Đôi nét về văn hóa truyền thống Nhật Bản

      Nhật Bản của hôm nay che khuất Nhật Bản của ngày hôm qua. Nếu không hiểu về truyền thống văn hóa của người Nhật sẽ thật khó để lý g...

     Nhật Bản của hôm nay che khuất Nhật Bản của ngày hôm qua. Nếu không hiểu về truyền thống văn hóa của người Nhật sẽ thật khó để lý giải những hiện tượng của người Nhật hiện đại. Nhưng “những nguyên  tắc đạo đức cho dù nằm sâu ở một nơi nào đó thì đấy cũng là phép tính đại số của các mối quan hệ tương hỗ của con người. Khi biết các công thức của nó sẽ giải được những bài toán mà cuộc sống hiện đại đặt ra.” (Marco Polo).. Sau khi tham khảo một số tài liệu, trong đó có cuốn “Cây anh đào và cây sồi” của  V.Ovsinnicov tôi rút ra được những điều sau.

 Người Nhật đặt lòng trung thành cá nhân cao hơn chính kiến cá nhân. Tôi thử nhìn vào người trẻ Nhật Bản. Những con người hoàn toàn độc lập trong tư cách chủ nhân của cuộc sống độc lập, chủ nhân của một đất nước mang sức mạnh kì diệu của công nghệ, điện tử và năng lực cá nhân. Khi còn trẻ họ xa rời với phong tục tập quán truyền thống, họ bị hấp dẫn bởi sức hút từ kiểu mẫu thời trang, phong cách âm nhạc hiện đại, tân tiến, âu hóa, lối sống phương tây cực đoan  nhưng khi đến tuổi cập kê mỗi thiếu nữ Nhật bản lại trở thành mẫu mực của tính thùy mị, dịu hiền ngoan ngoãn. Khi trở thành vị hôn thê cô ta lại thề nguyền trung thành với lề luật của tổ tiên. Bất chấp mọi thứ mốt, trang phục và kiểu tóc của cô ta vẫn là của các kiểu của những mỹ nhân ngày xưa. Đặc biệt họ cũng rất trung thành với các di huấn của tổ tiên, hay ý nguyện của cha mẹ. Cho đến nay họ vẫn tiếp tục nhẫn nhịn chịu đựng việc thiếu quyền trong việc quyết định lựa chọn bạn đời, lựa chọn người cha, mẹ của con cái họ. Chủ nghĩa gia đình vẫn là một khái niệm phổ biến, bất di bất dịch ở Nhật bản.
        Điều thứ hai cần quan tâm trong tính cách Nhật bản là họ thường tránh cạnh tranh thực tiếp. Trong phòng họp báo ta thấy đầy đủ đại diện của nhiều cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình hết sức khác nhau về quan điểm nhưng chỉ có một người đại diện đặt câu hỏi, còn lại chỉ việc nghe và ghi mà thôi. Bất cứ công sở, đảng phái chính trị nào cũng phải có tuyên bố chính thức cho tất cả các báo chí nói chung để thông tin đó không phải sở hữu độc quyền của riêng ai. Ta cũng có thể nhận ra một biểu hiện khác dễ thấy hơn. Họ thường giữ vẻ bề ngoài nhân nhượng khi tranh cãi, họ thích giải quyết những công việc phức tạp và tranh cãi qua một người trung gian.
Ở đất nước này chúng ta còn thấy không có điều gì thôi miên người ta bằng tính chất lịch thiệp kì dị của nó. Lúc chuyện trò mọi người phụ họa nhau. Khi gặp nhau người ta cúi đầu chào rất đúng phép lịch sự, đúng chỗ cứ y như là những điều ấy chỉ có trên sân khấu. Sau khi nhận ra người quen, người Nhật cho rằng mình có nghĩa vụ đứng yên tại chỗ, thậm chí chỗ đó là ở ngoài đường phố nơi mọi người đang qua lại hay có xe bus đang đi tới. Sau đó người đó cúi gập người xuống tới mức đôi bàn tay thõng xuống tận đầu gối và cứ giữ nguyên tư thế như vậy chỉ có đôi mắt là ngước lên thận trọng (ai đứng thẳng người lên trước là mất lịch sự nên họ phải theo dõi nhau thật tinh tường). Thêm một câu chuyện khác mà bạn có thể gặp ở Nhật như thế này. Có một người lạ đến nhà và đưa cho bạn một chiếc hộp buộc ở ngoài là một túi suban kèm theo chiếc phong bì. Trong chiếc hộp nhỏ có một món quà mừng gồm hai bánh xà phòng thơm. Còn trong phong bì có lời viết cáo lỗi: Vì phải thay đường ống nước ở trong ngõ phố nên phải đào hố và như vậy tiếng búa máy nén sẽ làm mất yên tĩnh các khu dân cư khu vực lân cận.
         Cuối cùng tôi sẽ nói thêm một chút về sự phản ứng của người Nhật trước cái mới, những sự thay đổi. Người Nhật có bản tính nhu hòa, có thể ví như thủ pháp trong cuộc đấu võ Judo: lùi bước trước sự tấn công mãnh liệt để đứng vững, tức là tạm nghỉ để trấn tĩnh tinh thần. Họ sẵn sàng hay dễ dàng vay mượn thứ văn hóa vật chất, nhưng trong lĩnh vực văn hóa tinh thần thì bản tính vốn có của họ không phải bắt trước mà là bản thủ, không phải là tiếp thu mà là đóng kín. “Cái nước Nhật Bản mang tính chất Nhật Bản, như vậy hầu như không chịu sự thay đổi có ở khắp nơi và trong vạn vật. Điều đó cứ như thể là mặt trái của tấm medall”.
          Nói vài điều như vậy để thấy rằng người Nhật có những sự kì lạ khó nắm bắt riêng của họ trong lối sống, trong văn hóa ứng xử, trong tâm lí con người. Cố gằng lần ra bản chất tính cách, căn cốt, gốc rễ của văn hóa Nhật bản là vô cùng cần thiết trước khi đặt bút viết về họ để tránh những lầm lẫn. Nhật Bản cũng như các quốc gia khác nằm trong quy luật chung của sự tiếp biến văn hóa. Văn hóa Nhật bản cũng khó tránh khỏi những biến đổi theo chiều dài lịch sử. Giai đoạn 1 là thời kì tiếp xúc chủ động với văn hóa Trung Quốc mà điểm cao là thế kỉ XII, XIII, giai đoạn 2 là thời kì đầu tiếp xúc với văn hóa phương tây qua Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVII, thời kì 3 tiếp xúc giao thương với các cường quốc phương tây từ giữa thế kỉ XIX. Sự thay đổi lớn lao nhất là sau Minh trị Duy tân (1868).

Related

Văn hóa - Giáo dục 7682815326543230290

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item