Một mẫu người hiện đại trong các mối quan hệ gia đình - Fuzawa Yukichi qua “Phúc ông tự truyện”

              Mỗi các nhân đứng trong xã hội đều bị chi phối bởi hàng loạt các mối quan hệ. Trước mỗi con người trong từng loại quan hệ chú...

             Mỗi các nhân đứng trong xã hội đều bị chi phối bởi hàng loạt các mối quan hệ. Trước mỗi con người trong từng loại quan hệ chúng ta có quyền lựa chọn những cách ứng xử khác nhau và những quy tắc ứng xử ấy cũng thay đổi theo quan niệm của từng thời đại, xã hội. Nhưng rút cuộc điều mà hết thảy chúng ta đều mốn hướng tới là một lối ứng xử, những quy tắc đạo đức văn minh, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Vì thế chúng ta có những mẫu người để làm chuẩn. Tôi chưa khẳng định nhưng tôi nhận thấy Fuzawa Yukichi đã góp công lớn vào việc cải tạo các giá trị đạo đức và tinh thần con người. Vì chính ông là một kiểu mẫu để chúng ta soi tỏ và cuộc đời ông cũng là một chứng minh đẻ chúng ta nhận rõ đúng sai. Trong bài viết này tôi xin nói trước hết về Yukichi là “một mẫu con người hiện đại trong các mối quan hệ gia đình”.
Dưới vai trò một người con Yukichi giữ đúng bổn phận nhưng vẫn đọc lập trong suy nghĩ và hành động. Tôi sẽ dẫn một chứng minh để làm rõ. Sau khi anh trai mất, bị gia đình họ tộc buộc vào trách nhiệm ghánh vác công việc gia đình mà thâm tâm thì ông lại muốn quay lại Osaka học tiếp. Mặc dù lo lắng cho mẹ “nếu tôi ra đi thì ở nhà chỉ còn lại mẹ và cháu gái – con người anh trai đã mất. Cháu tôi mới lên ba, còn mẹ đã ngoài năm mươi. Chỉ có hai người, một già một trẻ nên sẽ rất buồn và cô quạnh.” Nhưng ông vẫn quyết chí nên đã khẩn xin sự đồng ý của mẹ.
“Mẹ ạ ! con đã phải vất vả lăn lội đi Nagasahi và Osaka để học, nhưng vẫn còn dở dang...” và cuối cùng Yukichi đã được đồng ý. Nhưng ngay sau khi chuẩn bị lên đường thì mẹ ngã bệnh. Ông ở lại chăm sóc tìm kiếm thuốc thang chữa trị cho mẹ đến khi khỏi bệnh. Đến khi mẹ khỏi bệnh thì ông lập tức lên đường ngay. Trong tình huống trên nếu nhìn nhận Yukichi trong những quan niệm của xã hội Nhật Bản bấy giờ thì rõ ràng ông mắc tội bất hiếu. Chỉ nói đến việc không ghánh vác trách nhiệm thừa kế của gia đình đã là bất hiếu, đằng này lại định ra đi bỏ lại mẹ già và cháu nhỏ. Tuy vậy, tạm gạt đi những định nghĩa về đạo hiếu của xã hội cũ, thử đánh giá việc ở lại thực hiện công việc ghánh vác trách nhiệm gia đình và đi lên Osaka học tiếp theo tâm nguyện của bản thân của Yukichi. Nếu ở lại tức là ông đã chọn lối sống an phận thủ thường, nói theo cách của ông thì sống như vậy con người không hơn loài ong kiến là bao nhiêu chỉ biết làm tổ, sinh con đẻ cái, chẳng góp ích được gì cho xã hội. Nếu đi Osaka thực hiện ý định của bản thân thì ông có ý nghĩa hơn với chính mình và xã hội hơn thế còn luôn giữ được tinh thần độc lập. Còn mẹ già ở nhà không phải đã không thể tự chăm sóc cho mình, hơn nữa chỉ là không thể ở cạnh chăm sóc chứ không phải phó mặc. Ông khôn khéo ở chỗ độc lập nhưng vẫn không quên bổn phận của một người con. Ông xin sự đồng ý của mẹ - đó là tôn trọng. Ông dừng việc đi châm sóc mẹ khi ngã bệnh – đó là đúng bổn phận. Trong lần đi Mĩ thứ hai với tư cách người của Mạc phủ, Yukichi được nhận 400 Ryo, ông gửi 100 Ryo về cho mẹ bởi không yên òng chuyện ở nhà: “thời thế lúc đó như vậy nên tôi đành nín lặng vì không còn cahs nào khác nhưng nghĩ về mẹ tôi không thể yên lòng. Gửi tiền về không có nghĩa là đã bù đắp được hết nhưng...tôi muốn đỡ mẹ.” Ykichi bôn ba đây đó để theo đuổi ý định của bản thân – đó là bản lĩnh độc lập, tinh thần tự chủ nhưng trong thâm tâm luôn lo lắng cho mẹ già ở nhà đó chẳng phải ông vẫn luôn biết rõ trách nhiệm, phận sự của một người con hay sao.
Từ những tình huống trên qua phan tích có thể thấy Yukichi luôn có sự cân nhắc giữa trách nhiệm với cha mẹ và con đường, hướng đi mà mình đã chọn. Không vì thực hiện bổn phận với gia đình mà làm ảnh hưởng đến sự tiến lui của bản thân nhưng cũng không vì thế mà lẵng quên trách nhiệm của một người con. Tôi cho rằng ứng xử được như vậy là tích cực mà hợp lẽ, hợp thời đai hơn cả.
Chữ “hiếu” đến Yukichi đã được cải tạo đầy tích cực. Trong “Khuyến học” ông cũng biện luận rằng “việc cha mẹ sinh con đẻ cái, nuôi dưỡng đến lúc trưởng thành không thể coi là điều gì quá to tát. Chẳng phải nếu xét trong thế giới loài vật thì bản năng sống vẫn cho phép chúng ta làm như vậy.” Tuy vậy con cái cũng không thể  quên đi công lao ấy bởi nó có ý nghĩa quan trọng để bản thân mỗi con người có thể độc lập tồn tại. Vì lẽ đó cũng không thể quên đi bổn phận trách nhiệm. Chỉ có điều làm quá lên như trong tích xua “con cởi áo cho muỗi đốt để ba mẹ ngủ yên” hay “con làm trò cho ba mẹ già được vui” thì thực sự không cần thiết. Như vậy mỗi ca nhân sẽ mất đi tinh thần độc lập, hủy hoại ý chí của bản thân, không còn chính kiến và sự tự chủ.
Đạo hiếu của Yukichi cũng là hợp lí l;ẽ, hợp thời đại hơn cả.  Trong xã hội hiện đại cần những con người có tư duy độc lập, biết tự nhận thức, đánh giá vấn đề và đưa ra quyết định. Sinh ra con người đã là độc lập. Sự thật con người l một tiểu vũ trụ độc lập không thể tồn tai nhờ tư duy của người khác, hành động nhờ lí trí của kẻ khác. Sự lệ thuộc chỉ dẫn đến thất bại như con thuyền không có tự chủ. Vì thế chúng ta không thể phu thuộc vào tiếng nói của huynh phụ mà điểu khiển con đường của mình. Như vậy nhìn chung không phát huy được tiềm năng bản thân, cản trở sự phát triển xã hội. những ráng buộc quá lớn của hiếu nghĩa chẳng có giá trị gì ngoài việc cản trở sự đổi mới, đột phá trong năng lực cá nhân.
Khi xét tương tự trong cương vị một người làm cha, Yukichi cũng giữ đúng cách ứng xử như vậy. Khi chứng kiến nhiều bạn bè của mình chạy vạy tiền cho con đi lưu học ông phản úng “con mình sinh ra, cho đi lưu học được ở nước ngaoif là tốt, nhưng nếu nghèo quá không cho đi được cũng không sao. Chỉ vì thế mà đi vay lạy người ta như đi ăn mày, ăn xin thì hèn hạ qua. Nhìn họ mà trong tâm tôi cười ra nước mắt”. Quả thật khi có một thương gia gợi ý cho vay tiền để cho con đi lưu học với mong muốn nhờ Yukichi làm hiệu trưởng điều hành. Ông đã thẳng thắn từ chối vì lý do ông thương gia kía đã dùng tiền để làm điều kiện để ông đòng ý. “Bây giờ ông đưa ra chuyện tiền bạc, nghe thấy chuyện đó mà tôi thay đổi quyết định từ trước đáp ứng yêu cầu điều hành cho ông, chẳng hóa ra những điều tôi đã quyết định từ trước là sai à ?..Vì đồng tiền mà thay đổi quyets định...đó là điều tôi khog thể...Cha mẹ đã quyết định mọi việc mà chỉ vì con cái thành ra thay đôiủ tiến lui sẽ mất hết tự tin và tinh thần độc lập của mình. Nói cha mẹ vì con cái nhưng cha mẹ là cha mẹ, con cái là con cái. Khong có lý do gì mà vì con cái cha mẹ phải cung phụng hay thay đổi phẩm tiết của mình”. Đó là những lời lẽ mà Yukichi đã tự sự rất thẳng thắn trong tự truyện của mình. Những suy nghĩ đó thực rất mới mẻ, có phần lạ lùng với những bộ óc của xã hội bấy giờ nhưng rõ ràng nó có những ưu việt. Nói như yukichi ở trên không có nghĩa là cha mẹ phó mặc trách nhiệm mà chỉ là không thể chỉ vì trách nhiệm mà đánh mất tinh thần độc lập, sự tự tin và phẩm tiết. Dĩ nhiên trong khả năng có thể ông luôn hết lòng vì con cái bằng tình yêu thương của mình. Về sau Ykichi đã có đủ số tiền cho con đi lưu học bằng việc chăm chỉ dịch sách. Trong gần chục người con ông chưa để cho đứa nào phải thiệt thòi. So với việc phải khiên cưỡng làm một công việc khác để có só tiền kia thì rõ ràng như vậy tốt đẹp hơn nhiều.
Với vợ Yukichi cũng lựa chọn cách ứng xử hết sức tiến bộ. Với ông sự bình đẳng là nguyên tắc số một. Kể cả giữa cha mẹ và con cái, vợ và chồng, nam và nữ. Trong một gia đình khi quyết định mọi việc ông đều bàn với vợ. Điều này không thấy ở xã hội cũ cũng như ở nhiều gia đình khác trên đất nước Nhật Bản bấy giờ. Mối quan hệ phu – thê ngày trước gắn liền với cỗ xe “tam tòng – tứ đức”. Mọi sự đều do người đàn ông quyết định. Việc đối ngoại, giap thiệp với bên ngoài, quyết định các công việc lớn nhỏ trong gia đình đều do người đeàn ông. Phụ nữ chỉ lui tới nơi xó bếp, làm những công việc nấu nướng, thêu thùa thậm chí là ăn mâm dưới hay quỳ lạy thể hiện sự kính trọng đối với người đàn ông. Văn hóa Nhật Bản thời bấy giờ nhìn chung giống các quốc gia phương đông khác chịu ảnh hưởng lan tỏa sâu đậm của văn hóa Trung Hoa. Thậm chí Nhật Bản có ảnh hưởng nặng nề hơn các quốc gia khác bởi mối quan hệ giao thương từ sớm. Dấu ấn của Đạo Nho với những lễ nghĩa thủ cựu, trọng nam khinh nữ còn tồn tại đến tận ngày nay sau cuộc Minh Trị. Như thế mới thấy Yukichi có tư tưởng canh tân  vượt xa con người cùng thời. Ông nhận thấy rõ ràng sự hạn chế trong quy tắc đạo đức đương thời. Những phụ quyền, phu quyền là mảnh đất màu mỡ cho tư duy độc đoán, chuyên chế, thiếu công bằng phát triển. Về cơ bản cản trở sự phát triển của một xã hội văn minh. Một mẫu người chồng như Yukichi rất cần trong một xã hội hiện đại để có thể duy trì một gia đình thực sự hiện đại.
Tôi muốn mói thêm về gia đình riêng của Yukichi. Ngay từ khi các con ông còn nhỏ ông đã nuôi dưỡng cho chúng tinh thần tự do, độc lập. “Chẳng hạn tôi không bao giờ cho nước nóng vào bồn tắm theo ý mình và bắt các con vào tắm mà đặt một thùng nước gần đó đề các con có thể pha nước nóng lạnh tùy ý.” Ngoài ra ông cũng không bao giờ phân biệt đối xử với các con. Yukichi sinh được đến chín người con: năm gái và bốn trai. Ông đối xử với chúng hết sức công bằng. “Con trai hay con gái, con lớn hay con nhỏ tôi đều thương tự đáy lòng như nhau, không hề có một sự phân biệt nhỏ nào”. Đặc biệt hơn trong một gia đình đó là “không có điều gì là bí mật”. Giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái không hề giấu giếm cuyện gì cũng không có gì không thể bày tỏ với nhau. Cha mẹ trách con cái vì những khuyết điểm, con cái cũng có lúc cười cha mẹ về những sự sai lầm”. Đó là những cách mà Yukichi duy trì một gia đình mà theo tôi  nó vượt xa sự khôn khéo của con người đương thời, Sự ưu việt so với những kiểu quy tắc hay gia pháp khác là rõ ràng. Vừa tạo đueọc tính tự do độc lập cá nhân vừa duy trì được mối quan hệ ràng buộc gắn bó giữa các thành viên gia đình. Độc lập nhưng không độc đoán, độc lập nhưng không đơn độc. Tuyệt nhiên đó là một mẫu gia đình lí tưởng theo kiểu hiện đại.
Ở Nhật Bản cách đây cả nửa thế kỉ đã có một mẫu người gia đình tiến bộ như thế. Vậy mà trong xã hội đương đai Việt Nam, ngày nay chúng ta vẫn bối rối trong việc lựa chọn một kiểu mẫu. Tôi không nói chúng ta phải bắt chước, làm theo người Nhật nhưng rõ ràng chúng ta đã rất chậm chạp trong việc cải tạo lối sống, đạo đức, tinh thần theo hướng hiện đại tiên tiến. Hay là chúng ta đã biết, đã nhận ra nhưng vẫn thiếu một sự tiên phong để tạo nên một cuộc cách mạng đánh sâu vào căn cốt tư tưởng thủ cựu đã bám rễ  lâu bền trong tiềm thức con người.  Ở Việt Nam con cái thiếu tính độc lập, từ nhỏ đã quen lệ thuộc dựa dẫm vào gia đình. Lớn lên vẫn coi gia đình là vỏ bọc, đòi hỏi ông bà, phụ mẫu phải đứng ra mưu toan sự ngiệp. Lại có chuyện con cái trách móc cha mẹ vì đã không chăm sóc tốt cho mình, không chu tất được cho mình những việc đại sự trong đời như xây dưng nhà cửa, dựng vợ gả chồng, công ăn việc làm…Lý lẽ đó thật vô lý. Dựa vào đâu con cái có thể bắt cha mẹ mình làm hết những việc đó. Tuy thế nếu xét ngược lại thì cũng bởi từ lâu cha mẹ đã sớm coi việc chăm lo,chu tất cho con cái đến khi yên bề gia thất là việc phải làm. Người Việt có thành ngữ “nước mắt chảy xuôi; Cá chuối đắm đuối vì con…” Thành thử các bậc phụ mẫu cũng luôn tìm mọi phương cách để chăm lo cho hậu thế nhiều khi đã không còn giữ được tính độc lập của bản thân. Con cái khôn ngoan, thành đạt vương giả thì mát mày mát mặt, có chút kém cỏi không bằng người thì tự tâm người cha mẹ cũng sinh những phiền muộn lo lắng không thực cần thiết. Họ thích khoe con cái, thích nhiếc móc cạnh khóe những gia đình có con cái yếu đuối. Bởi thế nên cuộc chạy đua cho công danh cho con cái lúc nào cũng quyết liệt. Thực tế thì việc mong muốn cho con cái được học trường danh tiếng, làm công việc danh giá nhiều khi là bởi chữ “danh” bấu trên chán của phụ huynh chứ không phải thực lòng lo lắng cho con cái của mình. Đó thật là những tính xấu vô cùng.
Xin được dừng lại sự lan man trong những gia đình Việt đề tóm lại về mẫu người gia đình Yukichi. Bằng bộ óc luôn tự nhận thức đày sáng tỏ, đầy siêu việt Yukichi đã làm hài hòa cân đối mọi giá trị. Giữa tinh thần độc lập và ý thức về trách nhiệm bổn phận, giữa tính cá thể và quần thể. Cần xem đây là một kiểu mẫu về con người gia đình để tạo nên những hạt nhân gia đình lý tưởng góp phần thúc đẩy sự phát triển của một xã hội văn minh

Related

Văn hóa - Giáo dục 2908806114340785061

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item