Chuyên đề nghiên cứu bài học, đọc hiểu tác phẩm: Vội vàng – Xuân Diệu.

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI HỌC ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU . Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học Kĩ ...


CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM: VỘI VÀNG – XUÂN DIỆU.

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình hiện đại.
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học.
Tác phẩm Vội Vàng, sáng tác Xuân Diệu.
Tích hợp bài: Thực hành một sô phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ; Thực hành một số phép tu từ ngữ âm; Trình bày một vấn đề.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
      - Niềm khao khát giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.
      - Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám
2. Kỹ năng:
- Huy động những tri thức về tác giả, cảm hứng sáng tác của tác phẩm,…để đọc hiểu văn bản.
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:
+ Nhận diện thể thơ và giải thích ý nghĩa của việc sử dụng thể thơ.
+ Nhận diện sự phá cách độc đáo trong việc sử dụng thể thơ.
+ Nhận diện đề tài, cảm hứng, chủ đề chủ đạo của bài thơ.
+ Nhận diện phân tích ý nghĩa của hình tượng thơ.
+ Nhận diện phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình.
+ Nhận diện phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
+ Đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà thơ.
+ Đọc diễn cảm sáng tạo những đoạn thơ hay.
+ Khái quát đặc điểm của phong cách thơ Xuân Diệu.
- Vận dụng những kiến thức,kĩ năng đã học vào quá trình đọc hiểu trong thực tế; nêu lên những suy nghĩ cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về một đoạn thơ hoặc hình tượng thơ trong tác phẩm; rút ra những bài học về lý tưởng sống, cách sống, vận dụng vào thực tiễn bản thân.
3. Thái độ: 
- Trân trọng một tài năng thơ ca.
- Biết suy tư, trăn trở về các vấn đề cuộc sống.
- Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp.
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực giao tiếp (nghe,nói, đọc, viết), năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo), năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác…
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và vận dụng cao

- Theo các em điều gì làm nên vẻ đẹp và sự hấp dẫn của bồng hoa hồng?


- Theo các em điều gì làm nên vẻ đẹp sự hấp dẫn của cuộc sống?

- Hãy nêu vài nét về tác giả?


-  Hãy cho biết xuất xứ của bài thơ?
- Chia bố cục bài thơ và nêu nội dung chính từng phần?



- Mở đầu bài thơ, tác giả thể hiện một khát vọng kì là đên ngông cuồng. Đó là khát vọng gì? Từ ngữ  nào thể hiện điều này?



- Vậy bức tranh mùa xuân hiện ra như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều này?



- Để miêu tả bức tranh thiên nhiên đầy xuân tình, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
 Có gì mới trong cách sử dụng nghệ thuật của tác giả?
 Nghệ thuật đó có tác dụng gì?



- Hãy cho biết  tâm trạng của tác giả qua đoạn thơ?


- Hãy cho biết xuất xứ của bài thơ?
- Chia bố cục bài thơ và nêu nội dung chính từng phần?



- Quan niệm về thời gian của người xưa và Xuân Diệu có gì khác?




- Từ quan niệm thời gian là tuyến tính, nhà thơ đã cảm nhận được điều gì? Chi tiết nào thể hiện được điều đó?
?


- Quan niệm sống của Xuân Diệu là gì qua đoạn thơ đó?



- Cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian, Xuân Diệu đã làm gì để níu giữ thời gian?
- Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ mới?


- Hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- Hãy rút ra ý nghĩa của văn bản  ?
-


- Anh/chị hãy sáng tác một bài thơ (tự do về thể thơ, dung lượng) để trả lời cho câu hỏi: Sống như thế nào?
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học.
-                     Xác định đặc trưng thể loại và vấn đề trọng tâm cần đọc hiểu:
Bài Vội vàng (Xuân Diệu): tập trung tìm hiểu vào triết lý sống vội vàng và đặc trưng của thơ mới.
Hoạt động 1. Khởi động
- Giáo viên cầm trên tay một bông hoa (hoa hồng),
- Theo các em điều gì làm nên vẻ đẹp và sự hấp dẫn của bồng hoa này?
- HS trả lời.
- GV: Đó là màu sắc và hương thơm.
- Theo các em điều gì làm nên vẻ đẹp sự hấp dẫn của cuộc sống?
- HS trả lời.
Gv:  Theo nhà thơ Xuân Diệu thì đó là tình yêu và  tuổi trẻ.
Tuổi trẻ, tình yêu cũng như hương và sắc làm cho cuộc sống này trở nên ý nghĩa, hấp dẫn. Nếu mất đi tình yêu và tuổi trẻ cuộc sống của chúng ta cũng như một bông hóa đã khô héo không hương, không sắc.
Trước cách mạng tháng Tám , hồn thơ của Xuân diệu hồn nhiên yêu đời, yêu cuộc sống, say mê với cái đẹp, nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian. Nhưng càng  yêu say đắm, Xuân Diệu sợ cuộc sống, sợ tình yêu và vẻ đẹp sẽ bỏ mình bay đi mất. Chính vì thế mà trong thơ ông có những thái độ hốt hoảng, lo âu, yêu sống một cách vội vàng cuống quýt, vồ vập.
“Vội vàng” tiêu biểu cho trạng thái cảm xúc ấy của Xuân Diệu.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản Vội vàng (Xuân Diệu).
*Trước khi đọc
- GV yêu cầu 1 Hs đọc Tiểu dẫn (sgk).
- GV: Hãy trình bày những nét chính về nhà thơ Xuân Diệu; Những tác phẩm tiêu biểu và đặc điểm của thơ Xuân Diệu?
*Trong khi đọc.
 Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc SKG – tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Cho HS xem vedeo giới thiệu về tác giả Xuân Diệu.
- Hãy nêu vài nét về tác giả?
- GV chiếu bảng, bổ sung thêm một số thông tin.
- Hãy cho biết xuất xứ của bài thơ?
 - Chia bố cục bài thơ và nêu nội dung chính từng phần?
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn Hs đọc hiểu chi tiết.
Gv gọi 1 Hs đọc bài thơ.
Học sinh đọc, giáo viên hướng dẫn cách đọc, giọng đọc từng đoạn cho phù hợp.
Thao tác 1: Tìm hiểu 13 câu thơ đầu:
- Mở đầu bài thơ, tác giả thể hiện một khát vọng kì là đên ngông cuồng. Đó là khát vọng gì? Từ ngữ  nào thể hiện điều này?
- Vậy bức tranh mùa xuân hiện ra như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều này?
- Để miêu tả bức tranh thiên nhiên đầy xuân tình, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
 Có gì mới trong cách sử dụng nghệ thuật của tác giả?
 Nghệ thuật đó có tác dụng gì?
- Hãy cho biết  tâm trạng của tác giả qua đoạn thơ trên?
Giáo viên hướng dẫn nắm đoạn “Xuân Diệu là nhà thơ …trong thơ” và cắt nghĩa từ “mới nhất” ở những phương diện nào? (nội dung và nghệ thuật).
Thao tác 2: Tìm hiểu 15 câu thơ tiếp.
 Thời gian tự nhiên vẫn thế nhưng quan niệm, cảm nhận về thời gian ở mỗi con người, thời đại lại khác nhau.
- Quan niệm về thời gian của người xưa và Xuân Diệu có gì khác?
- Từ quan niệm thời gian là tuyến tính, nhà thơ đã cảm nhận được điều gì? Chi tiết nào thể hiện được điều đó?
- Quan niệm sống của Xuân Diệu là gì qua đoạn thơ đó?
Thao tác 3: Tìm hiểu 10 câu cuôi.
- Cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian, Xuân Diệu đã làm gì để níu giữ thời gian?
- Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ mới?
*Sau khi đọc.
- Hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- Hãy rút ra ý nghĩa của văn bản  ?
-  Gv hướng dẫn học sinh tổng kết.
Hoạt động 3. Luyện tập.
- Anh/chị hãy sáng tác một bài thơ (tự do về thể thơ, dung lượng) để trả lời cho câu hỏi: Sống như thế nào?
Hoạt động4. Vận dụng
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về câu thơ mà em tâm đắc nhất?
Hoạt động 5.  Tìm tòi mở rộng
- Chi HS nghe ca khúc Biển (thơ Xuân Diệu). Tìm đọc thêm các sáng tác khác của nhà thơ này?
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Tiết 78 +79: Đọc văn.
VỘI VÀNG
                                                    Xuân Diệu
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
   1. Kiến thức:
      - Niềm khao khát giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.
      - Đặc sắc của phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám
    2. Kĩ năng:
      Đọc hiểu  một tác phẩm trữ tình  theo đặc trưng thể loại.
      Phân tích một bài thơ mới.
    3. Thái độ:
        Giáo dục một thái độ sống tích cực, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.
4. Năng lực:
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ:
   1. Giáo viên:
      - Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
      - Giáo án điện tử, đồ dùng trực quan, phiếu hỏi.
   2. Học sinh:
        - Hs chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
      - Phương pháp nêu vấn đề, trao đổi thảo luận nhóm, giảng bình, thuyết trình… .
      - Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
   1. Ổn định tổ chức:....................................:....................................:
   2. Bài mới.
* Hoạt động khởi động:
- Giáo viên cầm trên tay một bông hoa (hoa hồng),
- Theo các em điều gì làm nên vẻ đẹp và sự hấp dẫn của bồng hoa này?
- HS trả lời.
- GV: Đó là màu sắc và hương thơm.
- Theo các em điều gì làm nên vẻ đẹp sự hấp dẫn của cuộc sống?
- HS trả lời.
Gv:  Theo nhà thơ Xuân Diệu thì đó là tình yêu và  tuổi trẻ.
Tuổi trẻ, tình yêu cũng như hương và sắc làm cho cuộc sống này trở nên ý nghĩa, hấp dẫn. Nếu mất đi tình yêu và tuổi trẻ cuộc sống của chúng ta cũng như một bông hóa đã khô héo không hương, không sắc.
Trước cách mạng tháng Tám , hồn thơ của Xuân diệu hồn nhiên yêu đời, yêu cuộc sống, say mê với cái đẹp, nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian. Nhưng càng  yêu say đắm, Xuân Diệu sợ cuộc sống, sợ tình yêu và vẻ đẹp sẽ bỏ mình bay đi mất. Chính vì thế mà trong thơ ông có những thái độ hốt hoảng, lo âu, yêu sống một cách vội vàng cuống quýt, vồ vập.
“Vội vàng” tiêu biểu cho trạng thái cảm xúc ấy của Xuân Diệu.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung cần đạt

*Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc SKG – tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm.



- Cho HS xem vedeo giới thiệu về tác giả Xuân Diệu.
- Hãy nêu vài nét về tác giả?
- GV chiếu bảng, bổ sung thêm một số thông tin.
“Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ
Vượt đèo Ngang, kiếm nơi cần chữ.
Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
Hai phía đèo Ngang: một mối tơ hồng.”

(Nhà thơ Xuân Diệu lập gia đình riêng với nghệ sĩ ND Bạch Diệp nhưng sau đó ly dỵ và không có con chung. XD và Huy Cận là bạn thân, em gái XD – Ngô Thị Xuân Như là vợ nhà thơ Huy Cận. Con nuôi của XD đồng thời là con của Huy Cận là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ hiện đang sống ở Mĩ)









- Hãy cho biết xuất xứ của bài thơ?
Chia bố cục bài thơ và nêu nội dung chính từng phần?
 Bố cục: 3 đoạn.
- 13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống trần thế “tha thiết”.
-16 câu (câu 14à29): Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người.
-10 câu cuối: Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình…

Hoạt động 2: Gv hướng dẫn Hs đọc hiểu chi tiết.
Gv gọi 1 Hs đọc bài thơ.
Học sinh đọc, giáo viên hướng dẫn cách đọc, giọng đọc từng đoạn cho phù hợp.

Thao tác 1: Tìm hiểu 13 câu thơ đầu:
- Mở đầu bài thơ, tác giả thể hiện một khát vọng kì là đên ngông cuồng. Đó là khát vọng gì? Từ ngữ  nào thể hiện điều này?
Sở dĩ Xuân Diệu có khát vọng kì lạ đó bởi dưới con mắt của thi sĩ mùa xuân đầy sức hấp dẫn, đầy sự quyến rủ.


- Vậy bức tranh mùa xuân hiện ra như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều này?

- Để miêu tả bức tranh thiên nhiên đầy xuân tình, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
 Có gì mới trong cách sử dụng nghệ thuật của tác giả?
 Nghệ thuật đó có tác dụng gì?




- Hãy cho biết  tâm trạng của tác giả qua đoạn thơ trên?
Giáo viên hướng dẫn nắm đoạn “Xuân Diệu là nhà thơ …trong thơ” và cắt nghĩa từ “mới nhất” ở những phương diện nào? (nội dung và nghệ thuật).

Thao tác 2: Tìm hiểu 15 câu thơ tiếp.
 Thời gian tự nhiên vẫn thế nhưng quan niệm, cảm nhận về thời gian ở mỗi con người, thời đại lại khác nhau.
- Quan niệm về thời gian của người xưa và Xuân Diệu có gì khác?

à  Người xưa, các nhà thơ trung đại(HXH).
…”Xuân vẫn tuần hoàn” à Thời gian qua đi rồi trở lại, thời gian vĩnh cửu à quan niệm này xuất phát từ cái nhìn tĩnh, siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo.

- Từ quan niệm thời gian là tuyến tính, nhà thơ đã cảm nhận được điều gì? Chi tiết nào thể hiện được điều đó?
àXuân Diệu thể hiện cảm nhận tinh tế về bước đi của thời gian là sự mất mát, chia li. Mất tuổi trẻ, tình yêu - đẹp nhất, quí nhất của đời người không còn. Không gian, thời gian, cảnh vật đều mất mát.
- Quan niệm sống của Xuân Diệu là gì qua đoạn thơ đó?


Thao tác 3: tìm hiểu 10 câu cuôi.
- Cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian, Xuân Diệu đã làm gì để níu giữ thời gian?

Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ mới?


















- Hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?

- Hãy rút ra ý nghĩa của văn bản  ?



Hoạt động 3: Gv hướng dẫn học sinh tổng kết.

*Hoạt động luyện tập, vận dụng:
- Anh/chị hãy sáng tác một bài thơ (tự do về thể thơ, dung lượng) để trả lời cho câu hỏi: Sống như thế nào?
*Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Chi HS nghe ca khúc Biển (thơ Xuân Diệu). Tìm đọc thêm các sáng tác khác của nhà thơ này.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
Tiểu sử
- Xuân Diệu (1916- 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.
- Quê nội ở Hà Tĩnh quê ngoại ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn.

Cuộc đời
- Sau khi đỗ tú tài đi dạy học làm viên chức ở Mỹ Tho, sau đó ra HN sống bằng nghề viết văn.
- Ông hăng say hoạt động văn nghệ.
- Là UV BCH Hội nhà văn khóa I,II,III. Đại biểu Quốc hội khóa I, Viện sỹ thông tấn viện Hàn lâm CHDC Đức.
Sự nghiệp
-                Đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, nguồn cảm xúc mới mẻ, thể hiện quan niệm nhận sinh mới với những cách tân nghệ thuật độc đáo.
-                Để lại một sự nghiệp văn học lớn: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn Quốc kỳ (1945)....

2. Tác phẩm:
- Xuất xứ:  In trong tập Thơ thơ (1938)- tập thơ đầu tay và cũng là tập thơ khẳng định vị trí của Xuân Diệu – “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.







II. Đọc - hiểu.
     1. Tình yêu cuộc sống tha thiết:
- Khát vọng kì lạ đến ngông cuồng:
  “ Tắt nắng ; buộc gió” + điệp ngữ “tôi muốn” : khao khát đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự  nhiên, những vận động của đất trời.
à Cái tôi cá nhân đầy khao khát đồng thời cũng là tuyên ngôn hành động với thời gian.
- Bức tranh mùa xuân hiện ra như một khu vườn tràn ngập hương sắc thần tiên, như một cõi xa lạ:
  + Bướm ong dập dìu
  + Chim chóc ca hót
  + Lá non phơ phất trên cành.
  + Hoa nở trên đồng nội
à Vạn vật đều căng đầy sức sống, giao hòa sung sướng. Một chốn thiên đường, thần  tiên.

+ Điệp ngữ: này đây        tuần tháng mật.
kết hợp với hình ảnh,      Hoa … xanh rì  
âm thanh, màu sắc:          Lá cành tơ …
Yến anh … khúc tình si
Ánh sang chớp hàng mi
+ So sánh: tháng giêng ngon nhứ cặp môi gần: táo bạo. Nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên và thổi vào đó 1 tình yêu rạo rực, đắm say ngây ngất.
à Sự phong phú bất tận của thiên nhiên, đã bày ra một khu địa đàng ngay giữa trần gian  - “một thiên đàng trần thế”
- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng >< vội vàng: Muốn sống gấp, sống nhanh, sống vội tranh thủ thời gian.
   2. Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người:
-  Xuân Diệu lại cho rằng:
Xuân đương tới – đương qua
Xuân còn non - sẽ già
à thời gian như 1 dòng chảy, thời gian trôi đi tuổi trẻ cũng sẽ mất. Thời gian tuyến tính à Xuân Diêu thể hiện cái nhìn biện chứng về vũ trụ, thời gian.
- Cái nhìn động:
+ Xuân Diêu cảm nhận sự mất mát ngay chính sinh mệnh mình.
                 Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
…tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại
à Mùa xuân, tuổi trẻ không tồn tại mãi, nó ngắn ngủi vô cùng, tuổi trẻ đẹp nhất của đời mỗi người. Xuân Diệu lấy tuổi trẻ làm thước đo thời gian. Thời gian mất nghĩa là tuổi trẻ cũng mất à Cảm nhận sâu sắc, thấm thía.
+Hình ảnh sự vật:       Cơn gió xinh … phải bay đi
                                       Chim rộn ràng … đứt tiếng reo.
  à tàn phai, héo úa, chia phôi, tiễn biệt.

- Mau: gấp gáp, vội vàng, cuống quýt, hưởng thụ.
à Quan niệm mới, tích cực thấm đượm tinh thần nhân văn.
è sự trân trọng và ý thức về giá trị của sự sống, cuộc sống, biết quí đời mình (đây cũng là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng).
3.Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình
Cảm xúc tràn trề, ào ạt khiến Xuân Diệu sử dụng ngôn từ đặc biệt.
- Nghệ thuật điệp cú theo lối tăng tiến:
Ta muốn         ôm
                        riết
                        say
                        thâu
                        cắn
à cao trào của cảm xúc mãnh liệt.
- Điệp
+ Liên từ: và … và.
+ Giới từ + trạng thái:
Cho        chếnh choáng
đã đầy
no nê
- Tính từ chỉ xuân sắc: mơn mởn, thời tươi.
- Danh từ
à Những biện pháp trên thể hiện cái “tôi” đắm say mãnh liệt, táo bạo, cái “tôi” điển hình cho thời đại mới, một cái “tôi” tài năng thiết tha giao cảm với đời.
- Nhip điệu của đoạn thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, cuồng nhiệt.
*Nghệ thuật :
- Sự kết hợp giữa ,mạch cảm xúc và ,mạch luận lí.
- Cách nhìn, cách cảm mới và những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ.
- Sử dụng ngôn từ nhịp điệu dồn dập, sôi nổi, hối hả, cuồng nhiệt.
*Ý nghĩa văn bản:
Quan niệm nhân sinh, quan niệm thẫm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu- nghệ sĩ của niềm khao khát giao cảm với đời.
III. Tổng kết
 Phần Ghi nhớ.

3. Hướng dẫn về nhà:
- Hệ thống hóa bài học.
- Quan niệm sống vội vàng của nhà thơ xuất phát từ quan niệm thái độ, tình cảm gì đối với cuộc sống? (bi quan, chán nản hay thiết tha yêu đời).
- Học thuộc bài thơ.
- Soạn bài mới: Thao tác lập luận bác bỏ.
V. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG, RÚT KINH NGHIÊM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………





                                                                                                       


Related

ÔN THI ĐH - CĐ 1984272569749453330

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item