Vài suy nghĩ về lối sống Việt

Điều gì khiến chúng ta – đất nước Việt Nam chưa thể có những con người gia đình theo kiểu hiện đại, những công chức theo kiểu hiện đại, n...

Điều gì khiến chúng ta – đất nước Việt Nam chưa thể có những con người gia đình theo kiểu hiện đại, những công chức theo kiểu hiện đại, những công dân thế giới ? Chỉ một câu trả lời duy nhất đó là bởi sức nặng của quá khứ, của cái cũ, của truyền thống.
Cả Nhật Bản và Việt Nam đều tiếp thu văn hóa Trung Hoa và ảnh hưởng sâu đậm. Nhưng Nhật Bản đứng ngoài vòng cương tỏa ấy và tiếp thu mang tính chủ động còn ta thì nhiễm ngấm hoàn toàn bị động. Nhật Bản đã kiên quyết “thoát Á” gạt bỏ tận gốc tư duy Nho học để noi theo phương tây, chính trung Hoa cũng nhanh chóng lột xác và không ngừng mô phỏng văn minh phương Tây - Họ có cả những trung tâm chuyên trách để thực hiện việc này. Còn Việt Nam thì vẫn mặc áo xô gai đội mũ cao bồi và hút xì gà. Muốn tiếp thu một cách thấu triệt cái mới thì buộc phải gạt bỏ cái cũ như cái vại đựng tương không làm sạch thì đem đựng rượu sẽ hỏng. Như đứa trẻ học tiếng thì nhanh nhạy hơn người trưởng thành học thêm ngoại ngữ. Thật khó để thay đổi nếu chúng ta đang sở hữu cả một lối mòn tư duy, một hệ tư tưởng cổ phong nhập sâu cả vào trong khái niệm văn hóa.
Chúng ta khó có những gia đình kiểu hiện đại bởi chúng ta đã quen quá lâu với những lề luật gia pháp, với những quan niệm ứng xử, quy tắc đạo đức cứng nhắc. Những tôn ti trật tự độc đoán, chuyên chế của quân, sư, phụ, huynh trưởng, phụ mẫu, của tam tòng tứ đức, tam cương ngũ thường, của hiếu đạo, lễ nghĩa triệt tiêu hoàn toàn ý thức cá nhân, tinh thần dân chủ. Chúng ta buộc phải gỡ bỏ nhưng quan niệm ấy trong tư tưởng người Việt.
Chúng ta khó có được đội ngũ công chức hiện đại, tiến bộ, mẫn cán – độc lập bởi cả mấy chục thế kỉ nay ta sở hữu bộ máy công chức đồ sộ, cồng kềnh đầy quan liêu, chuyên chế độc đoán. Tất cả bắt đầu từ lối tư duy nhà Nho bị biến tướng. Đó là sĩ diện hão, sĩ dởm, hám danh, giả dối. Là ngại đối mặt, đối đầu, lánh đục về trong, chết một đống hơn sống một thằng. Là thích giáo huấn, thích giảng đạo, thích nói nhân nghĩa, ít thực tế, thực hành, nặng lí thuyết, đường lối, hạch sách. Từ tư duy đám đông sinh ra thích cào bằng, hay đố kị, ghen ghét, ăn không được thì đạp đổ, ít tính xây dựng, giàu lòng ích kỉ. Tính cá nhân bị triệt tiêu – ngại phát biểu, ngại nói lên chính kiến, không ưa nổi bật. Tất cả đều cản trở sự tiến bộ xã hội khiến đội ngũ công chức của chúng ta quá đồ sộ mà không phát huy tác dụng làm kéo ì sức phát triển của dân tộc.
Chúng ta cũng không có được cái nhìn của con người công dân thế giới bởi chúng ta đã ngủ quá lâu trong cái nôi là văn hóa làng xã với lối sống tự cung tự cấp, khép kín, cố định. Đây là nơi lưu giữ khá lâu văn hóa dân tộc nhưng cũng lại là một ranh giới vô hình cản trở sự mở mang của xã hội hiện đại. Dù đã mở toang cánh cửa giao lưu buôn bán nhưng tư duy làng xã vẫn tồn tại trong mỗi con người khiến họ rất nhạy cảm khi bị thay đổi không gian văn hóa. Dường như rất nhiều người trẻ tuổi thích lựa chọn những công việc mang tính ổn định, ít thay đổi, ít xê dịch. Vẫn thích được bao bọc bởi gia đình, làng xã và thích an phận thủ thường. Tuổi trẻ mà lại lựa chọn những công việc nhẹ nhàng, ngại xê dịch, thích lập gia thất, xây dựng của nhà thì thật lãng phí.
 Những nhà Nho xưa là những con người thích tự ép mình vào khuôn phép, vào quy tắc, vào nhưng trật tự cứng nhắc. Dường như con người tự nhiên, con người đời sống, con người chân thực sinh động bị che khuất bởi chiếc mặt nạ Nho sĩ đầy giả dối.  Họ luôn giữ mình trong mực thước, ít bộc lộ bản thân, sống mô phạm và không bao giờ rời bỏ nguyên tắc. Con người hiện đại cần thay đổi.  Con người với tất cả những trạng thái sống, động thái cảm xúc của một con người đúng nghĩa. Có lúc suy tư, lúc nghiêm túc, khi cười cợt, cũng có khi cáu gắt nóng nổi, khi lo sợ, khi mãn nguyện…Đặc biệt luôn chủ động cởi mở trong mọi mối quan hệ và luôn chân thành hết mức có thể. Khác với người xưa rằng “hữu xạ tự thiên hương”, con người hiện đại cần biết tự quảng bá mình, để mọi người biết đến mình. Cũng là khái niệm đồng nghĩa vơi PR, quảng cáo.


Related

Văn hóa - Giáo dục 769332765879419722

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item