Một người con dân tộc cũng là một công dân thế giới, Từ Fuzawa Yukichi trong tự truyện suy nghĩ về Phan Bôi Châu.
Với Yukichi ông luôn tâm niệm học tập không phải chỉ để thỏa mãn những ham muốn tầm thường của con người như lấy vợ, sinh con...
https://hocvan123.blogspot.com/2014/04/mot-nguoi-con-dan-toc-cung-la-mot-cong.html
Với Yukichi ông luôn tâm niệm học tập không phải chỉ để thỏa
mãn những ham muốn tầm thường của con người như lấy vợ, sinh con, xây dựng nhà
cửa. Như vậy thì con người chẳng hơn loài sâu kiến là bao nhiêu. Xã hội loài
người sẽ mãi chỉ dậm chân tại chỗ vì ai cũng chỉ hoàn thành trách nhiệm sinh
tồn của bản thân. Học tập theo Yukichi là để góp sức xây dựng đất nước, góp phần cải tạo xã hội. Với suy nghĩ này cả
cuộc đời Yukichi dốc sức thực hiện bổn phận trách nhiệm của mình với đất nước,
dân tộc. Hễ cứ có điều gì làm tổn hại đến khí chất dân tộc, đến sự mở mang khai
hóa văn minh thì ông phản ứng kịch liệt giống như người ta đang xúc phạm đến
danh dự, phẩm tiết của mình.
Khi đinh ninh rằng Chính phủ mới là Chính phủ
Nhương di tức là mang tư tưởng thủ cựu, bài trừ nước ngoài, bài trừ văn minh
phương tây thid ông “ghét cay ghét đắng”, “như thế thì không giữ nổi đất nước
này, thậm chí làm cho nó náo loạn hơn”. Nhưng về sau thấy “Chính phủ thực thi
con đường khai hóa văn minh thì ông “rất lấy làm mừng”. Ông tự nhủ với chính
mình “do chỉ đánh giá ở bề nổi, nghĩ rằng những kẻ lập ra chính phủ Nhương di
làm những việc ngu ngốc chỉ có mất nước. Vì vậy bản thân tôi tránh không gần
gũi Chính phủ nhưng vẫn tâm niệm một điều rằng sẽ nỗ lực làm những điều mình có
thể cho nước Nhật”. Trong Tự truyện nhiều đoạn ông đã bộc bạch rất chân thành
tâm sự của mình với đất nước, quốc gia “ngồi nhìn tình hình đất nước đảo loạn
trước và sau cải cách Minh trị tôi không khỏi lo đất nước sẽ không thể đứng
vững một cách độc lập, không khỏi thoát khỏi cảnh bị người nước ngoài xâm lăng
làm nhục. Nhìn ra bốn xung quanh Đông, Tây ,
Nam , Bắc tôi
không tìm được ai để giãi bày nỗi ưu phiên lo lắng này”. Đọc “Phúc
ông tự truyện” tôi thấy hình như Yukichi suy tư trăn trở về vận mệnh dân
tộc nhiều hơn vè cuộc đời mình. “Hôm nay nghĩ lại có cảm giác như minhd vừa qua
một giấc mơ. Tôi rất mừng vì xã hội đã theo con đường khai hóa văn minh”. Có
thể nói lại bằng lời của Yukichi rằng “làm cho đất nước Nhật trở nên giàu mạnh
là bản nguyện của ông”. Ông viết “việc thiết lập quôc hội, tiến hành cải cách
theo hướng tiến bộ sẽ có lợi cho đất nước thì được nhưng nếu trên thực tế điều
đó không có lợi và dù kiếp này tôi có được tha tội thì có lẽ sau khi chết đi sẽ
gặp điều chẳng lành dưới phủ của Diêm vương…dù thế nào tôi cũng muốn đưa toàn
thể quốc dân vào cổng của tòa nhà khai hóa văn minh, biến nước Nhật trở thành
một cường quốc có binh lực mạnh mẽ và kinh tế phồn vinh. Đó chính là bản nguyện
lớn nhất của tôi và chỉ một mình tôi âm thầm thực hiện”. Quả thực ông đã làm
được những điều thần kì. Những cuốn sách do ông viết và dịch đã đem lại một
giấc mơ với những thứ ánh sáng kì diệu cho con người Nhật Bản. Ông tận tụy đến
những giây phút cuối đời để thực hiện sở nguyện cao quý của một người con Nhật
bản.
Nói đến đây tôi nhớ đến một người con của Việt Nam cũng trong
thời đại ấy. Ông là Phan Bội Châu. Nếu nói về lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm
với quốc gia, dân tộc thì Phan Bội Châu không kém Yukichi. Nếu được thì chủ
quan tôi cho rằng ông còn yêu nước nhiệt thành mạnh mẽ hơn Yukichi. Chính lòng yêu nước như ngọn lửa rực cháy
trong trái tim và ánh mắt Phan Bội Châu đã khiến vị bác sĩ, nhà khoa học Nhật
Bản là Ossaba che trở suốt những năm tháng ở Nhật. nhưng tại sao Phan Bội Châu
không thành còn Yukichi thực hiện được sở nguyện. Việt Nam và Nhật Bản đều ngấm rất sâu
thứ bùa mê của văn hóa Nho – Khổng Trung Hoa. Về căn bản không nhổ tận gốc rễ
thứ văn hóa thì không mong đưa đất nước theo con đường văn minh hiện đại. Nếu
không phải là Yukichi với một bộ óc canh tân siêu việt, một quá trình thâm nhập
sâu sắc vào văn minh phương tây thì ông không thể chọn một hướng đi đúng cho
con người Nhật bản. Văn minh phương Tây bản thân nó cũng có những tồn tại nhưng
nhì chung nó cần thiết cho sự tiến bộ của loài người. Không quốc gia nào có thể
phủ nhận nền văn hóa vật chất ấy trong công cuộc xây dựng đất nước. Nếu Việt
nam cũng như Nhật Bản từ chối nền văn minh ấy thì chẳng mấy chốc chúng ta hóa
thành một bà cô già và khó tính. Nói như thế nghĩa là Phan Bội Châu chưa thực
sự thấy được gốc rễ của sự canh tân đất nước cũng như chưa nhận ra ánh sáng của
văn minh nhân loại dù ông đã nhận ra một
điều rất cơ bản rằng nguyên nhất phát triển của đất nước Nhật Bản là do dân trí
mở mang và ông đã có quá trình đọc, dịch, tìm hiểu và đưa về nước các cuốn sách
tiến bộ trong đó có những tư tưởng của Yukichi, vận động học sinh xuất ngoại du
học. Nhưng bởi vì không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với văn minh phương tây,
đi “bắt chước một kẻ bắt chước” (Nhật
Bản) lại đựoc đào tạo, trưởng thành trong môi trường Nho học. Canh tân đất nước
theo con đường tây phương nhưng lại chiu ảnh hưởng sâu nặng bởi những tư tưởng
Trung Hoa điển hình là Lương Khải Siêu, Khang Hữư Vi…Và quan trọng hơn cả là ông chưa có được tâm thế của một
công dân thế giới mang tầm nhìn nhân loại mà luôn bị giới hạn bởi không gian
văn hóa, màu da, huyết chủng. Tất nhiên chúng ta có rất nhiều các nguyên
nhân khác nhau dẫn đến sự kết thúc của
phong trào Duy Tân cuối thế kỉ XIX. Sẽ là không công bằng nếu so sánh nhưng chủ
quan tôi cho rằng Yukichi có được sự sâu sắc thấu đáo, khôn khéo, bền bỉ hơn
trong quá trình đi cải tạo đạo đức tinh thần của một dân tộc và ông luôn sống
như một công dân thế giới thực thụ. Có thể nói thêm về Hồ Chí Minh. Khi Người
bước ra thế giới đã hoàn toàn xoa sạch những giới hạn về lạnh thổ, màu da.
Người luôn nhìn nhận vấn đề bằng cái nhìn nhân loại, toàn cầu rất công bình từ
đó tìm ra quy luật chung của nhân loại thế giới. Từ đó người đã đi đến những
kết luận hết sức chính xác: “Nhân dân lao động thế giới ở đâu cũng là bạn, giai
cấp thông trị ở đâu cũng là thù”. Đó là chìa khóa mở ra hướng đi và sự lựa chọn
của Người cho con đường cách mạng Việt Nam . Gắn liền cách mạng Việt Nam
với cách mạng thế giới. Nếu có thể phân chia một cách tương đối những mẫu người
cá nhân của thời đại ấy thì Phan Bội
Châu là con người cá nhân kiểu phương Đông. Ông nặng về các giá trị dân tộc hơn
là dân chủ. Còn Yukichi ông cân đối được cả hai giá trị đó để nắm bắt được căn
bệnh của người Nhật mà bền bỉ cải tạo từ gốc rễ. Đến nay có lẽ Việt Nam vẫn chưa
làm được điểu mà đất nước Nhật bản đã làm xong từ rât lâu đó là một cuộc cách
mạng về đạo đức và tinh thần con người. Chúng ta đang sở hữu một lối sống thiếu
thuần khiết, đầy nhiễu nhưỡng và tỏ ra vô cùng khó chịu. Chúng ta thiếu những mẫu
người như Yukichi. Hồ Chí Minh đã đưa cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của chúng
ta đến vinh quang. Nhưng trong cuộc cách mạng đạo đức, tinh thần thì chúng ta -
những kẻ hậu sinh chưa làm tốt những di huấn của Người.
Đối với một
quốc gia Yukichi là một quốc dân đắc địa, Phan Bội Châu cũng là một quốc dân
loại xịn. Nhưng nếu khẳng định Yukichi mang tầm vóc một công dân thế giới liệu
có thể nói tương tự với thầy Phan. Đến đây xin được làm rõ. Tôi đưa ra hai tiêu
chí cơ bản làm tiêu chuẩn cho mẫu người công dân thế giới cũng là để làm rõ tại
sao Phan Bội Châu không thực hiện dược tâm nguyện của mình.
Thứ nhất đó
là những con người mang tâm thế của một công dân thế giới, không bị giới hạn
bởi không gian văn hóa của một dân tộc hay một vùng lãnh thổ. Nói đơn giản hơn
trong một quốc gia thì thấy mọi nơi đều như quê hương mình, trên một thế giới
thì đến nơi đâu cũng tự tại như đất nước mình. Điều này thực sự cần thiết và
hữu ích cho con người hiện đại nếu muốn trở thành lí tưởng. Ngày xưa từ quê ra
thành phố làm ăn thấy rằng đó là việc lớn, là một sự thay đổi xê dịch ghê ghớm
bây giờ thì được xem như chuyện thường. Ngày xưa xuất dương, ra nước ngoài học
tập, công tác, làm việc thấy đây là việc đại sự, quan trọng, ngày nay nên xem
là thường tình. Một con người hiện đại nên có phẩm chất đó. Nếu muốn mở mang
trí tuệ, nâng cao sự nghiệp, nâng cao tinh thần năng lực thì cần xem việc xê
dịch đây đó là cần thiết. Sáng ở Mĩ, tối ở Anh, hôm sau ở Việt nam cũng là
chuyện không cần đáng ngạc nhiên. Cần xem văn hóa làng xã, lối sống khép kín,
cố định ngại xê dịch thay đổi là không còn phù hợp trong xã hội mới.
Đọc tự truyện thì thấy rằng Yukichi thích
đây đó hơn là sống yên phận nơi quê nhà. Thậm chí đối với quê nhà còn không
muốn ngoảnh đầu lại. Tất nhiên có nhiều lý do để ông phản ứng như vậy nhưng rõ
ràng ít nhiều nói lên tính cách của ông. “Khi xa quê hương lòng ông không hề
lưu luyến”: “đi học văn chương hay võ nghệ gì cũng được miễn là thoát khỏi
Nakatsu là mừng. Ngày rời xa quê hương mà lòng tôi không hề lưu luyến. Thậm chí
còn tự nhủ “nơi này có ai muốn ở lại làm gì, như viên đạn ra khỏ nòng súng, một
đi không quay trở lại”. Không biết rằng ông lý giải thế nào khi đến Việt Nam và đọc
những câu thơ này: “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”, ông
là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt hay những câu thơ đó không còn đúng với con
người hiện đại. Lại nói thêm về chuyện
lần đầu đi Mỹ. Khi đó việc cho chạy con tàu Karin- maru là việc làm vĩ đại của
nước Nhật từ khi mở nước. Trình độ kĩ thuật của các sĩ quan Nhật lúc ấy chưa
lấy gì là chác chắn. Vậy mà Yukichi xin đi chuyến tàu đó từ Nhật sang
Sanfransico . Ông thuật lại trong tự truyện “nghĩ ra thì nhân tình thế thái lúc
đó nói đến việc đi tàu sang tận nước ngoài sẽ bị coi là chuyên hiếm có từ khi
mở nước đến nay, là chuyện đáng sợ có thế phải đánh đổi bằng cả tính mạng. Ông
Kimura là người của cơ quan quản lí hải quân tất nhiên sẽ có kẻ hầu hạ dưới chướng.
Có thì có nhưng họ không muốn đi. Trong tình thế như vậy lại có người tự mình
xin đi thì thực là chuyện lạ đời. Thế nào ông cũng nghĩ đó là điều may mắn cho
mình. Kẻ được đồng ý ngay là tôi đã được quyết định sẽ đi tháp tùng ông”. Dẫn
ra những sự việc này để thấy rằng con người Yukichi luôn có tâm thế hướng
ngoại, thích xê dịch. Bất kể là quê hương mình hay ở nơi đâu chỉ cần đó là mảnh
đất màu mỡ cho sự nghiệp canh tân, mở mang trí tuệ, đạo đức là ông đi mà không
hề bị giới hạn bởi không gian vùng miền hay giới hạn lãnh thổ nào cả. Ở mọi nơi ông tự cho mình hưởng đầy đủ quyền
lợi, tư cách của một công dân. Về điều này thì thầy Phan Bội Châu cũng có, ta
thấy đây đó cái tâm thế háo hức, say mê với những vùng đất mới:
Muốn
vượt bể đông theo cánh gió
Muôn
trùng sóng bạc tiễn ra khơi
(
Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu)
Xin
nhắc lại điều này hoàn toàn khác với người xưa:
Đưa
người ta không đưa qua sông
Sao
có tiếng sóng ở trong lòng.
Hay
Người
ra đi đầu không nghoảnh lại
Sau
lưng thềm nắng là rơi đầy.
Tưởng là đã
dứt khoát, đã cương quyết nhưng thực chất vẫn có “tiếng sóng” và “lá rơi đầy”
tức là còn bin dịn. Người công dân thế giới trong xã hôi hiện đại cần gạt bỏ
hết những điều này. Chỉ xem là chuyện thường tình như đi ra chợ mua hàng chẳng
có gì ghê ghớm.
Tiêu chí
thứ hai để có một công dân thế giới tôi cho rằng đó phải là con người luôn nhìn
nhận mọi việc bằng con mắt công bình, vượt lên những quan điểm về quốc gia, dân
tộc, sắc tộc, huyết chủng. Chúng ta nhớ lại ở Nhật Bản năm 1853 đề đốc Perry
dẫn hạm đội Hoa Kì đến yêu cầu Nhật Bản mở cửa gao thương. Sau hai lần đụng độ
thất bại trong quân sự với phương tây người Nhật thay đổi chính sách. Lúc đó
người Nhật tự thẳng thắn đặt ra câu hỏi cho chính mình: Dựa vào sức mạnh nào
người Mĩ khuất phục được người Nhật ? Câu trả lời là sức mạnh của văn minh tây
phương. Ngay sau đó người Nhật làm cuộc Minh trị Duy tân (1868) với một loạt
cải cách phỏng theo mô hình của các nước phương tây. Linh hồn của cuộc cải cách
văn hóa ấy không ai khác chính là Fuzawa Yukichi – một người có ảnh hưởng lớn
đến đời sống chính trị, văn hóa, đã kêu goi Nhật Bản “nếu muốn sống với tư cách
một nước độc lập thì phải nhanh chân rời hàng ngũ Trung Quôc và các nước Á
châu. Ông chủ trương “thoát Á”. Và người
Nhật đã làm rất tốt việc phủ nhận văn hóa Trung Hoa và tiếp thu nhanh chóng văn
minh hiện đại phương tây làm cho đất nước phát triển nhanh như vũ bão. Tiếp
theo ta trở về Việt Nam
để nhớ lại sự kiện thực dân Pháp nổ súng xâm lược năm 1858. Khi không chống nổi
giặc triều đình Huế nhờ “thiên triều” (Trung Hoa) viện trợ nhưng không được.
Lúc bấy giờ nổi bật trong phong trào Cần vương cứu nước có Phan Bội Châu. Cái
nhìn của thầy Phan với vị khách phương tây (thực dân Pháp) khác với Yukichi và
người Nhật đối mặt với Mĩ. Người Việt cũng như thầy Phan nhất quyết xem thực
dân Pháp là bọn ô lại, lũ xâm lăng cướp nước, nhất định phải chống trả bằng mọi
giá. Chúng ta chỉ đăm đăm nhìn họ bằng ánh mắt ,miệt thị “bọn quỷ da trắng, mắt
xanh” chứ tuyệt nhiên không hề muốn biết tại sao người Pháp lại có lực lượng cơ
giới hùng mạnh đến vậy, tại sao người Pháp lại đến Đông dương trong tư cách một
nước khai hóa văn minh. Trong khi Yukichi tập trung vào việc canh tân đất nước,
tiếp thu mô phỏng văn minh phương tây, mở mang trí tuệ quốc dân thì Phan Bội
Châu tìm đến Nhật bản xin viện trợ với hy vọng được giúp đỡ bởi Việt Nam và
Nhật bản là hai nước “đồng văn đồng chủng”. Khi Nhật bắt tay với Pháp, Phan Bôi
Châu bị cưỡng bức rời Nhật, nhiều người Việt nam cho là Nhật phản bội. Đó là
sai lầm bởi không có đươc tầm nhìn của một công dân thế giới.
Xin lấy
Yukichi và Phan Bội Châu làm đối sánh trong cách nhìn nhận kẻ thù xâm lăng của
hai nươc Việt Nam Nhật Bản. Yukichi nhận thức mọi việc bằng tư duy khách quan
độc lập, bằng đôi mắt rộng mở, công bình. Còn Phan Bội Châu do ngấm sâu ý thức
hệ Nho giáo, nhìn nhận mọi việc thiếu sự thấu suốt, công bằng, nặng về luân lí,
quan điểm, nặng về vấn đề sắc tộc, huyết chủng, giới hạn không gian văn hóa mà
sinh ra miệt thị, phân biệt, đối địch. Tự nó tạo thành một lối mòn tư duy tiêu
cực, ít khi nhìn được trực tiếp vào tận gốc rễ vẫn đề. Với tiêu chí thứ hai này
thì Phan Bôi Châu chưa được xem là một công dân thế giới. Phải chăng đây cũng
là một nguyên nhân khiên ông chưa thành công trong con đường cứu nước. Muốn
thay đổi tư duy, muốn phát huy sức mạnh quốc dân, muốn trở thành một cường quốc
độc lập thực sự không còn cách nào khác là từ bỏ nếp nghĩ Nho gia, học tập văn
minh, hướng về phương tây.