Giáo án Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Ngày soạn:…………………….. Ngày giảng:…………………… Tiết 69 - 70:  CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1...


Ngày soạn:……………………..
Ngày giảng:……………………
Tiết 69 - 70: 

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Nguyễn Minh Châu)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của một người phụ nữ là bao ngang trái trong một gia đình vạn chài. Từ đó thấy rõ mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
- Học sinh hiểu được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo của một cây bút viết truyện đầy bản lĩnh và tài hoa..
2. Kỹ năng:  Rèn luyện kỷ năng phân tích nhân vật tư tưởng
3. Thái độ: Chia sẻ, cảm thông với những số phận bất hạnh
4. Năng lực cần đạt: Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Bài soạn
III/ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Nêu câu hỏi, thảo luận nhóm, thuyết giảng...
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:      Tiết 69
1. Hoạt động khởi động.
- GV cho HS xem một bức hình bạo lực (người đàn ông đánh một người phụ nữ)
- Cho một số HS nhận xét về hành động của người đàn ông.
- Cho HS xem một bức ảnh – một người phụ nữ đang tìm cách níu kéo một người đàn ông cho dù đang bị hắt hủi.
- Mỗi người luôn có những quan điểm trái chiều nhau về những hiện tượng chúng ta nhìn thấy hàng ngày. Lý do là bởi vì chúng ta chưa hiểu hết về câu chuyện của họ. Vậy nên thay vì vội vàng phán xét hoặc hành động hãy tìm hiểu cặn kẽ. Nguyễn Minh Châu sẽ cho chúng ta một bài học tương tự như vậy. "Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất cảu văn học ta hiện nay" (Nguyên Ngọc). Sự tinh anh và tàu năng ấy thể hiện trước hết ở quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật. Trong văn học cách mạng trước năm 1975. thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho Cách mạng Sau năm 1975. văn chương trở về với thời kỳ đổi mới đi sâu khám phá sự thật đời sống bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được cái nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người.
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Tổ chức đọc hiểu tiểu dẫn.



Bài tập: Đọc mục tiểu dẫn và tóm tắt những nét chính về tác giả và tác phẩm.

Học sinh làm việc cá nhân và trình bày trước lớp.



Kể tên tác phẩm chính?










-Tổ chức đọc hiểu văn bản.
Bài tập 1: Dựa vào văn bản hãy tóm tắt nội dung của truyện và chia đoạn.

Học sinh trên cơ sở đọc ở nhà, trình bày tóm tắt, chia đoạn.

Bài tập 2: Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh, là phát hiện đầy thơ mộng. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương mà người nghệ sĩ chụp được?
Học sinh thảo luận, cử đại diện trình bày trước lớp.









Bài tập 3: Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh mang đầy nghịch lí. Anh đã chứng kiến và có thí độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình thuyền chài?
Học sinh thảo luận phát biểu.




















I. Đọc-hiểu Tiểu dẫn.
1. Nguyễn Minh Châu (1930-1989)
- Quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Ông "thuộc trong những mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay".
- Sau năm 1975khi văn chương chuyến hướng khám phá trở về đời thường. Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thờ kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
- Tác phẩm chính (Sgk).
- Truyện Ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" in dậm phong cách tự sự-triết lí của Nguyễn Minh Châu rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đười sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.
2. Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến Quê (1985) sau được nhà văn lấy tên chung cho một tập truyện ngắn (in năm 1987).
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Bố cục: Truyện chia thành hai đoạn lớn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến "chiếc thuyền với gió đã biến mất": hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
- Đoạn 2: Còn lại: Câu chuyện của hai người đàn bà làng chài.

2. Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
- Phát hiện thư nhất: Một cảnh đắt trời cho
+ Trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh hoạ thời cổ...một vẻ đep thực đơn giản và toàn bích
 +  Đứng trước một sản phẩm tuyệt tác của hoá công người hoạ sĩ trở nên ‘Bối rối”“trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” tức là bức ảnh đã khiến cho tâm hồn người nghệ sĩ rung động thực sự và một cảm xúc thẩm mỹ đang dấy lên trong lòng.  Điều nầy chứng tỏ cái đep có khả năng thanh lọc tâm hồn con người. Với ý nghĩa ấy, cái đẹp chính là đạo đức.
Qua đây nhà văn muốn gủi gắm bức thông điệp đầu tiên: Cuộc đời luôn luôn hứa hẹn nhữnh điều kì diệu, luôn đem lại niêm hạnh phúc miễn là chúng ta biết kiên nhẫn, biết chờ đợi và không ngừng thanh lọc tâm hồn
- Phát hiện thứ hai: Hiện thực của cuộc sống
  + Bởi bước ra khỏi chiếc thuyền ngư phủ đep như mơ là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, 1 gã đàn ông to lớn, dữ dằn cùng một cảnh tượng tàn nhẫn: Gã đàn ông đánh đập vợ một cách thô bạo, đứa con vì thương mẹ đánh lại cha để nhận hai cái tát gã giúi xuống cát.
  + Chứng kiến cảnh tượng đó, nghệ sĩ Phùng kinh ngạc đến thấn thờ “ Tất cả mọi việc xảy ra  khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” Sở dĩ, nghệ sĩ Phùng có tâm trạng ấy bởi anh không thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp kì diệu của tạo hoá lại có cái ác, cái xấu đến không thể tin được. Vừa lúc trước, anh còn cảm thấy “cái đẹp chính là đạo đức”, thấy cái “chân lý của sự toàn thiện” thì ngay sau đó chẳng còn cái gì là đạo đức, là cái toàn thiện của cuộc đời
Tiểu kết: Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lý. Cuộc sống luôn luôn tồn tại những mặt đối lập: đẹp – xấu; thiện – ác. Mặt khác nhà văn cũng muốn nói: Đừng nhầm lẫn giũa hiện tượng và bản chất, giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong không phải lúc nào cũng thống nhất. Đừng vội đánh giá con người, sự vật ở dáng vẻ bên ngoài, phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hện tượng.


Tiết 68

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bài tập 4: Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện nói lên điều gì?

Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.









































- Suy nghĩ về người nghệ sĩ nhiếp ảnh?
- Em nhận xét gì về bức ảnh ?
Học sinh thảo luận nhóm, đại diện trình bày.








- Tổ chức tổng kết
Bài tập: Anh (chị) hãy đánh giá một cách tổng quát giá trị của tác phẩm.
Trước khi là người nghệ sĩ rung động truớc cái đẹp hãy là một con người biết yêu, ghét, vui, buồn trước mọi lẽ đời, biết hành động để xứng đáng vói danh hiệu con người. Nghệ thuật và cuộc đời phải hoà hợp trong cái “Chân, thiện , mỹ”
3. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện.
* Về tên gọi  : “Người đàn bà” được gọi một cách phiếm định
* Cảnh ngộ : Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà làng chài lại là một người có ngoại hình xấu xí. à  Tội nghiệp, bất hạnh.
 *  Tính cách và tấm lòngcủa chị:
   -  Là một người đàn bà biết nhẫn nhục, chịu đựng :  bao lần bị chồng đánh vẫn “cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy
  - Là một người phụ nữ giàu tự trọng, thấu hiểu lẽ đời, có tình thương con vô bờ bến”:
    + Khi biết cảnh mình bị chồng đánh, cảnh đứa con trai phản ứng lại cha bị người khách lạ phát hiện , chị thấy “đau đớn- vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. .Chị không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương xót ( kể cả thằng Phác- đứa con yêu của chị )  và chị “sống cho con chứ không thể sống cho mình”.
     + Thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng chị là một người mẹ giàu lòng vị tha, chấp nhận hy sinh, thua thiệt về mình
     + Khi ở toà án huyện, chính chị đã đem đến cho Phùng và Đẩu những xúc cảm mới:  
.Lúc đầu, chị rụt rè, sợ hãi khi đến một không gian lạ. Chị tìm một góc tường ở chốn công đường để ngồi; chị thưa gửi, xưng “con”và van xin “ con xin lạy quí toà…” à Trông chị thật nhỏ bé, tội nghiệp chốn công đường. 
Khi đã lấy được tự tin, tâm thế thay đổi, chị đột ngột chuyển cách xưng hô : “ Chị cám ơn các chú!...”à một sự hoán đổi thật ý nghĩa : ở đây, lẽ đời đã thắng. Người lao động lam lũ, nghèo khổ không có uy quyền nhưng cái tâm của một người mẹ giàu tình thương con, thấu hiểu lẽ đời là một thứ quyền uy có sức công phá lớn
=> Người phụ nữ này thật sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, cảm thông chấp nhận san sẻ nỗi khổ với chồng.Với chị , hạnh phúc chính là vì con. Còn mình và người bạn đã nhìn cuộc sống phiến diện một chiều.
4. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy:
- Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ ấy “đều thấy hiện lên cái mầu hông hông của ánh sương mai ...thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh.” Phải chăng cái mầu hồng hồng ấy là chất thơ của cuộc sống, là vẻ đep lãng mạn của cuộc đời, là biêu tượng của nghệ thuật.
- Hình ảnh người đàn bà bứoc ra khỏi tấm ảnh là hiện thân của những lam lũ, khốn khó của đời thường. Đó là sự thật của cuộc đời đáng sau bức tranh.
=> Qua đây nhà văn NMC muốn nói tói mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật chân chính không bao giờ được xa rời cuộc đời. NT chính là cuộc đời và phải luôn luôn vì cuộc đời.
III. Tổng kết: Từ một câu chuyện về 1 bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đàng sau bức ảnh, truyện ngắn CTNX mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống va  con người. Phải có một cái nhìn đa diện , nhiều chiều, phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tựơng.

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.
Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng nhất khi nói về nhà văn Nguyễn Minh Châu?
A. Ông là nhà thơ tiên phong của phong trào văn xuôi Tự lực văn đoàn.
B. Ông thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
C. Ông là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
D. Ông là một trong số ít những nhà văn chuyên đi tìm cái đẹp trong quá khứ.
Câu 2: Những bức ảnh của nghệ sĩ Phùng đã được chọn để treo nhiều nơi. Đó là những bức ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, nghệ sĩ Phùng vẫn thấy điều gì từ những bức ảnh đó?
A. Màu hồng hồng của ánh sương mai khi nhìn từ bãi xe tăng hỏng.
B. Người đàn ông với những trận đánh vũ phu.
C. Người đàn bà hàng chài với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 3: Ở tòa án huyện, khi chánh án Đẩu nhắc tới thằng Phác, người đàn bà hàng chài đã có phản ứng gì?
A. Người đàn bà bật dậy, chạy ra khỏi tòa án.
B. Người đàn bà chỉ im lặng không nói gì.
C. Người đàn bà đã khóc khi nghe chánh án Đẩu nhắc tới thằng con.
D. Tất cả các đáp án đều sai.
Câu 4: Qua sự đối lập giữa hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, thông điệp mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm là gì?
A. Cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn, không thể đánh giá sự việc qua dáng vẻ bề ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu bên trong. Cần có cái nhìn đa chiều về cuộc sống.
B. Cuộc sống luôn có sự đối lập giữa giàu và nghèo. Cần chấp nhận điều đó.
C. Người nghệ sĩ nên tìm cái đẹp ở thiên nhiên, không nên kiếm tìm cái đẹp ở hiện thực cuộc sống con người.
D. A và B đều đúng.
Câu 5: Thằng Phác tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền điều gì?
A. Nó sẽ khiến ông bố của nó phải khổ sở.
B. Nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh.
C. Nó sẽ không bao giờ tha thứ cho bố nó.
D. Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 6: Tác phẩm nào sau đây không phải là của nhà văn Nguyễn Minh Châu?
A. Bến quê
B. Cửa sông.
C. Những vùng trời khác nhau
D. Trăng sáng
Câu 7: Trong phần đầu của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, khi đứng trước cảnh đẹp lúc bình minh trên biển, nhân vật Phùng có cảm xúc gì?
A. Phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức.
B. Đau thắt trái tim, thấy được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
C. Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện, thấy được khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn và phát hiện ra bản thân của cái đẹp chính là đạo đức.
D. Khám phá ra chân lí của sự toàn thiện.
Câu 8: Người đàn bà trong tác phẩm bị chồng đánh một cách vũ phu bằng vật gì sau đây?
A. Thanh sắt nhỏ.
B. Cây gậy bằng tre già.
C. Chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa.
D. Sợi dây thừng buộc thuyền.
Câu 9: Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến bài học đúng đắn về:
A. Cách để con người nhận ra chính bản thân mình.
B. Cách hoàn thiện bản thân con người, hướng tới các nét đẹp Chân- Thiện- Mĩ.
C. Cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
D. Cách tìm thấy ý nghĩa đích thực của nghệ thuật nhiếp ảnh.
Câu 10: Nghệ thuật đặc sắc mà Nguyễn Minh Châu sử dụng trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” là gì?
A. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo.
B. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện.
C. Nghệ thuật khắc họa nhân vật.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
*ĐÁP ÁN:


1. Đáp án B
2. Đáp án D
3. Đáp án C
4. Đáp án A
5. Đáp án B
6. Đáp án D
7. Đáp án C
8. Đáp án C
9. Đáp án C
10. Đáp án D


4. Hoạt động tìm tòi mở rộng và hướng dẫn về nhà:  
- Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận sâu sắc nhất về một nhân vật trong tác phẩm.
- Nếu em rơi vào tình huống của Phùng. Em sẽ làm gì để giúp người đàn bà ấy. Viết trong một đoạn văn ngắn.
- Tìm đọc thêm các tác phẩm khác của Nguyễn Minh Châu.
115%;">

Related

KẾ HOẠCH DH 367824769427147305

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item