Đề kiểm tra, đọc hiểu bài thơ Những người đi tới biển.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Những dấu chân lùi lại phía sau...






I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yêu mến và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…
(Trích trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên?
Câu 2. Tìm và phân tích hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau: Mười tám hai mươi sắc như cỏ/ Dày như cỏ/ Yêu mến và mãnh liệt như cỏ?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về các câu thơ sau: Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ (Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Câu 4. Từ vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ trên anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của người trẻ đối với Tổ quốc trong xã hội hiện nay? (Viết đoạn văn ngắn 10 – 15 dòng)
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Khi đọc tập thơ Nhật ký trong tù - Hồ Chí Minh, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp/ Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh/ Vần thơ của Bác vần thơ thép/ Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. Qua việc phân tích tác phẩm Chiều tối (Mộ), anh/chị hãy làm sáng tỏ chất thépchất tình trong trong thơ của Bác. (Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)



ĐÁP ÁN
Phần
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4.0
Thể thơ: Tự do
0,5
- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp cấu trúc
+ So sánh: (Mười tám hai mươi sắc như cỏ; dày như cỏ; yếu mềm và mãnh liệt như cỏ)
+ Điệp cấu trúc:.... như cỏ         
Tác dụng:
+ Giúp người đọc dễ hình dung những đặc điểm nổi bật của tuổi 20: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...
1.0
- Những tuổi hai mươi: cách nói về tuổi trẻ nói chung, là khoảng thời gian thanh xuân quý giá chứ không phải nói về năm 20 tuổi một cách cụ thể); "ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc". Nếu ai cũng ích kỉ, hẹp hòi, chăm lo cuộc sống của riêng mình, không có trách nhiệm với Tổ quốc thì Tổ quốc sao có thể tồn tại?
- Nội dung câu thơ: Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi công dân (đặc biệt là thế hệ trẻ) trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Tự nguyện, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của mình để bảo vệ non sông đất nước.
1.0
-         - Nội dung hợp lí, có sức thuyết phục. Đảm bảo cấu trúc thống nhất của một đoạn văn, có câu chủ đề, luận cứ, luận chứng.
-         - Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong những năm chống Mĩ: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...
-         - Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân... dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Tuổi trẻ là những tinh hoa tương lai của đất nước. Chúng ta phải có trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, những người xung quanh và có trách nhiệm trong quá trình học tập.
1.5
II
LÀM VĂN
6.0
Khi đọc tập thơ Nhật ký trong tù - Hồ Chí Minh, nhà thơ Hoàng Trung Thông viết: “Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp/ Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh/ Vần thơ của Bác vần thơ thép/ Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”. Qua việc phân tích tác phẩm Chiều tối (Mộ), anh/chị hãy làm sáng tỏ chất thépchất tình trong trong thơ của Bác. (Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.
0.5
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Chất thépchất tình trong bài thơ Chiều tối.
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung.
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.
0.5
c) Triển khai vấn đề nghị luận: Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- Điểm 4,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
     + Có những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
+ Bức tranh thiên nhiên chiều tối mang đậm phong vị cổ điển thể hiện tình yêu thiên nhiên, khao khát tự do và một tâm thế ung dung tự tại của Bác. (1,0 điểm)
+ Bức tranh cảnh con người lao động say sưa, khỏe khoắn với tâm điểm là sắc “hồng” của lò than thể hiện một trái tim nhân hậu, đồng cảm ngợi ca con người lao động, nói lên tinh thần ý chí hướng tới ánh sáng, tương lai của người cộng sản. (1,0 điểm)
+ Chất thép là ý chi kiên cường, sắt đá, tâm thế ung dung tự tại, luôn lạc quan yêu đời hướng tới ánh sáng tương lai vượt lên sự khắc nghiệt cực khổ của hiện tại. (0,5 điểm)
+ Chất tình là vẻ đẹp thi vị trong thơ Bác với những hình ảnh, đường nét, màu sắc hài hòa tinh tế. Là một tâm hồn giàu tình yêu thương thiên nhiên, con người luôn nhạy cảm trước những rung động của ngoại cảnh.(0,5 điểm)
     + Nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, biện pháp tu từ nhân  hóa, điệp vắt dòng, sự vận dụng kế thừa sáng tạo hình ảnh trong thơ ca cổ..... (0,5 điểm)
- Điểm 3,0 - 3,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, bình luận) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ.
- Điểm 2,5 - 3,0 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 2,0 - 3,0: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 1,0: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
4.0
d) Sáng tạo (1,0 điểm)
- Điểm 1,0: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0,5: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0.5
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm):
- Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả
0.5
TỔNG
10



Related

ÔN THI ĐH - CĐ 6145773822399696387

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item