng thái căng thẳng mạnh mẽ bởi một hệ thống ngôn ngữ cũng rất ca tính và đặc biệt độc đáo. Sự vật hiện lên rất thật và  hấp dẫn.  Nhưng đó mới chỉ là bề ngoài của cái hút nước ẩn dấu bên trong là sự nguy hiểm đáng sợ “thuyền qua quãng này người lái đò phải tài hoa đến mức nghệ sĩ giống như lái mô tô, sang số nhấn ga nếu không là trồng ngay cây chuối”. Nhưng dù nó nguy hiểm đến đâu thì NT vẫn muốn tìm kiếm môtk vẻ đẹp thể hiện qua giả thiết “có anh quay phim ấn máy quay ngồi trong thuyền thúng tròn vành rồi chop cả người, cả máy vào hút nước và đã quay được thành hút nước “màu nước sông xanh va, một áng thủy tinh khối đúc dàu, khối pha lê xanh”. Vậy là cảnh hút nước hiện lên vừa dữ dội ngiệt ngã nhưng sắc màu lại rất đẹp vừa trong xanh lung linh hấp dẫn.
- Thác nước được NT miêu tả từ xa đến gần , từ cảm giác âm đến cảm giác hình “từ xa đã thấy tiếng nước réo gần mãi, rồi lại réo to mãi lên..nghe như là oán trách rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”. Động từ manh “réo” điệp lại hai lần nhấn mạnh tiếng thác nước cứ lớn dần, mạnh dần. Phép tu từ liệt kê những âm thanh khác nhau của thác nước để tôn lên sự phong phú đa dạng, phức tạp đầy dữ tợn của thác nước. Các từ “đã thấy, rồi lại, thế rồi..” cùng những so sánh tuyệt đối chính xác để truyền tới tâm trạng chờ đợi phấn khích, căng thẳng và cảm giác mạnh mẽ trước không gian đột nghột mở òa ra rất mực hoàng tráng “thế rồi nó lại rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lứa đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét cùng đàn trâu da cháy bùng bùng”. Nguyễn Tuân đã tạo nên trong từng con chữ cái không khí bừng bừng khí thế, tạo nên am thanh long trời lở đất giống như tiengs nổ lớn của nạn núi lửa động đất thời tiền sử.
Vậy là người đọc cứ mê đắm để tâm trí theo lời văn như thôi miên người đọc và phát huy tận lực trường liên tưởng, tưởng tượng dò được hết năng lượng thẩm mĩ của văn chương. Để thấy rằng từ xưa đến nay trong văn học VN hiện đại chưa có ai dám lấy lửa tả nước, lấy rừng tả sóng để gợi cả âm lẫn hình ảnh tiếng thác nước dầm dập, àm ào đổ từ trên trời cao xuống đất thẳm. Trái lại rừng lửa rầm rập bốc lên từ đất lên trời cao.
b. Sông Đà như một sinh thể có nhiều biểu hiện, sắc thái, cảnh huống phức tạp mang “diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một” bày thạch trận thử thách trí lực tài năng con người. (xem mục 4 phần c).
* Nghệ thuật: Với đôi mắt quan sát tinh tế, với kho ngôn từ giàu có ngồn ngộn chất hiện thực của thiên nhiên sự sống. Với tài năng văn chương tuyệt tác, sáng tạo phép tu từ đặc sắc so sánh, nhân hóa, liệt kê, điệp, hệ thống động tù mạnh NT đã khắc họa bức tranh thiên nhiên sông Đà giàu tính tạo hình có hình khối hùng vĩ, dữ dội, hung bạo, tạo ấn tượng mạnh cho người đọc không bao giờ có thể quên được một kì thú thiên nhiên - sông Đà.
*. Sông Đà trữ tình
a. Sông Đà với chiều sâu văn hóa
- Đó chính là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn tinh, thủy tinh:
Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen
Đó phải chăng là cái trữ tình rât mực đáng quý của con sông. Nó phải cảm ơn NT và đọc giả cũng phải cảm ơn ông vì đã khám phá ra điều đó để người đọc có dịp hiểu hơn về con sông đó.
- Sông Đà còn làm NT gợi nhớ cố nhân - nhớ những áng thơ xưa và có lẽ dòng sông ấy đã giúp NT thể hiện một sự hàm ơn sâu xa đối với cố nhân, đối với những nhà thơ, nhà văn trong quá khứ đã truyền lại cho ông lòng yêu cái đẹp khả năng thưởng thức cái đẹp qua những áng thơ tuyệt tác. Chẳng phải ngẫu nhiên ông nhắc tới Lý Bạch với câu “Yên hoa tam nguyệt há dương châu” khi ông gặp lại sông Đà sau bao ngày nhớ nhung như nhớ một cố nhân. Và khi ngồi thuyền trôi trên sông là khi NT sống một cách có ý thức trong câu thơ lãng mạn của Tản Đà “thuyền tôi trôi trên dải sông Đà bọt nước lênh bênh - bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của một người tình nhân không quen biết
b. Sông Đà vẻ đẹp duyên dáng của thiên nhiên
Nếu ở đoạn trên khi mô tả cuộc giao tranh hào húng giữa người và thác ông đã điều động rất nhiều và thoải mái những tri thức về quân sự và võ thuật thì đến đoạn sau khi nói về cái thơ mộng của sông Đà bao lịch lãm về văn chương, hội họa, điện ảnh đã tụ vè ngòi bút của Nt khiến câu văn từ chỗ mang tiết tấu gắt mạnh dồn bức đã được “kéo ra, thư duỗi rất mực êm ả”.
“Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói nui Mèo đốt nương xuân”. Câu văn rất thơ mộng êm ả. Ta không còn nhận ra con sông ấy nữa, nó đã thay đổi hoàn toàn, sự dữ dội của sóng nước chỉ vang vọng trong một miền sâu xa của tâm hồn. “Bờ sông Đà, bãi sông Đà chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Nt đã vè nên một sóng Đà chìm trong  chất thơ của cảnh, của hoài niệm, của ký ức lãng đãng sương khói, đọc giả như lặng người trôi trong âm hưởng của những câu vưn đẹp đẽ trong sáng lạ lùng. Một không gian trở nặng thời gian “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa”, “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương”. Nhà văn đưa người đọc vào thế giới của du dương để ta chỉ còn biết xúc động bồi hồi.
Chưa dừng ở đó NT còn muốn chúng ta có được cái nhìn toàn diện, một vẻ đẹp toàn bích từ xa của dòng sông “có lúc sông Đà giống như sợi day thừng ngoằn ngoèo” hay “áng tóc mun dài” rất mềm mại, thơ mộng.
Đã nhìn cận cảnh bờ sông, nhìn toàn bộ dòng sông từ máy bay nhà văn còn muốn chứng minh con sông không hề có màu đen như người Pháp từng gọi. “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giân dữ ở một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về”. Thật nhiều sắc màu, rất lung linh hư ảo gợi cảm.
Đến đay thì dòng sông đã hoàn toàn chinh phục người đọc bởi vẻ đẹp cá tính của nó. Hay chính nhà văn đã làm người đọc khâm phục về khả năng làm chủ ngon từ của mình.
a.  Đối lập mà thống nhất. Ở phương diện nào con sông ấy cũng cho thấy tình yêu tổ quốc chân thành của người nghệ sĩ NT.
Cái gốc của sự uyên bác NT không nghi ngờ gì nữa đó chính là cái tính, cái tinh thần trách nhiệm của một con người yêu thiên nhiên đất nước. Ta hiểu tại sao con sông Đà hiện lên chân thực đẹp đẽ đến thế. Đó chính là nhờ lòng nhiệt huyết trong tâm một con người yêu thắng cảnh quê hương. Ta hiểu sự bất bình của ông trước việc người Pháp gọi sông Đà là sông đen. Chúng gọi bẳng “cái tên lếu láo”. Ông nhất quyết phải chứng minh rất công phu - công phu ở bước thực địa và cả cách chon ngôn từ. Và ông đã làm được, làm rất thuyết phục.
KB: Bức tranh thiên nhiên sông Đà hiện lên thật thơ mộng trữ tình, thật hùng vĩ dữ dội. Nhà văn đã viết bằng ngòi bút tài hoa, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa giản dị vừa uyên bác. Hội tụ những từ ngữ tinh tế gợi cảm, giàu tính tạo hình. Hình ảnh phong phú, sống động, nét vẽ gan guốc táo bạo lại mềm mại uyển chuyển. Các biện pháp tu từ được huy động tối đa, liên tiếp “so sánh. Nhân hóa, điệp từ..kết hợp với niềm đam mê sông Đà và tình yêu quê hương đất nước Nt đã sáng tạo ra một dòng sông nghệ thuật chảy mãi trong tâm hồn bạn đọc.
1.     Hình tượng người lái đò sông Đà
Hình tượng người lái đò sông Đà mang đậm dấu ấn phong cách của NT đã để lại cho đọc giả những ấn tượng mạnh mẽ. Hình tượng ông lái đò sông Đà được NT dồn hết tâm huyết tài năng và tình cảm trân trọng ngợi ca để khắc trạm với bút pháp lí tưởng, lãng mạn hóa để làm nổi bật đến đỉnh diểm hai phẩm chất anh hùng và nghệ sĩ trở thành hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình đó là những người dân lao động chiến đấu với thiên nhiên khắc nghiệt dũ dội để lao động xây dựng quê hương đất nước.
a. Ông lái đò có ngoại hình và những tố chất khá đặc biệt
Ông có thân hình gọn chắc như “chất sừng, chất mun”. Đặc biệt hơn “hai tay dài lêu nghêu như cái sào lái đò”..”hai chân khuỳnh khuỳnh như kẹp chặt cái cuống lái trong tưởng tượng”, tiếng nói thì “ào ào như sông nước”. Chỉ vài net phác họa tài hoa mà  hình tượng ông lái đò hiện lên đầy ấn tượng với những nét rất riêng không lẫn với ai. Dáng hình ấy chính sản phẩm của cuộc sống lao động miệt mài kiên trì bền bỉ trên sông nước.
b.Là người tài trí, phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ
Tác giả miêu tả ông lái đò không phải là thần thánh, không có những phép thần thông biến hóa nhu Sơn tinh, Thủy tinh trong truyện truyền thuyết, không thể có sức khỏe như vị thần Hy Lạp mà ông lái đò chỉ là người lao động bình dị đời thường, thế mà hơn mười năm xuôi ngược trên sông Đà ông luôn chiến thắng nước, sông, đá, lũ, thác nước. Nhà văn hé lộ đó là bởi ông lái đò hiểu tường tận về “tính nết” của dòng sông, “thuộc sông Đà như thuộc một bản trường ca, thuộc cả dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than và từng đoạn xuống dòng”. Ông luôn nắm chắc “binh pháp của thần sông, thần đá, và thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi mặt nước” để lái đò tài và đẹp như một nghệ sĩ tay lái ra hoa, một trí dũng song toàn, lúc thì oai phong lẫm liệt như anh hùng cưỡi hổ, lúc thì sang số nhấn ga như lái moto bay, đặc biệt ông biết nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà không thiếu vẻ lãng mạn.
c.Ông lái đò rất mực dũng cảm trong những chuyến vượt thác nguy hiểm.
Vẻ đẹp của ông lái đò được NT cực tả hay nhất, ấn tương nhất qua cuộc giao tranh với nước, đá, sóng sông Đà. Mặt trận thủy chiến bày ra 3 trùng vi.
Trùng vi 1.
Đá: được nhân hóa như một đội quân hung tợn, hình dáng “ngỗ ngược, méo mó, nhăn nhúm”, có lúc “hất hàm như thách thức”, khi thì “tiu nghỉu xanh lè”. Hình tượng đá được miêu tả rất phong phú đa dạng tạo ấn tượng cho người đọc. Đá có tài dàn trận, nó biết “mai phục” dàn làm ba chặng đòi “ăn chết” con thuyền”. Có hòn “nhổm dậy vồ lấy thuyền”. Có tiền vệ, đá nổi, boong ke chìm. Rất nhiều tính từ bình giá, những động từ mạnh và những từ ngữ thuộc lĩnh vực quân sự được huy động để cực tả sự dữ dội ác liệt.
Sóng: Tác giả nhân hóa sóng nước như một đội quân bí hiểm có nhiều cách thức độc đáo “khúyp quật vu hồi lại”, tung ra nhiều đòn đánh như “đá trái, thúc gối”, “đội thuyền”, “túm thắt lưng”. Hơn thế nữa sóng còn tung ra rất nhiều lối đánh hiểm, đòn hiểm, “đòn tỉa, đòn âm”, đánh “đòn lùng”.
Nt thật uyên báckhi huy động kiến thức quân sự, võ thuật đặc sắc vào văn chương để tả sự dữ dội của sóng nước. Ông cũng thật tài hoa trong viết văn khi sử dụng vốn động từ mạnh ngồn ngộn trùng điệp liên tiếp cùng các phép tu từ để cực tả sự nguy hiểm của sông Đà tạo nên giá trị thẩm mĩ cho câu văn. Tạo nên sự sinh động cuốn hút người đọc.
Nước: Phối hợp cho cuộc hỗn chiến nước biết “hò reo làm thanh viện cho đá, nước hò la “vang dậy quanh mình”, nước vang trời “thanh la não bạt”. Một loạt động từ mạnh để nhấn mạnh âm thanh dữ dội ầm ào kinh thiên động địa của song Đà.
Tất cả làm nổi bật đá, sóng, nước sông Đà vô cùng dữ tợn nhưng chúng càng dữ tợn hiểm ác bao nhiêu thì càng có giá trị tôn lên tài năng lòng dũng cảm của ông lái đò bấy nhiêu. Ông lái đò tỏ ra rất tỉnh táo “cố nén vết thương”, “hai chân kẹp chặt cuống lái”, “tiếng chỉ huy ngắn gọn” điều đó giúp ông phá tan thạch trận thứ nhất.
Nhà văn ít tả nhưng qua đó ta đã thấy được những phẩm chất đáng quý của ông lái đò, giàu lòng dũng cảm kiên cường gan dạ,bình tĩnh chủ động, quyết đấu chiến thắng.
Trùng vi 2.
Đá, sóng, nước tăng thêm nhiều cửa tử để lừa thuyền, chúng vẫn tiếp tục cuộc hỗn chiến dữ dội tăng thêm rất nhiều cửa tử. Nhưng ông lái đò vẫn ung dung không chùn bước mà “không một chút nghỉ tay,nghỉ mắt, đổi luôn chiến thuật”. Ông nắm chắc binh pháp của thần sóng, thần đá, thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Để từ đó ông cưỡi lên thác nước hiểm trở này. Để từ đó ông cưỡi len thác sông Đà như cưỡi hổ, ông “nắm chặt bờm sóng, ghì cương, lái phóng nhanh, lái miết”, “đứa thì ông tránh ra rảo bơi”, đứa thì ông “đè sấn lên mà chặt đôi ra”.
Qua một loạt động từ mạnh liên tiếp tả. Ông lái đò hiện lên như một chiến sĩ oai phong lẫm liệt hội tụ tất cả những phẩm chất đẹp của người chiến sĩ nơi chiến trươngd nguy hiểm, thông minh mưu chí,nhanh nhẹn, tháo vát, linh hoạt dũng cảm anh hùng kiên trì bền bỉ táo bạo trong chiến đấu đề chiến thắng.
Trùng vi 3.
Nếu dừng ở đây thì Nt mới chỉ cực tả được phẩm chất anh hùng của ông lái đò vì thế nhà văn sáng tạo ra thạch trận thứ 3 để bổ sung phẩm chất thứ hai của ông lái đò - tài hoa đến mực “tay lái ra hoa” tức là “đạt đến mức nghệ sĩ trong việc lái đò”.
Sóng nước sông Đà vẫn nguy hiểm đến tột đỉnh vì bên trái bên phải đều là “luồng chết” nên ông lái đò đã trổ tài “thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. Chưa bao giờ và cũng nhưa có nhà văn nào lại tả được cách lái thuyền độc đáo như vậy vì thuyền không lái trên mặt nước mà nâng lên khỏi mặt nước, xuyên qua làn hơi nước uốn lượn rất thần tình để tránh đá và sóng. Những động từ mạnh “vút, xuyên” nhấn mạnh thần tốc của con thuyền. Tất cả làm hiện lên trí dũng và tài hoa đến phi thường của ông lái đò. Một vẻ đẹp toàn vẹn hoàn mĩ của ông lái đò nói riêng, của nhân dân lao động Tây Bắc nói chung.
b.     Ông lái đò một hình tượng đẹp về người lao động.
Qua hình tượng này NT muốn phát biểu quan niệm: Người anh hùng không phải chỉ có trong chiến đấu mà còn có cả trong cuộc sông lao động thường ngày. Ông lái đò là một người anh hùng như thế.
*. Nghệ thuật miêu tả
- Chú ý tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ ỏ ông lái đò. Đây là cách viết phù hợp với quan điểm nghệ thuật về con người của nhà văn, phù hợp với cái nhìn rộng mở của ông về phẩm chất tài hoa nghệ sĩ. Theo ông nét tài hoa nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Khi con người đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc của mình là khi họ bộc lộ nét tài hoa nghệ sĩ đáng được đề cao.
- NT có ý thưc tạo tình huống thử thách nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình. Điều đáng chú ý trước hết là nhà văn đã miêu tả cuộc vượt thác như một trận thủy chiến càng nhán mạnh thách thức ghê ghớm của “thạch trân” sông Đà càng khắc họa phẩm chất ông lái đò.
- Cách miêu tả đậm chất tài hoa uyên bác của Nguyên Tuân.
+ Sử dụng những từ ngữ chính xác tinh tế gợi cảm giàu tính tạo hinh. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, điệp từ, liệt kê để tăng thêm giá trị thẩm mx của văn chương, cụ thể hóa hình ảnh. Kết câu câu văn cùng các biện pháp tu từ trải qua nhiều chặng để bộc lô hêt tu tưởng giá trị thẩm mĩ,
+ NT vận dụng nhiều thuật ngữ trong nhiều lĩnh vực của cs như âm nhạc, hội họa, văn chương lịch sử, địa lý, võ thuật, quân sự, thể thao…để tạo nên những trang văn lấp lánh như lăng kính vạn hoa truyền cho người đọc bao sự kì thú, hiểu biết mới mẻ.

KL:

Related

Ôn thi ĐH-CĐ 802568753011926151

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item