Hướng dẫn làm đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Văn 2020

ĐÁP ÁN PHẦN I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phướng thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2: Theo tác giả trước nghịch cảnh thái độ của người a...



ĐÁP ÁN
PHẦN I. ĐỌC HIỂU
Câu 1: Phướng thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Theo tác giả trước nghịch cảnh thái độ của người anh hùng là:
+ Can đảm cống hiến
+ Kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng, không sợ hãi.
Câu 3. Em hiểu:
Anh hùng là người can đảm cống hiến, hành động không vị kỉ, kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng và theo đuổi đến khi mong muốn thành hiện thực. Họ khẳng định mình bằng những thành tựu to lớn ở một lĩnh vực nào đó. Còn mẫu người hoàn hảo là mẫu người toàn vẹn trong mọi phương diện từ con người đến tính cách và đời sống. Không ai không có những sai lầm khiếm khuyết trong đời vậy nên đây là mẫu người không có trong hiện thực.
Bởi vậy anh hùng không phải mẫu người hoàn hảo. Người anh hùng vẫn luôn xuất hiện trong đời sống của chúng ta và ghi tên mình bằng những thành tựu đóng góp cho cộng đồng. Mặt khác họ vẫn là một con người bình thường khó tránh được những sai lầm, khiếm khuyết trong con người, trong đời sống.
Câu 4.  Em không hoàn toàn đồng tình với quan điểm đó vì:
Trong đời mỗi người có những sai lầm nhỏ hoặc lớn. Sai lầm nhỏ có thể sửa chữa còn sai lầm lớn không thể thay đổi hoặc sửa chữa. “Cố gắng gượng ép chỉ càng làm sai thêm…Cách tốt nhất là bù lại bằng một việc đúng khác”.
Người anh hùng cũng có những sai lầm. Sai lầm đó sẽ không phủ định những cống hiến của anh ta nếu đó là sai lầm nhỏ hoặc có thể bù đắp bằng những việc đúng, những cống hiến khác lớn hơn. Sai lầm đó sẽ phủ nhận cống hiến của anh ta nếu đó là một sai lầm quá lớn khổng thể sữa chữa hoặc bù đắp. Ví dụ Hitler một nhân vật trong lịch sử đã có không ít cống hiến cho nước Đức như giúp phục hồi nhanh chóng kinh tế đất nước sau chiến tranh; giúp gia tang nhanh chóng sức mạnh của quân đội Đức; tạo nên nhiều chiến thắng vang dội của quân đội Đức trong thế chiến thứ Hai. Tuy nhiên lịch sử nhân loại vẫn thường nhắc đến ông là một con người của những tội ác bởi những sai lầm quá lớn: Yêu nước một cách cực đoan, thiết lập chế độ độc tài; gây ra chiến tranh TG lần 2; tạo nên những cuộc thảm sát đẫm máu….Ongo cho rằng “nhân loại đã phát triển trong những cuộc đấu tranh vô tận và sẽ nhừng phát triển nếu hòa bình ngự trị trở lại”. Những sai lầm ấy đã phủ nhận tất cả tài năng và những đóng góp của ông.
PHẦN II.LÀM VĂN
Câu 1.
Những hành động nhỏ cũng có thể tạo nên những người anh hung trong đời thường. Hành động nhỏ là những việc mà mỗi người đều có thể làm mà không phải hao tổn quá nhiều công sức. Hành động nhỏ có thể thực hiện ở mọi nơi, ở nhiều thời điểm trong cuộc sống thường ngày không đòi hỏi sự chuẩn bị lâu dài. Những hành động nhỏ ấy sẽ tạo nên một người anh hung nếu nó được thực hiện xuất phát từ lợi ích của cộng động đem lại giá trị cho nhiều người. Hay nói cách khác động cơ thúc đẩy hành động ấy là khao khát cống hiến, góp sức cho cuộc đời. Một người sẽ được gọi là anh hung nếu những việc làm của anh ta đem lại giá trị lo lớn cho một hoặc nhiều người trong cộng đồng. Đó là những giá trị vè mặt tinh thần hoặc vật chất. Giá trị ấy làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn giúp thay đổi cuộc sống của người khác theo hướng tích cực. Cuộc sống thường ngày xung quanh chúng ta có rất nhiều hành động nhỏ chứa đựng giá trị lớn chờ đợi chúng ta thực hiện. Nhưng nhiều khi những suy nghĩ vị kỷ khiến chúng ta không nhận ra. Chúng ta vẫn thường chỉ quan tâm và hành động trước những việc làm đem lại lợi ích cho bản thân. Nếu vậy chúng ta sẽ không bao giờ có thể được gọi là anh hùng trong xã hội hoặc trong suy nghĩ của một ai đó. Gần đây trên báo Người lao động có đưa tin hình ảnh cụ bà Lê Thị Xuân (98 tuổi, trú thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) đã mang 1 kg gạo, 50 quả trứng vịt tới để ủng hộ, quyên góp cho quỹ phòng chống dịch Covid-19 của địa phương. Giá trị vật chất không nhiều nhưng hành động nhỏ của cụ đã truyền cảm hứng cho rất nhiều trong công tác tình nguyện đặc biệt của vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến chống lại đại dịch Covid 19. Đó là một hành động nhỏ làm nên con người anh hùng.
Câu 2.
MB:
“Nghệ thuật sinh ra từ những thái cực và xung đột” (I Bôn đa rep).
“Hãy biết sống cả những khi cuộc đời trở nên không thể chịu được nữa” (Ốt trôpxki - Thép đã tôi thế đấy)
“Người nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê khốp)
Không có câu truyện cổ tích nào đẹp hơn câu truyện do chính cuộc sống viết ra” (Andecxen)
TB:
Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
Tô Hoài sinh năm 1920, quê ở Hoài Đức, Hà Nội.
 - Ông viết văn từ trước cách mạng, là nhà văn lớn, sáng tác với nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm của Tô Hoài đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. - Ông có sở trường về thể loại truyện phong tục và hồi kí, có lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động.
- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: Dế Mèn phiêu lưu kí, O chuột, Nhà nghèo, Truyện Tây Bắc, …
- Năm 1952,Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Với chuyến đi dài 8 tháng ấy, Tô Hoài đã sống cùng đồng bào các dân tộc: Mèo, Thái, Dao, Mường ở nhiều vùng ở đây. Chuyến đi ấy đã giúp ông hiểu rõ về cuộc sống và con người miền Núi đã để lại cho ông những kỉ niệm khó quên và tình cảm thắm thiết đối với đất nước và con người Tây Bắc.
- Truyện “Tây Bắc” là kết quả của chuyến đi đó, là tác phẩm văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp.
- Tác phẩm này được tặng giải I của hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.
- “Vợ Chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc được rút ra từ tập truyện “Tây Bắc”.
Mị trong đêm tình mùa xuân
- Về đoạn văn mở đầu, giới thiệu nhân vật Mị:
Ngay từ những dòng đâu tiên, người đọc đã buộc phải chú ý tới hình ảnh người con gái "ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa" và "Lúc nào cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt,mặt buồn rười rượi" Cách vào truyện gây ấn tượng. Đây là thủ pháp nhằm tạo tình huống: có vấn đề trong lối kể chuyện truyền thống giúp tác giả mở lối dẫn người đọc cùng tham gia hành trình tìm hiểu những bí ấn của số phận nhân vật.
- Phần tiếp theo của đoạn trích kể về số phận éo le và những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Mị: Cô Mị với cuộc đời cực nhục, khổ đau và cô Mi với sức sống tiềm tàng dẫn tới sứ Phản kháng mãnh liệt, táo bạo.
+  Vì món nợ truyền kiếp khiến Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra. Khái niệm con dâu gạt nợ : Con dâu gạt nợ thì bề ngoài là con dâu nhưng thực chất bên trong là con nợ.
Thực ra, cái nguy cơ bị biến thành một thứ con nợ chung thân Mị đã linh cảm từ trước. Cô đã nghĩ cách cứu mình (thực chất là cứu tình yêu của mình) và trả món nợ của gia đình bằng cách đề nghị cha để cô "đi làm nương"; cô đã van xin cha: "đừng bán con cho nhà giàu". Nhưng sự thông minh của một cô gái mới lớn không thắng được hoàn cảnh và mưu chước thâm độc của cha con thống lí. Mị bị tròng hai thứ dây trói là làm con nợ (bắt buộc) và làm con dâu (ép buộc) vì cha con thống lí Pá Tra đã muốn như thế.
Phải sống với kẻ mà mình không yêu là nỗi khổ và nỗi đau của Mị. Có đến mấy tháng trời, đêm nào Mị cũng khóc. Rồi không thể chịu đựng hơn được nữa, Mị tính chuyện ăn là ngón để tìm sự giải thoát: Người con gái hiếu thảo ấy, trước khi chết về lạy cha mà cũng để xin cha cho mình được chết. Mấy lời thống thiết của người cha già chịu nhiều khổ não trong đời đã khiến Mị không thể nghĩ cho nỗi buồn của riêng bản thân Mị. Cô quay trớ lại nhà thống lí.
Từ đấy, Mị chấp nhận cảnh ngộ sống "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Âm thầm như một cái bóng là cách sống mà Mị lựa chọn, cho dù, đó là một sự lựa chọn chống lại bản tính yêu đời của cô gái một thời xinh đẹp và tài hoa. Tác giả cắt nghĩa: "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi" để minh giải tình trạng bị đày đoạ đến mức bị tê liệt về tinh thần và dẫn tời tiếng thở dài buông xuôi phó mặc cho hoàn cảnh của nhân vật: "Bây giờ thì Mì tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi".
 Bị biến thành một thứ công cụ lao động là nỗi cực nhục mà nhân vật phải chấp nhận và chịu đựng.
Nhưng sự ê chề của kiếp sống chưa dừng lại ở đó, Mị còn phải chịu nỗi khổ đau về tinh thần triền miên. Căn buồng của người phụ nữ Mông thông thường là nơi họ được hướng chút hạnh phúc ít ỏi của thân phận làm người, từ làm con, đến làm dâu rồi làng mẹ. Căn buồng của Mị ở nhà thống lí chỉ là một thứ ngục thất giam cầm một tù nhân: "Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng".
Người con gái làm dâu gạt nợ ấy bị đày đoạ bởi lao động khổ sai ở nhà thống lí, lẽ cố nhiên là rất cực nhục, nhưng một sự câu lưu vĩnh viễn về tinh thần mới thực sự đáng sợ. Nó sẽ! làm cho cô sống mà như đã chết hay nói chính xác hơn là nó buộc cô phải chấp nhận tồn tại với trạng thái gần như đã chết trong lúc đang sống. Cô có thể thoắt ra khỏi tình thế tuyệt vọng ấy không, khi cô đã mất tri giác về cuộc sống?
  +Vẻ đẹp trong tính cách nhân vật Mị với sức sống tiềm tàng dẫn tới sức phản kháng mãnh liệt, táo bạo: mùa đông năm ấy gió và rét dữ đội nhưng mùa xuân vẫn cứ đến, và con người, dù khổ nghèo cơ cực đến mấy vẫn lại theo quy luật của tự nhiên mà rủ nhau đi chơi trong niềm vui sống có phần hoang dã và tự do của người Mông. Hãy thử phân tích phần ca từ của tiếng sáo:
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta chưa có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.
Ngôn từ giản dị, mộc mạc vậy mà hàm chứa cái lẽ sống phóng khoáng, tự do của con người. Lẽ phải đơn sơ ấy, qua tiếng sáo, đã vọng vào tâm hồn cô gái có một thời từng thổi sáo rất hay.
Diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đềm uống rượn đón xuân về.
Bức tranh Hồng Ngài mùa xuân năm ấy có sức làm say đắm lòng người tuổi trẻ . Gió rét, sắc vàng ửng của cỏ tranh, sự biến đổi màu sắc kì ảo của các lòai hoa đẹp đã góp phần làm nên cuộc nổi loạn trong một tâm hồn đã bấy nhiêu năm tê dại vì đau khổ . Tác nhân quan trọng là hơi rượu . Ngày tết năm đó Mị cũng uống rượu, Mị lén uống từng bát , uống ừng ực rồi say đến lịm người đi . Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về nỗi nhớ . Mị lãng quên thực tại (nhìn mọi người nhảy đồng , người hát mà không nghe, không thấy và cuộc rượu tan lúc nào cũng không hay) nhưng lại nhớ về ngày trước (ngày trước, Mị thổi sáo cũng giỏi ), và quan trọng hơn là Mị vẫn nhớ mình là một con người, vẫn có cái quyền sống của một con người : Mị vẫn còn trẻ . Mị muốn đi chơi . Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết . Huống chi Mị và A Sử, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau .
Nhưng tác nhân có tác dụng nhiều nhất trong việc dìu hồn Mị bềnh bồng về với những khát khao hạnh phúc yêu đương có lẽ vẫn là tiếng sáo bởi tiếng sáo là tiếng gọi của mùa xuân, của tình yêu và tuổi trẻ . Tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị, nó đã trở nên tiếng lòng của người thiếu phụ .
Mị đã thức dậy với sức sống tiềm tàng và cảm thức về thân phận . Cho nên trong thời khắc âý, ta mới thấy Mị đầy rẫy những mâu thuẫn . Lòng phơi phới nhưng Mị vẫn theo quán tính bước vào buồng , ngồi xuống giường, trông ra cái lỗ vuông mờ mờ trăng trắng . Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay đi .
Nhưng rồi nỗi ám ảnh và sức sống mãnh liệt của tuổi xuân cứ lớn dần , cho tới khi nó lấn chiếm hẳn trọn bộ tâm hồn và suy nghĩ của Mị, cho tới khi Mị hoàn toàn chìm hẳn vào trong ảo giác : Mị muốn đi chơi . Mị cũng sắp đi chơi . Phải tới thời điểm đó Mị mới có hành động như một kẻ mộng du : quấn lại tóc , với thêm cái váy hoa, rồi rút thêm cái áo . Tất cả những việc đó , Mị đã làm như trog một giấc mơ, tuyệt nhiên không nhìn thấy A Sử bước vào, không nghe thấy A Sử hỏi .
Rồi cái gì đến đã đến . A Sử trói Mị vào cột, rồi lẳng lặng khoác thêm vòng bạc đi chơi , bỏ mặc Mị trong trạng thái mộng du đang chìm đắm với những giấc mơ về một thời xuân trẻ, đang bồng bềnh trong cảm giác du xuân . Tâm hồn Mị đang còn sống trong thực tại ảo, sợi dây trói của đời thực chưa thể làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du . Cái cảm giác về hiện tại tàn khốc, Mị chỉ cảm thấy khi vùng chân bước theo tiếng sáo mà tay chân đau không cựa được . Nhưng nếu cái mơ không đến một lần nữa thì sự tỉnh ra cũng vậy . Lại một giai đoạn chập chờn nữa giữa cái mơ và cái tỉnh, giữa tiếng sáo và nỗi đau nhức của dây trói và tiếng con ngựa đạp vách, nhai cỏ , gãi chân . Nhưng bây giờ thì theo chiều ngược lại, tỉnh dần ra, đau đớn và tê dại dần đi, để sáng hôm sau lại trở về với vị trí của con rùa nuôi trong câm lặng, mà còn câm lặng hơn trước .
- Đêm đông cởii trói cho A phủ
Nhưng có lẽ sức sống của Mị bùng lên mạnh mẽ nhất là lúc Mị cởi trói cho A Phủ . Cũng như Mị, A Phủ là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền núi . Những va chạm mang đầy tính tự nhiên của lứa tuổi thanh niên trong những đêm tình mùa xuân đã đưa A Phủ trở thành con ở gạt nợ trong nhà thống lí . Và bản năng của một người con vốn sống gắn bó với núi rừng, ham thích săn bắn đã đẩy A Phủ tới hiện thực phũ phàng : bị trói đứng . Và chính hoàn cảnh bi thương đó đã đánh thức lòng thương cảm trong con người Mị . Nhưng tình thương đó không phải tự nhiên bùng phát trong Mị mà là kết quả của một quá trình đấu tranh giằng xé trong thế giới nội tâm của cô . Mị cởi trói cho A Phủ để rồi bất ngờ chạy theo A Phủ . Lòng ham sống của một con người như được thổi bùng lên trong Mị, kết hợp với nỗi sợ hãi, lo lắng cho mình. Mị như tìm lại được con người thật , một con người còn đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận .
KB:
Nhà văn Tô Hoài đã viết về Mị với tất cả lòng yêu thương, thông cảm, và chỉ có lòng yêu thương thông cảm, Tô Hoài mới phát hiện ra vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn những con người ham sống như Mị ...

Related

ĐỀ THI - KT 7952359283179089549

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item