Học văn như thế nào ?
Chưa bao giờ môn Văn lại trở nên vô nghĩa trong nhà trường phổ thông như bây giờ. Thực tế không phải là học...
https://hocvan123.blogspot.com/2014/04/hoc-van-nhu-nao.html
Chưa bao giờ môn
Văn lại trở nên vô nghĩa trong nhà trường phổ thông như bây giờ. Thực tế không
phải là học văn mà là học sự dối trá, học sự lười biếng và học sự vô cảm. Không
phải là tôi thích chê bai, châm chọc, bới móc những bất cập của giáo dục mà nói
vậy. Đó không thuộc sở thích của tôi. Tôi chỉ thương tiếc cho mình và cho những cô cậu học trò đang phải tiếp tục học
Văn. Khi hỏi một cậu học sinh lớp 10 “Trong bài viết văn của em, bao nhiêu phần
trăm em viết là sự thật ?”. Câu trả lời là: “Em
toàn chép sách ra ạ !Những bài văn được chép nhặt theo khuôn
mẫu, viết những lời lẽ chau chuốt mượt mà nhưng sáo rỗng vẫn luôn được điểm
cao. Đó chẳng phải học dối chá.
Không làm được bài nhưng không dám nộp giấy trắng vì sợ phạt, phải đạo văn. Đó
chẳng phải lừa dối. Toàn dạy nhau dối trá là giỏi. Cái đẹp trước hết phải là sự chân thật. Sao không để học sinh nói sự thật.
Sao không để nó là bản thân nó trước đã. Sao không đánh điểm cao những bài văn
nói ra sự thật. Sự thật đẹp hơn những thư bịa đặt.
Học văn cũng là
học đối phó. Từ “đối phó” đươc dùng khi chúng ta muốn chống lại kẻ thù, kẻ đối
nghịch với mình. Và các môn học cũng như môn văn nói riêng từ lâu là kẻ thù của
học sinh. Rất ít học sinh thấy được cái hay của môn văn mà toàn thấy những bài
văn mẫu, những lời giảng mẫu nhiều khi vươn tới những ý nghĩa cao siêu đên nỗi
thoát khỏi ngôn từ văn bản. Những cái đầu với những suy tưởng thật kì diệu. Ví như: Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay. Dòng nước chảy chầm chậm nên
tạo cảm giác buồn (chấp nhận). Tâm trạng nhân vật trữ tình buồn nên nhìn cảnh
vật thấy cũng trở nặng tam trạng (chấp nhận). Nhưng không cần quá tham lam đi
phân tích “hoa bắp lay” để nói rằng “bởi vì nỗi buồn nặng nề quá, sâu lắng quá
dòng sông không trở hết đã hắt lên những hoa bắp khiến cho chúng cũng đong đưa
trong gió”. Thật tài tình với khả năng suy luận đó. Tôi cho rằng văn chương
không cần như vậy. Tôi muốn nó đơn giản hơn, chân thật hơn. Vậy thì phải học
văn như thế nào ?
Học văn là học
các năng lực của nhà văn để chúng ta sống tốt hơn. Đó là: năng lực đồng cảm,
năng lực liên tưởng, năng lực biểu đạt cảm xúc (bằng ngôn từ và phi ngôn từ), năng
lực tổ chức từ vựng. Thử đối chiếu học sinh của chúng ta sau khi học xong
chương trình phổ thông có được những năng lực gì. Thứ nhất là đồng cảm: không -
học sinh của chúng ta sẵn sàng rút dao chém bạn, lột quần áo của bạn giữa đường phố. Năng lực
liên tưởng: bình thường - khả năng đối chiếu, liên tưởng so sánh để tìm ra điểm
tương đồng, dị biệt giữa các sự vật hiện tượng tương đồng. Năng lực biểu đạt
cảm xúc: không - môn văn không hề giúp cho các em biết cách thể hiện cảm xúc của
mình một cách tinh tế nhất, lịch thiệp nhất. Năng lực tổ chức ngôn từ: không -
học sinh ngại phát biểu, không biết cách nói ra suy nghĩ, chính kiến của mình.
Khả năng trình bày, lựa chọn từ ngữ còn yếu. Viết bài còn sai nhiều lỗi.
Điều mấu chốt ở
đây chỉ có một. Đó là do người giáo viên. Không học sinh nào giống học sinh
nào, cũng như học sinh ở từng nơi từng vùng cũng khác nhau. Vì thế không thể
bắt giáo viên chỉ sử dụng một quy trình tổ chức dạy học cứng nhắc. Hãy chọn
những người giáo viên thực sự có năng lực, yêu trẻ và giao toàn quyền cho họ
trả lời câu hỏi học cái gì, học như thế nào ? Tự họ sẽ biết làm như nào là tốt
cho học sinh của họ.