Ngôn ngữ thơ Xuân Diệu trong bài Đây mùa thu tới.
Ngôn ngữ có khả năng diễn đạt chính xác cái mơ hồ tinh tế mong manh huyền diệu vô hình, cái hữu hình mu...
https://hocvan123.blogspot.com/2013/04/ngon-ngu-tho-xuan-dieu-trong-bai-ay-mua.html
Ngôn ngữ có khả năng diễn đạt
chính xác cái mơ hồ tinh tế mong manh huyền diệu vô hình, cái hữu hình muôn
hình muôn vẻ của cuộc sống thiên nhiên. Tôi nhận thấy một điều rằng với thơ,
Xuân Diệu là người đã làm tốt điều đó hơn ai hết. Xin nói về Đây mùa thu tới.
Rặng liễu/ đìu hiu/ đứng chịu tang
Trong thơ Xuân Diệu có những
hình ảnh thơ đột ngột kì lạ mà vẫn thật duyên dáng. Trong Đây mùa thu tới có
những hình ảnh được sử dụng đầy lão luyện tinh vi: "Rặng liễu" đứng chịu
tang, tóc buồn, lệ ngàn hàng, áo mơ phai, đôi nhánh khô gầy...Những hình ảnh
được sử dụng đầy độc đáo lôi cuốn đem đến cho người đọc những cảm nhận mới,
những trải nghiệm thú vị khác xa với những gì người ta đã từng được biết về mùa
thu.
Vẫn là "liễu"
nhưng cách nhà thơ chiêu dụng thì khác. Trước đây ít ai dùng "liễu"
để nói mùa thu mà thường chỉ dùng "lá vàng":
Sân
ngô cánh bích đã chen lá vàng
(Truyện Kiều)
hay dùng "hoa
cúc":
Khóm
cúc tuôn thêm dòng lệ cũ
(Thu
hứng)
Thì ra cái hay cái mới
trong thi ảnh thơ Xuân Diệu nhiều khi không phải bởi hình ảnh mới lạ mà còn bởi
những cách kết hợp cách sử dụng mới lạ.
Cũng phải thấy rằng Xuân Diệu có năng lực sử dụng từ ngữ
rất chính xác độc đáo. Trong kho tàng từ vựng không có từ hay từ dở, chỉ có
những từ ngữ được sử dụng đúng chỗ đúng hoàn cảnh thì trở nên hay và lên hương
lên sắc. Xuân Diệu đã cho ta thấy điều đó.
Các từ láy "đìu hiu,
run rẩy, rung rinh, mỏng manh, ngẩn ngơ...xuất hiện dày đặc trong tác phẩm tạo
nên một hệ thống từ láy có sức biểu cảm mạnh mẽ. Như một minh quân có tài điều
binh khiển tướng, chúng được nhà thơ sử dụng rất tài tình và phát huy hết sức
giá trị biểu cảm cho thơ.
Các động từ cũng được sử
dụng rất hấp dẫn như "dệt, rũa, luồn, nghe, hận...Khi đứng một mình các
động từ này dương như vô hình, vô cảm nhưng khi đặt trong những câu thơ của
Xuân Diệu nó bỗng có giá hơn bất cứ lúc nào. Tạo nên những "áo mơ phai dệt
lá vàng; sắc đỏ rũa màu xanh; nghe rét mướt luồn trong gió; hận chia ly...thực
rất cuốn hút.
Ngoài ra Xuân Diệu đầy điêu luyện trong sử
dụng các biện pháp tu từ.
Bằng phép nhân hóa: Rặng
liễu chịu tang, nàng trăng ngẩn ngơ, hay khí trời u uất hận chia ly...nhà thơ
đã tạo cho mình một thế giới thơ đầy sống động lạ lùng. Với những phép nhân hóa
ấy dương như Xuân Diệu muốn lấy cho kì hết cái hồn cái cốt cua mùa thu.
Nghệ thuật chuyển đổi cảm
giác đầy tinh vi "Đã nghe rét mướt luồn trong gió". Xuân Diệu có khả
năng làm sống dậy mọi giác quan, người ta đọc thơ ông cũng phải thức nhọn mọi
giác quan mới cảm được hết. Chẳng thế mà ông nghe cái rét bằng thính giác.
Lời lẽ và cách nói năng trong thơ Xuân Diệu
cũng thật hay thật lạ. Điển hình như cách nói:
Hơn
một loài hoa đã rụng cành
Sao không phải là các từ
cùng trường nghĩa khác như "nhiều loài hoa, vô số loài hoa hay mấy loài
hoa mà lại là "hơn một". Thế mới nói thơ ông lạ mà vẫn thật hấp dẫn.
Một điều không thể không nói đến trong ngôn
ngữ nghệ thuật thơ Xuân Diệu đó là nhạc điệu trong thơ. Ông đã phổ vào thơ lãng
mạn những giai điệu tân kì đến mê ly, họ gọi thơ ông là một thứ âm điệu cực kì
du dương, một sự tuyệt tác của nhạc cảm. Có lẽ "Đây mùa thu tới"
không phải là đại biểu cho tính nhạc trong thơ Xuân Diệu nhưng tôi vẫn xin được
nói đến. Ví dụ ở hai câu thơ đầu:
Rặng liễu/ đìu hiu/ đứng chịu tang
Tóc
buồn/buông xuống/lệ ngàn hàng
Là nhịp thơ 2-2-3 quen
thuộc trong câu thơ 7 chữ của thơ Mới nhưng Xuân Diệu vẫn tạo được tính nhạc
riêng trong đó một cách tài tình nhờ nghệ thuật láy âm. Ba cặp láy âm: âm
"iu" (liễu -đìu -hiu -chịu), âm "ang" (tang - ngàn - hàng),
âm "uông"(buồn - buông - xuống) làm cho các chữ thơ như quyện chặt
vào nhau, dính vào nhau. Đặc biệt là ba chữ âm "ang"(âm mở) lại là
thanh không dấu và dấu huyền đứng ở cuối hai dòng thơ đã tạo nên một
nhạc điệu buồn mênh mang lan tỏa thấm thía. Câu thơ không thể đọc nhanh mà phải
đọc chậm theo một nhịp dàn trải từng chỗ lên bổng xuống trầm du dương thú vị.
Với tài năng sử dụng
ngôn ngữ nghệ thuật tài ba như vậy. Xuân Diệu không chỉ chiếm lĩnh được trọn
vẹn linh hồn của mùa thu mà vĩ đại hơn đã chiếm lấy hầu hết trái tim của bạn
đọc nhiều thê hệ.