Phân tích bài thơ Lai tân (Hồ Chí Minh)

MB: Lại thương nỗi đọa đầy thân Bác Mười bốn trăng tê tái gông cùm Ôi chân yêu mắt mờ tóc bạc Mà thơ bay cánh hạc ung dung (Theo...


MB:
Lại thương nỗi đọa đầy thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yêu mắt mờ tóc bạc
Mà thơ bay cánh hạc ung dung
(Theo chân bác - Tố Hữu)
Tháng Tám năm 1942 Bác Hồ lấy tên HCM từ Pác Bó- Cao Bằng lên đường sang TQ (Trùng Khánh) để dự Hội nghị Quốc tế chống phát xít và tranh thủ sự ủng hộ của nước ngoài với cm VN. Nhưng vừa sang đến bên kia biên giới (Túc Vinh) thì bị lính canh đường bắt giam. Bị giải tới giải lui qua hơn ba chục nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây (TQ). Trong khoảng thời gian này Bác sáng tác tập Nhật k bằng thơ đặt tên là “Ngục trung nhật kí”.
Nhật kí trong tù vừa phản ánh xã hội nhà tù trung Quốc thời Tưởng vùa thể hiện phong thái ung dung, khí phách hào hùng, tinh thần lạc quan trong sáng và tấm long yêu quê hương đất nước, thiên nhiên con người của chủ tịch HCM. Bài Lai tân ghi lại thực trạng chính quyền tưởng giới thạch ở tại Lai Tân thể hiện nụ cười châm biếm đả kích của người tù thi sĩ HCM.
Thân bài
Ba câu đầu:
Thực trạng chính quyền TQ thời Tưởng
Gian phòng ban trưởng thiên thiên đổ
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự
Dịch là:
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Trong đèn huyện trưởng làm công việc
Ba câu thơ mở đầu mô tả ba con người ba công việc khác nhau.
“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc”
Hồ Chí Minh không chỉ làm thơ mà Bác còn là một nhà báo. Quãng thời gian ở Pháp(1920) người đã từng làm chủ bút tờ báo “Người cùng khổ”. Vì thế tập Nhật kí trong tù mặc dù là thơ nhưng có nhiều nét phong cách báo, như cách chon nhân vật, lựa sự kiện và nghệ thuật đưa tin…Câu thơ mở đầu bài Lai tân tác giả chộp được một sư kiện hết sức kinh ngạc đó là “Ban trưởng nhà lao đánh bạc”. Vì sao Bác lại nắm được thông tin này ? Phải chăng tên cai ngục này đánh bạc ở trong tù và đánh công khai với bon tù cờ bạc ?
Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội
Trong tù đánh bạc được công khai
Bị tù con bạc ăn năn mãi
Sao trước không vô quách chốn này
Nhà tù là nơi thực thi pháp luật, nơi cải tạo nhân tính giúp con người vi phạm luật pháp ở bên ngoài có cơ hội cải tạo để “hoàn lương”. Vậy mà xã hội nhà tù TQ thời Tưởng làm những điều ngược lại trái với lẽ thường - biến nhà tù thành nơi đánh bạc.
Nhờ câu thơ mở đầu “Ban trưởng chuyên đánh bạc” mà người đọc nhận ra sự thật nhà tù, biết được công việc của người đứng đầu trại giam.
Câu thơ chỉ đưa tin (hiện tượng đánh bạc) mà người viết không bình luận hay nhận xét đánh giá để người đọc tự ngẫm nghĩ. Tự hiểu ra vấn đề. Cái thâm túy của thơ Đường dưới ngòi bút HCM là ở chỗ đó. Đây là một đặc điểm thi pháp thơ Đường của HCM.
Nhìn ra ngoài nhà tù tác giả lại tóm ngay được một tên đứng đầu một nghành nữa làm bậy. 
“Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền”
(Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh)
Câu thơ dịch của Nam Trân làm mất một chữ “tham” - tệ nạn tham những ăn hối lộ hoành hành cả trong và ngòai nhà tù. Nạn nhân vào tù phải nộp tiền.
Mới đến nhà lao phải nộp tiền
Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên
Nếu anh không có tiền đem nộp
Một bước anh đi một bước phiền
Hay
Thổi một nồi cơm hết sáu hào
Nước sôi mỗi chậu một đồng chao
Tệ nạn quan lại ăn hối lộ đút lót đã trở thành phổ biến len loi vào mọi ngóc ngách xã hội. Khác với câu thơ trước chỉ nêu hiện tương (ban trưởng đánh bạc). Câu thơ này vừa nêu hiện tượng ăn hối lộ đút lót vừa nhận xét đánh giá thái độ lên án phê phán của tác giả thể hiện rõ qua từ “tham thôn” (cảnh trưởng tham lam).
Sau khi lôi hai tên cảnh trưởng, ban trưởng làm những việc bậy ra ánh sáng. Lẽ ra theo logic nhân vật thứ ba (huyện trưởng) cũng sẽ làm những việc vi phạm pháp luật giống hai tên cảnh trưởng, ban trưởng . Nhưng không. Nhân vật thứ ba nhìn bề ngoài có vẻ rất ngiêm túc đứng đắn.
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự
Dịch là
Trong đèn huyện trưởng bàn công việc
Từ “biện” dịch là “làm” có vẻ đúng nhưng vẫn chưa hay. Theo logic bình thường trong một huyện ban trưởng nhà lao vi phạm pháp luật (đánh bạc), cảnh trưởng chà đạp luật pháp nhận hối lộ đút lót đến tên huyện trưởng tất nhiên cũng làm bậy như hai tên dưới quyền vậy. Mà ở đây huyện trưởng “thiêu đăng biện công sự”. Huyện trưởng làm gì ?
Nhóm dịch giả Nam Trân không lí giải được đành hỏi tùy viên văn hóa đại sứ quán TQ tại Hà Nội. Sứ quán trả lời “quan lại thời đó không làm gì cả, chỉ trong đèn hút thuốc phiện”. Vậy là suốt những năm 60, 70 thế kỉ trước, sách giáo khoa cũng như giáo trình đại học đều hiểu Huyện trưởng hút thuốc phiện. Các nhà nghiên cứu văn học đều hoài nghi. Giáo sư Lê Trí Viễn viết “trong bài ở Lai Tân có một câu không rõ nghĩa ngay cả ở nguyên văn của Bác”.
Thiêu đăng huyện trưởng biện công sự
Dịch là:
Khêu đèn huyện trưởng làm công việc
Hai câu thơ trên nêu sự đánh bạc nhân hối lộ. Còn ở đây huyện trưởng làm công việc (từ công sự nên hiểu là “việc công” chứ không phải “công việc”). Nghĩa là huyện trưởng trông coi tất cả việc công diễn ra ở trong huyện mình. Như vậy là đã rõ huyện trưởng trông coi ban ngày và đêm tối dốt đèn lên để làm việc. Vậy mà hai tên đứng đâug ngành trong huyện mình, “cảnh trưởng nhân hối lộ, Ban trưởng đánh bạc”. Hai việc diễn ra sừ sừ ra đấy vậy mà huyện trưởng có mắt cũng như không. Không biết, không hay, những việc những kẻ dưới quyền đang làm. Phải chăng huyện trưởng cũng giống bao huyện trưởng khác mắc chứng bệnh “què, mù, câm, điếc”. Cũng có thể huyện trưởng biêt không dám nói.
Đặt trong hoàn cảnh 1942 (đất nước TQ đang bị phát xít Nhật xâm lăng, giày xéo), hàng ngũ quan lại ở Lai Tân từ ban trưởng nhà lao đến cảnh sát, huyện trưởng ai nấy cũng có tai như điếc, có mắt như mù. Thử hỏi người dân Lai Tân sống như thế nào ?
Câu cuối:
Sự châm biếm đả kích bộ máy chính quyền trước thực trạng đội ngũ quan lại như trên tác giả hạ một câu:
Lai tân y cựu thái bình thiên
(Trời đất Lai Tân vẫn thái bình)
Hai chữ “thái bình” ở cuối câu nghe sao mà chhua xót. Đất nước đang bị giặc ngoại xâm. Hàng ngũ quan lại thi nhau chơi bời, xa đọa, cướp bóc lẽ dĩ nhiên là nhân dân không thể yên ổn được. Bao nhiêu hàm ý mỉa mai châm biếm ghói vào hai chữ “thái bình ấy”.
KB:
Lai tân là bài thơ hay, giàu chất hiện thực, đậm phong cách báo, vừa nêu lên tình hình thực trạng bộ máy chính quyền TQ thời Tưởng ở Lai Tân vừa châm biếm đả kích sâu cay, hóm hỉnh cái bộ máy chính quyền TQ thời đó.

Related

Ôn thi ĐH-CĐ 5594772243420889073

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item