Điểm nhìn trần thuật trong du kí vùng Đông bắc Việt Nam nửa đầu TK XX
Trần thuật trong du kí là trần thuật khách quan, tức là nhân vật trần thuật đứng ngoài đối tượng để quan sát, đánh giá. Nếu căn cứ vào cá...
https://hocvan123.blogspot.com/2020/04/iem-nhin-tran-thuat-trong-du-ki-vung.html
Trần thuật trong du kí là trần thuật khách quan, tức là
nhân vật trần thuật đứng ngoài đối tượng để quan sát, đánh giá. Nếu căn cứ vào
cách phân chia điểm nhìn trong Lý luận văn học của G.s Phương Lựu thì du kí chỉ
có trường nhìn tác giả chứ không có trường nhìn nhân vật. Bởi rằng mỗi sự vật,
hiện tượng hiện lên trong du kí đều được bộc bạch trực tiếp qua lăng kính nhận
thức, cảm thụ của tác giả. Tuy nhiên trong du kí cũng có thể xem xét ở điểm
nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Có thể lấy một ví dụ trong một tác phẩm
bất kì. Chẳng hạn một đoạn trích trong Định Hóa châu du ký – Đặng Xuân Viện: “Dân Thổ, dân Mường, không có ai theo Gia-
tô mà cũng không thấy mấy người sùng đạo Phật, cả châu duy có một chùa hang thuộc
xã Định – biên –trung là thờ đạo phật, chỗ ấy có cái hang thiên hiểm, khả dung
được vài nghìn người. Xã Phượng – vĩ –trung thờ vua Mai – Hắc –đế, ngài đương
lúc nội – thuộc nhà Đường, xưng đế ở Châu Hoan (thuộc tình hà Tĩnh) xuất đảng –
chúng ba – mươi hai châu, ý giả châu ấy có người theo vua Mai Hắc Đế, nên mới
có đền kỷ niệm như vậy chăng”[73,774]. Qua đây ta thấy rằng các sự việc, hiện tượng
được trần thuật hoàn toàn khách quan với đời sống. Điểm nhìn duy nhất là của tác
giả. Đó là hệ quy chiếu cố định do chính tác giả tạo nên với mọi đối tượng. Dựa
trên những đặc điểm về tuổi tác, giới tính, sở thích, tính cách, vốn hiểu biết
của cá nhân tác giả mà sự vật hiện tượng hiện lên với những chiều nông sâu khác
nhau, với những cách miểu tả bình giá khác nhau.
Theo G.s Trần Đình Sử điểm nhìn trần thuật được chia
thành 5 loại:
+ Điểm
nhìn của người trần thuật (tác giả, nhân vật)
+Điểm
nhìn không gian thời gian.
+ Điểm
nhìn bên trong, bên ngoài.
+ Điểm
nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc.
+ Điểm
nhìn ngôn từ.
Cách chia này phù hợp với du kí bởi lẽ trong các tác phẩm
du kí ta có thể tìm ra 05 kiểu trần thuật này. Còn nếu như chia điểm nhìn tràn
thuật thành ba loại theo ngôi kể như Th.s Cao Kim Lân thì có vẻ không phù hợp với
du kí. Th.s Cao Kim Lân cho rằng điểm nhìn trần thuật được chia thành 03 loại:
+ Điểm
nhìn người kể chuyện toàn tri
+ Điểm
nhìn người kể chuyện ngôi thứ ba
+ Điểm
nhìn người kể chuyện ngôi thứ nhất.
Chẳng hạn ta thử phân tích trong một đoạn văn bản trích
từ Hành trình mạn ngược – Thái Phong, Vũ khắc Tiệp đăng trên báo Nam Phong số
44, tháng 2 – 1921. Đoạn viết “Tháng
Octobre 1920 vừa rồi, ký giả mới ở Cao Bằng đổi về Phú Thọ. Ra về tự hôm 23
Décembre, đến hôm 26 thì tới nơi.Trong bốn hôm trời, từ mạn ngược về đàng xuôi,
lịch duyệt không biết bao nhiêu là cảnh trí: nào núi cao rừng rậm, vực thẳm
hang sâu; nào khoáng dã bình nguyên, danh lam cổ miếu; kìa nơi thành thị, nọ chốn
thôn quê; nước non này, phong cảnh ấy, thực là cảnh rất nên thơ; tưởng phải có
cái tài cao, cái học rộng, cái con mắt tinh đời, cái tấc dạ như hoa thêu gấm dệt,
cái tay khiến ngòi bút như nước chảy mây bay, thời mới tả hết được cảnh thiên
nhiên của tạo hóa, kỹ xảo của nhân công, thắng tích của hàng trăm nghìn năm còn
để lại. Nhưng mà lạ thay, bỉ nhân đây, bấy lâu xa đời chữ nghĩa văn chương, quá
sao nhãng đi ở nơi non xanh nước biếc; mà muốn tả cho hết nhưng quang cảnh đi
đàng ấy, tưởng cũng khó thay, rất khó thay! Giờ tiếc chẳng có máy chụp ảnh, thời
chụp cho hết con đàng nghìn dặm để làm kỉ niệm buổi du thi”[67,216]. Trong
đoạn văn trên điểm nhìn trần thuật tác giả thể hiện rất rõ. Trong các câu văn
như ta thấy rõ ngôn ngữ chủ quan của tác giả, cách nhìn nhận đánh giá vấn đề của
tác giả .Trong câu văn hiện lên rõ những suy tưởng tiếc nuối, mong muốn của tác
giả. Đầu tiên là sự vui sướng, ngỡ ngàng của tác giả khi được chứng kiến những
cảnh sắc hiếm có. Nhà văn phải thốt ra “không biết bao nhiêu là cảnh trí”. Với biện pháp liệt kê tác giả đã đưa ra một
loạt các hình ảnh đẹp của thiên nhiên trong cảm nhận của mình. Nào những “núi
cao rừng rậm, vực thẳm hang sâu; nào khoáng đá bình nguyên, danh lam cổ miếu;
kìa nơi thành thị,nọ trốn thôn quê…”.
Tác giả đồng thời đưa ra những bình luận, nhận xét về cảnh sắc trên hành
trình đó bằng những lời ngợi ca: “tưởng
phải có cái tài cao, cái học rộng, cái con mắt tinh đời, cái tấc dạ như hoa
thêu gấm dệt, cái tay khiến ngòi bút như nước chảy mây bay, thời mới tả hết được
cảnh thiên nhiên của tạo hóa, kỹ xảo của nhân công”. Qua đây thấy rằng qua
lăng kính của tác giả, điểm nhìn của tác giả cảnh vật đã hiện lên đầy thơ mộng,
tinh xảo.Đó chính là con mắt nhìn tinh đời, nhạy bén của nhà văn đã gọi ra được
linh hồn của cảnh vật.
Điểm nhìn không gian và thời gian trong du kí của mối
quan hệ mật thiết với nhau. Nếu là thời gian tuyến tính, thời gian vật lý thì
không gian là thực tế, cụ thể. Nếu là thời gian ý niệm, suy tưởng thì không
gian cũng thay đổi là không gian hồi ức, quá khứ. Đây là hai phạm trù song song
gắn bó với nhau. Với mỗi thời gian và không gian khác nhau thì điểm nhìn trần
thuật cũng khác nhau. Ví dụ trong đoạn viết sau “Mới vào một ông tây hỏi tôi ở quê hay ở tỉnh, rồi ông khác hỏi luôn: bò
chửa mấy tháng ? Tôi hoa mắt, ù tai, tôi biết được bò nó chửa lúc nào mà tính
ngày tính tháng. Lúng túng mãi, tôi đành liều giả nhời: bẩm…9 tháng…10 ngày; chẳng
biết đúng không tôi thấy hai ông cứ nhìn nhau cười hoà”[,3]. Điểm nhìn trần
thuật không gian,thời gian trong đoạn trên là hiện tại tức là khoảng cách về
không gian, thời gian từ khi sự kiện đó xảy ra đến khi kí chép lại là không
đáng kể. Bởi vậy mọi diễn biến của sự việc xảy rất chi tiết, tỉ mỉ, chân thực
và đặc biệt là sự nhận thức của tác giả về nó chưa vượt ra ngoài được những ý
niệm thực tại của tác giả. Điều này sẽ khác nếu đó là một sự việc được hồi ức lại
từ rất lâu.Khi mà tác giả có cơ hội để nhìn nhận một cách đầy đủ, sâu sắc về
nó. Và đặc biệt là sau một khoảng thời gian, không gian đủ lớn để họ có những
thay đổi mới mẻ hơn trông việc nhận thức quá khứ. Ví như khi nhắc lại về sự việc
Phạm Quỳnh làm chủ báo tờ Nam Phong, Gs Văn Tạo đánh giá “Điều đáng chê trách nhất ở Phạm Quỳnh là đã ra làm chủ bút báo Nam
Phong, do tên trùm mật thám Đông Dương Lu I Mac-ty chủ trì. Với chức danh đó,
ông không thể có sai lầm làm hại đến quyền lợi dân tộc. Nhưng mặt khác ông lại
có công chuyển tải văn hóa Đông – Tây trên văn đàn báo giới Việt Nam, góp phần
làm phong phú thêm cho ngôn ngữ, văn hóa dân tộc Việt Nam đầu TK XX. Công lao
đó đáng được ghi nhận. Nếu không xảy ra việc qua đời năm 1945 thì ngày nay
chúng ta dễ dàng đánh giá về ông hơn”[,9]. Trong đoạn viết trên rõ ràng tác
giả đã có một khoảng thời gian, không gian đủ lớn để nhìn nhận đánh giá một
cách thấu đáo vấn đề. Vậy là điểm nhìn trần thuật của tác giả có sự ảnh hưởng gắn
liền với không gian, thời gian trần thuật. Nó quy định góc nhìn, hướng nhìn,
khoảng cách nhìn của tác giả từ đó tạo nên những quan niệm, cách đánh giá sự việc
khác nhau.
Điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài cũng là một vấn
đề về điểm nhìn trần thuật cần xem xét trong các tác phẩm du kí. Điểm nhìn bên
ngoài tức là tác đánh giá, nhìn nhận, miêu tả đối tượng một cách khách quan,
trung thực với những gì vốn có của nó. Còn điểm nhìn bên trong tức là khi ngừơi
viết nhập thân vào đối tượng để tả, để nhìn nhận đánh giá vấn đề. Với mỗi điểm
nhìn này sẽ tạo nên những ý nghĩa tư tưởng khác nhau. Xét hai đoạn văn sau: “Nhạc ca có hai phường, một phưởng xa Thanh
điểu, một phường ở xã Bình yên. Đàn ca của họ thời cũng như đàn kép của ta, giọng
hát của họ thời cũng như giộng chầu văn. Nhưng tiếng Thổ pha tiếng kinh nên
không được hiểu hết. Ai muốn tìm đến họ hát thời phải lập bàn thờ tổ sư của họ
là một vị thánh – xà đại vương, hai là vị Đường –lang công – chúa. Tục truyền
bà công chúa Đường –lang có tiếng danh ca, nghe nói Thanh – xà đại vương cũng
giởi nghề đàn hát, bèn kết làm vợ chồng, nên bây giờ các nơi giáo phường vẫn thờ
hai vị làm tổ sư”[,775]. Điểm nhìn trần thuật của tác giả trong đoạn trích
trên là điểm nhìn bên ngoài. Ngòi bút, giọng văn của tác giả hoàn toàn sắc lạnh
để tái hiện hiện thực. Từ cách tác giả so sánh, ví von, trần thuật hoàn toàn tự
nhiên, khách quan chính xác. Thậm chí có những điểm chưa chắc tác giả cũng sẵn
sàng thú nhận “không hiểu hết được; nghe nói”. Tác giả không cố gắng thâm nhập
vào đối tượng mà hoàn toàn chỉ phô bày ra những gì mình mắt thấy tai nghe. Đó
chính là điểm nhìn bên ngoài. Đây là điểm nhìn phổ biến trong các tác phẩm du
kí. Nó giúp cho đối tượng hiện lên trung thực, khách quan nhất có thể. Ngoài ra
thi thoảng ta bắt gặp điểm nhìn trần thuật bên trong của tác giả. Một đoạn du
kí như sau: “Thổ sản ở sơn lâm không bao giờ hết, có công tìm tòi thời cũng có
lợi, chứ dưới đường xuôi quanh năm chỉ nhờ hai vụ lúa, còn sự buôn bán ngày nay
người khôn của hiếm, kiếm được đồng lãi rất là khó khăn. Và nhà làm ruộng lâu
nay không được như trước,phần lo nước lớn vỡ đê, phần lo nước sấp mặn, phần lo
gió bão không những hại cả hoa màu mà lại hại cả tính mệnh nữa”[,775]. Rõ ràng
trong đoạn văn trên người viết có một sự đồng cảm thâm nhập sâu sắc vào đối tượng
mới có sự đồng cảm thấu hiểu sâu sắc với cuộc sống con người miền xuôi. Đó là
điểm nhìn từ bên trong nhân vật. Nhà văn đứng vào vị trí của đối tượng để quan
sát đánh giá vấn đề.
Tư tưởng, cảm xúc cũng là một yếu tố quy định và tạo ra
điểm nhìn trần thuật trong các tác phẩm du kí. Tư tưởng nhận thức, cảm xúc tình
cảm của tác giả với sự việc,hiện tượng, đối tượng được nói đến như thế nào ? Đó
là đề cao trân trọng, tôn sùng, thành kính, xưng tụng hay bài xích, lãnh cảm,
phê phán. Điều này tạo ra điểm nhìn trần thuật đồng thời chi phối cách đánh giá
miêu tả tái hiện đối tượng. Chẳng hạn trong bài Sự du lịch đất Hải Ninh có đoạn
viết “Thế mới biết rằng người ta sinh ra
ai cũng mắt mũi như nhau, nhưng ăn ở thế nào thì rồi quen thế. Mũi tuy vẫn
thích của thơm,nhưng đã ngửi mùi thối quen đi rồi, thì dẫu thối đến đâu, cũng
không biết thối nữa. Mắt tuy vẫn thích trông cái sạch cái đẹp, nhưng đã trông
cái bẩn cái xấu quen đi rồi, thì dẫu bẩn và xấu đến đâu cũng không biết là bẩn,
là xấu nữa. Cũng vì thế cho nên những người mà cả đời chỉ trông thấy những điều
đê hạ, và chỉ làm những điều đê hạ thì dẫu làm việc gì cũng chỉ giở những ngón
đê hạ ra, mà vẫn không biết là mình àm những điều đê hạ”. [,484] Qua đoạn văn trên ta thấy rõ điểm nhìn tư tưởng,
cảm xúc của tác giả. Đó là tư tưởng lên án, phê phán, lăng nhục những lối sống
đê hèn, thói quen đê hạ, không giác ngộ, thiếu sự giác ngộ. Nhà văn bộc lộ rõ
suy nghĩ cảm xúc của mình trong giọng văn, trong ngôn ngữ. Bằng một loạt các
câu văn có cấu trúc giống nháu nó khiến cho lời văn gấp gáp như là sự xối trút
những khinh miệt của người viết. Thế mới thấy điểm nhìn của tác giả bao giờ
cũng bắt nguồn từ một tư tưởng, cảm xúc nhất định. Nó sẽ quy định giọng văn, lời
văn và thái độ đánh giá của tác giả.
Điểm nhìn ngôn ngữ trần thuật nên xem xét là một thành
tố trong điểm nhìn trần thuật nói chung. Bởi lẽ điểm nhìn trần thuật sẽ quy định
ngôn ngữ trần thuật và qua ngôn ngữ trần thuật người đọc sẽ nhìn thấy những ý
niệm, tư tưởng của người viết. Qua ngôn ngữ chúng ta sẽ biết tác giả nhìn hiện
tượng đó ở góc độ nào, tọa độ nào, khoảng cách nào, vị trí nào.