Giáo án thao giảng: Đọc hiểu văn bản Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)

Tiết: 28 Đọc văn:     ĐẤT NƯỚC.                                                  ( Nguyễn Khoa Điềm ). ...



Tiết: 28



Đọc văn:    ĐẤT NƯỚC.
                                               (Nguyễn Khoa Điềm).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Thấy được một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất Nước là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
- Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình – chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hóa và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư.
- Phân tích, so sánh, bình luận về vẻ đẹp của bài thơ, chất chính luận và chất trữ tình của bài thơ, về sự thể hiện tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”.
3. Thái độ:
- Tự nhận thức về tình yêu đất nước của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kì chống Mĩ.
- Trân trọng những con người đã làm nên Đất Nước. Biết yêu và biết sống có trách nhiệm với đất nước mình.
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực thưởng thức văn học.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
- Năng lực sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
1.  Giáo viên:
-         Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 - tập 1, Kế hoạch dạy học, Tài liệu tham khảo.
-         Kế hoạch dạy học điện tử, phiếu bốc thăm.
2. Học sinh:
 - Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 – tập 1, Vở soạn, Vở ghi chép.
 - Giấy A0, A1, bút dạ, bút màu, thước kẻ dài.
 - Nội dung được giao chuẩn bị trước ở nhà: Đọc trước văn bản, chuẩn bị tranh vẽ. Soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn học bài ở SGK, tr 122.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Trao đổi, diễn giảng.
2. Kĩ thuật dạy học:
- Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật đặt câu hỏi.
3. Nội dung tích hợp:
- Kiến thức về tiếng Việt: Phát biểu theo chủ đề, trình bày một vấn đề, thực hành một số biện pháp tư từ ngữ âm, cú pháp.
- Kiến thức về làm văn: Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh, luyện tập viết đoạn văn nghị luận.
- Kiến thức về hội họa, Giáo dục QP-AN, Giáo dục công dân.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.     Ổn định tổ chức:
Lớp:…………………………………
2.     Bài mới:


  Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động khởi động.
Cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm 1 sản phẩm.
 Nội dung chuẩn bị: Anh/chị hãy vẽ một bức tranh để trả lời cho câu hỏi: Đất nước trong em là gì?
GV yêu cầu các nhóm treo tranh vẽ lên góc của nhóm mình. GV mời ngẫu nhiên một vài nhóm giới thiệu về sản phẩm nhóm mình.
GV nhận xét về các bức tranh và dẫn vào bài. (Mỗi chúng ta đều có những suy tưởng riêng về danh từ Đất Nước. Có thể là những hình ảnh kì vĩ, lớn lao: “Tổ quốc tôi như một con tàu; Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau”. Hoặc thiêng liêng, bất khuất: “Nước chúng ta; Nước những người chưa bao giờ khuất; Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất; Những buổi ngày xưa vọng nói về!” Còn với nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước có từ bao giờ? Đất Nước là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu một tác phẩm nổi danh của ông. Tác phẩm Đất Nước – trích Trường ca Mặt đường khát vọng).


Hoạt động hình thành kiến thức.
Chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm không quá 8 HS. Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm. Đọc hiểu nội dung của 42 câu thơ đầu.


Hướng dẫn học sinh đọc hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
-         Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khoa Điềm?
-         Học sinh trình bày. Các thành viên còn lại bổ sung nếu thấy còn thiếu xót.
-         Giáo viên giới thiệu, chốt lại những ý cơ bản về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, sử dụng các hình ảnh minh họa.












-         Mặt đường khát vọng là một sáng tác nổi tiếng của Nguyễn Khoa Điềm. Nêu những hiểu biết của em về sáng tác đó ?
-         HS trả lời. Các thành viên khác bổ sung nếu còn thiếu.
-         GV chốt lại những nội dung quan trọng.




-         Em hãy xác định vị trí, cảm hứng chủ đạo của đoạn trích ?
-         HS trả lời.
-         GV chốt lại nội dung.




Để tìm ra bố cục của đoạn trích, chúng ta tiến hành đọc văn bản.
-         Hướng dẫn học sinh đọc.
-         Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn rồi mời một học sinh đọc tiếp.
-         Mời 01 học sinh đọc phần chú thích, giải nghĩa từ khó.
-         Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? Nội dung mỗi phần là gì ?
-         HS trả lời.
-         GV đưa ra một bố cục hợp lý.


Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chi tiết 42 câu thơ đầu.
GV: Trong 42 câu thơ đầu Đất nước được Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận ở những phương diện nào ? (Phương diện văn hóa, phong tục, không gian địa lý, thời gian lịch sử)
GV: Đất nước được Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận ở nhiều phương diện như văn hóa, không gian địa lý, thời gian lịch sử. Qua các phương diện ấy ông đã lí giải đầy tài tình cội nguồn Đất Nước, định nghĩa đầy thuyết phục về khái niệm Đất Nước. Để làm rõ các vấn đề này xin mời các nhóm thảo luận.
Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
Chia lớp thành 6 nhóm (8 học sinh/1 nhóm).  Các nhóm có 7 phút để trình bày đáp án trên giấy. Khuyến khích trình bày đáp án ở dạng bảng, bản đồ, có hình ảnh minh họa.
Chủ đề 1: (Nhóm 1,2,3).
Nhà thơ đã trả lời cho câu hỏi “Đất Nước có từ bao giờ?” như thế nào ?  Nhận xét của em?
Chủ đề 2: (Nhóm 4,5,6).
Nhà thơ đã trả lời cho câu hỏi: “Đất Nước là gì?” như thế nào? Nhận xét của em?
Hết 7 phút các nhóm trưng sản phẩm trên bảng theo 2 lượt. Lượt 01 các nhóm 1,2,3. Lượt 02 các nhóm 4,5,6.

Giáo viên cho bốc thăm để chọn 01 trong 03 nhóm trình bày ở mỗi lượt. Nhóm trình bày cử một đại diện trình bày. Các thành viên khác trong nhóm bổ sung.
Các nhóm còn lại đặt câu hỏi và nhận xét. Nhóm trình bày giải đáp và phản bác ý kiến.
 Giáo viên cho các nhóm đánh giá nhóm trình bày bằng biển điểm. Giáo viên chốt  điểm cho nhóm trình bày.




































-         Qua 42 câu thơ đầu em có nhận xét gì về nét đặc sắc, mới mẻ trong cảm nhận về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điểm ?
-       Gọi một số học sinh đứng tại chỗ nêu cảm nhận.
-       GV chốt lại nội dung.






-          HS treo sản phẩm lên góc của nhóm mình.
-          HS quan sát tranh vẽ của các nhóm.






























I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tiểu sử:
+ Sinh năm 1943 tại xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
+ Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng.
+ Học tập và trưởng thành trên miền Bắc, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền Nam. 
+ Tham gia BCH Hội nhà văn Việt Nam, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ nhà nước Việt Nam.
- Phong cách sáng tác:
Thơ ông giàu chất suy tư, chính luận, xúc cảm lắng đọng, thể hiện tâm tư của người tri thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
-         Các tác phẩm chính:
Đất ngoại ô (thơ,1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986)…
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác:
     Hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên 1971, in lần đầu năm 1974. Viết về sự thức tỉnh tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ.
-  Kết cấu, bố cục: Gồm 9 chương.
- Thể loại: Trường ca - là thể loại tác phẩm văn học có sự kết hợp hài hòa 2 yếu tố tự sựtrữ tình.
3. Đoạn trích:
- Vị trí: Trích chương V của trường ca. Chương V có vị trí đặc biệt, hội tụ chủ đề tư tưởng tác phẩm: sự thức tỉnh của thế hệ trẻ các thành thị miền Nam, (rộng hơn: sự tự nhận thức của tuổi trẻ Việt Nam) về sứ mệnh và trách nhiệm với dân tộc.
- Tư tưởng chủ đạo: “Đất Nước của Nhân dân”.
-  Bố cục: Hai phần.
+ Phần I: 42 câu đầu:
Đất nước được cảm nhận từ nhiều phương diện văn hóa, phong tục, truyền thống, địa lí, lịch sử,…
+ Phần II: 47 câu cuối : Tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng cốt lõi Đất nước của Nhân dân .





II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của Đất Nước.
a. LÝ gi¶i ci nguån Đất N­íc.
- Céi nguån Đất Nước: “Đất Nước cã trong nh÷ng c¸i ngµy xöa, ngµy x­a... => Đất nước cã tõ rÊt l©u, rÊt xa trong lÞch sö, trong những câu chuyện cổ tích
- Khëi ®Çu: Đất Nước b¾t ®Çu víi miÕng trÇu b©y giê bµ ¨n -> nhËn thøc: khëi thñy Đất Nước lµ v¨n hãa kÕt tinh tõ t©m hån ViÖt
- Sù tr­ëng thµnh: Đất Nước lín lªn khi d©n m×nh biÕt trång tre mµ ®¸nh giÆc=> trưởng thành trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước
- Kết tinh:
+ Phong tục tập quán: tãc mÑ th× bíi sau ®Çu
+ Tình nghĩa vợ chồng: cha mÑ th­¬ng nhau...
+ Tên của mỗi người: cái kèo, cái cột thành tên
+ Thành quả lao động: h¹t g¹o .....
=> Đất Nước không xa xôi tru tượng mà gần gũi, thân quen ngay trong cuộc sống mỗi con người. Đất Nước là gia đình chúng ta, là ông bà, cha mẹ, là những phong tục tập quán lâu đời, là nền văn minh lúa nước, là truyền thống lao động cần cù, đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của ông cha. Tác giả đã nhìn đất nước bằng chiều sâu văn hóa và văn học dân gian. Đây là điều mới trong cách tìm về cội nguồn Đất nước của nhà thơ.
b. Định nghĩa về Đất Nước

- Cấu trúc: Đất là....      Định nghĩa ĐN bằng
                Nước là...    cách tách - ghép 2 từ
                 ĐN là...     Đất, Nước => Lối tư duy “chiết tự”, gợi chiều sâu suy tưởng, Đất Nước là sự hài hòa giữa nhiều yếu tố trong đó có sự thống nhất của yếu tố không gian địa líthời gian lịch sử
- Không gian địa lí:
+ Là nơi sinh sống của mỗi con người (nơi anh đến trường, nơi em tắm,..)
+ Là nơi tình yêu lứa đôi nảy nở (hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc khăn...)
=> Không gian hẹp, là cõi đầy thơ mộng với bao nhiêu kỉ niệm ngọt ngào của tình yêu đôi lứa, không gian tuyệt diệu của tình yêu
+ Là núi, sông, rừng bể (hòn núi bạc, nước biển khơi,...)
+ Là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ (những ai đã khuất,..dặn dò con cháu...)
=> Không gian rộng lớn, mênh mông.
- Thời gian lịch sử:
+ Đất Nước thiêng liêng, hào hùng trong quá khứ (truyền thuyết: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Truyền thuyết Hùng Vương) => Hướng người đọc về với cội nguồn dân tộc, nhắc nhở các thế hệ nhớ về lịch sử dân tộc.
+ Đất Nước giản dị, gần gũi trong hiện tại (Trong anh, trong em)
+ Đất Nước triển vọng sáng tươi trong tương lai (Mai này…)
=> Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, truyền thuyết dân gian tạo nên được những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi, vừa mới mẻ về Đất Nước trên cả bề rộng về không gian địa lí và cả chiều dài lịch sử.
- Đất Nước là máu xương của mỗi con người:
 + Phải biết: Gắn bó, san sẻ
 + Phải biết hoá thân => Đất Nước trường tồn vĩnh cửu
=> Mặc dù viết với mục đích tuyên truyền, cổ động nhưng lời thơ rất đỗi trữ tình, chỉ như một lời tự dặn mình, dặn các thế hệ chân thành, tha thiết.

Kết luận chung: Nét đặc sắc, mới mẻ trong cách cảm nhận về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm: cảm nhận Đất Nước trên nhiều phương diện:
- Từ chiều sâu của đời sống văn hoá, phong tục, truyền thống
- Từ chiều rộng của không gian địa lí
- Từ chiều dài của thời gian lịch sử.
=>  Đất Nước hiện ra vừa thiêng liêng, sâu xa, lớn lao, vừa gần gũi, thân thiết với mọi người, đó là sự thống nhất của các phương diện văn hoá, truyền thống, phong tục, cái hằng ngày và cái vĩnh hằng, cái cá nhân và cái cộng đồng.


Hoạt động luyện tập
Câu 1.  Trường ca Mặt đườngkhát vọng gồm bào nhiêu chương?
a.      7
b.     8
c.      9
d.     10
Câu 2:  Tư tưởng cốt lõi của tác phẩm?
a.      Đất nước của người lao động.
b.    Đất nước của Nhân dân.
c.      Đất nước của văn hóa, phong tục, tập quán.
d.     Đất nước của truyền thống, đạo lý.
Câu 3: Tập thơ sáng tác gần đây nhất của Nguyễn Khoa Điềm có tên là gì?
a.      Ngôi nhà có ngọn lửa ấm
b.     Đất ngoại ô
c.      Thơ Nguyễn Khoa Điềm
d.    Cõi lặng
3. Hướng dẫn về nhà.
- Đọc kĩ nội dung phần 2.
- Học lại bài trên lớp, hệ thống lại những nội dung trọng tâm.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIỆM
…………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………



Ký duyệt,ngày……tháng…….năm……..
 


Related

KẾ HOẠCH DH 7536834863314673803

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item