Nhân vật Tràng trong Vợ nhặt (Kim Lân)
Hình ảnh Tràng xuất hiện trong xóm ngụ cư lúc chiều tối với dáng mệt mỏi “gò lưng kéo xe thóc” hậu quả của một ngày lao độn...
https://hocvan123.blogspot.com/2014/06/nhan-vat-trang-trong-vo-nhat-kim-lan.html
Hình ảnh Tràng xuất hiện trong xóm ngụ cư lúc chiều
tối với dáng mệt mỏi “gò lưng kéo xe thóc” hậu quả của một ngày lao động cực
nhọc. Nhưng bên trong vẻ thô kệch lại là sự hiền lành cởi mở. Thấy mấy chị gái
ngồi vêu ở đấy hắn cũng hò mấy câu chơi: Muôn ăn cơm trắng mấy giò !..Anh cũng
được lũ trẻ trong làng quý mến và nhận được sự quan tâm của người làng.
·
Tràng là người có tình thương. Giữa lúc cái đói hoành hành khắp nơi vì đói người ta
có thể làm nhiều điều xấu xa, ti tiện để có miếng ăn thì Tràng sẵn sàng đãi một
người đàn bà xa lạ một bữa bánh đúc “đấy! ăn gì thì ăn” Tràng làm điều đó xuất
phát từ tình thương bởi thị hôm nay “rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy
sọp hẳn đi trông chỉ thấy hai hốc mắt”. Tràng đã thể hiện được truyền thống
nhân ái của dân tộc là “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”.
Tình thương được nhân lên khi Tràng cháp nhận người vợ nhặt. Ở đây Tràng không
giống với những người trai trong ca do xưa “vì em nhan sắc cho lòng anh say” mà
là bởi “vì em đói rách cho lòng anh thương”. Tình thương mênh mông này khiến
Tràng quên bản thân mình cũng đang đói khổ đẻ hào phóng dang tay cứu vớt, cưu
mang người khác.
· Tràng là
người luôn khao khát hạnh phúc và có ý thức dựng xây hạnh phúc.
Trong câu nói nửa đùa, nửa thật “làm đếch gì có vợ!
này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn chứa
niềm khát khao có được một gia đình, có lẽ khát khao ấy đã làm thị tin ngay.
Mặc dù có thoáng lo âu “thóc gạo này cái thân mình còn chẳng nuôi nổi lại còn
đèo bòng” nhưng rồi nó trôi qua rất nhanh thể hiện qua cái “chậc, kệ”. Đó là
hành động nói lên rất nhiều khao khát hp của tràng và quyết tâm thực hiện mong
muốn ây. Tràng đã kệ đói, kệ khổ, kệ cái chết. Hắn vẫn lấy người vợ nhặt không
cần phải dò cho đến “ngọn nguồn, lạch sông”, không cần thủ tục lễ nghi.
Tuy ngôn ngữ cử
chỉ của Tràng có đôi chút vụng về nhưng tình cảm của Tràng rất mực chân thành:
“không có người đàn bà nhà cửa thế đấy”, “ngồi đây! Ngồi xuống đây ! Tự nhiên”,
“Quái, sao nó lại buôn thế nhỉ ?” Tất cả hành động của Tràng được KL mô tả rất
sinh động, rất thật. Nó là biểu lộ của những tình cảm chân thành.
Tràng chắt chiu mua hai hào dầu với ý nghĩ “vợ mới vợ
miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí chứ”. Chẳng phải Tràng đang rất chu đáo
trong việc xây dựng hạnh phúc hay sao ? Tràng đang không chỉ thắp sáng gian nhà
mà còn thắp sáng lên hạnh phúc mới mẻ.
·
Tràng đã thay đổi khi được thực hiện tình thương và
đón nhận hạnh phúc.
Kim
lân đã cho ta thấy tình người, tình thương và sau nữa là hạnh phúc mái ấm gia
đình. Nó có sức mạnh kì diệu tiếp sức cho con người vượt qua hoàn cảnh nghiệt
ngã, vượt qua cái chết để cưu mang giúp đỡ người khác vì thế mà Tràng đã thay
đổi. Khi có người phụ nữ đi bên cạnh, nguyện theo để làm vợ tràng dần hồi sinh
thức tỉnh từ cô đơn đau khổ, buồn chán sang vui sướng hạnh phúc bất tận “mắt cứ
sáng lấp lánh, nụ cười luôn nở trên môi cười khì khì”, “cười khanh khách”. Đặc
biệt Tràng muốn nói một câu tình tứ với người vợ nhặt. “Có cảm giác êm ái nhẹ
nhàng như có người vuốt nhẹ tren sống lưng.” Chứng tỏ khi nhặt vợ, Tràng quá
bất ngờ trước hạnh phúc lớn lao. Nó làm cho Tràng choáng váng như mất đi trọng
lượng, đắm chìm vào cõi mơ, cõi ảo. Đến đây ngòi bút của KL đã xa dần hiện thực
để vươn tới chất thơ.
Tràng biến đổi tình cảm, trở thành
người táo bạo khéo léo. Khi thấy mẹ về Tràng không ghìm được cảm xúc reo lên
như một đưa trẻ và đỡ mẹ “ngồi lên giường, lên giếc chĩnh chệ” sau đó giới
thiệu về người vợ nhặt “Kìa nhà tôi nó chào u”, “nhà tôi về làm bạn với tôi
đấy, chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau”. Qua những lời nói lễ phép hiếu
thảo rất khéo léo khẳng định đã nằm trong tay khiến chàng đưa người mẹ vào hoàn
cảnh sự đã rồi buộc người mẹ phải đồng ý. Vậy qua nhưng câu đối thoại của
Tràng, KL muốn khẳng đinh chính tình thương hạnh phúc gia đình đã tác động đến
tâm hồn Tràng làm đổi thay tính cách. Biến Tràng trở thành người khéo léo.
Chứng tỏ trong người nông dân nghèo khổ ấy khát vọng tình yêu, hp gia đình đã
dâng trào đến đỉnh điểm. Nó đủ sức khiến Tràng quên đi đói khát, quên đi những
khổ đau tăm tối ê chề trước mắt. Điều đó khẳng định con người bao giờ có khát
vọng sống đích thực, có giá trị vật chất và tinh thần. Trong đó giá trị tinh
thần là tình yêu và hp, mái ấm gia đình nó thiêng liêng cao quý hơn bất cứ giá
trị vật chất nào.
Cảm giác của Tràng ngày hôm sau “trong
người êm ái lửng lơ như người vừa trong giấc mơ đi ra”, Tràng bỗng chợt nhận ra
xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ khác lạ “nhà cửa sân vườn sạch sẽ”
“quần áo rách bẩn được giặt phơi lên”, “ang nước đầy ăm ắp”. Tràng cảm thấy
thương yêu gắn bó với ngôi nhà của hắn lạ lùng. Tức là Tràng đã nhận ra đây là
tổ ấm hp của mình.
Niềm hạnh phúc của Tràng được sống
trong gia đình hòa thuận êm ấm. “Hắn đã
có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đây..” “Bây giờ hắn mới thấy
hắn nên người”. Từ những cơ sở chắc chắn của cs này khiến Tràng hồi sinh đến
đỉnh điểm. Niềm vui sướng hp tràn ngập trong lòng. Giờ hắn mơi thấy phải có
trách nhiệm với gia đình, với vợ con, vì thế “hắn muốn làm một việc gì đó để dự
phần tu sửa lại căn nhà”.
Niềm vui của Tràng thật cảm động. Nó
rất đời thường ai cũng có nhưng đối với Tràng phải nhờ cái đói khủng khiếp kinh
hoàng Tràng mới có được nó giống như một giấc chiêm bao. Hp lớn quá trở thành
một bước ngoặt thay đổi cả số phận lẫm tình cảm của Tràng. Từ khổ đau sang hp,
từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức tỉnh táo. Đay là sự phuc sinh
tâm hồn kì diệu. Nó giúp KL ca ngợi lòng nhân hậu, tình thương yêu, khát vọng
tình yêu hp mái ấm gia đình. Nó giúp con người vượt qua cả cái chết hướng tới
sự sống mới đúng như nhà văn Nguyễn Khải đã viết “sự sống nảy sinh từ trong cái
chết, hạnh phúc hiện hình từ gian khổ, hy sinh. Ở đời không có con đường cùng.
Ở đời không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là phải có
sức mạnh để vượt qua những ranh giới ấy”.
Một người nông dân bình thường như
Tràng cũng đã có được sức mạnh ấy thật đáng quý biết bao. Niềm vui và hp gia
đình giản dị đời thường nhưng vĩ đại. Chẳng thế mà một người nổi tiếng thế giới
người Nga Secnưxepxki đã mơ ước “tôi sẵn sàng đánh đổi cả sự ngiệp nếu biết
rằng trong một căn phòng nhỏ ấm áp nào đó có một người phụ nữ đang chờ tôi về
ăn bữa tối”.
Trong
bữa cơm xum họp đầu tiên miệng Tràng chát xít bởi miếng cháo cám hay đó là thực
tại ngiệt ngã nhưng tong đầu Tràng lại có hình ảnh của đoàn người đói trên con
đê Sộp phía trước có lá cờ đỏ sao vàng phấp phới. Đó là những người nông dân
đứng lên giành quyền sống dưới sự lãnh đạo của Đảng. Và nếu gặp lại Tràng sẽ
nhập vào đoàn người đó.
Hình ảnh đoàn người ở cuối tác phẩm là
dự cảm về sự đổi đời của người lao động đã đến. Kim Lân khơi dậy niềm hy vọng
về một tương lai tươi sáng trong những người lao động trong cảnh khốn cùng.
=>
Qua nhân vật Tràng nhà văn KL đã thể hiện sự sắc xảo tinh tế khi khám phá thế
giới nội tâm nhân vật. Cách nhìn số phận nhân vật theo inh thần nhân đạo mới.
Nhà văn không chỉ thấy nỗi khổ mà còn nâng niu, trân trọng phẩm chất tốt đẹp
của họ. Khẳng đinh khát vọng sống của người nông dân là khi có điều kiện họ sẽ
vươn tới một cs tốt đẹp hơn.