Tìm về nguyên nhân bi kịch của Vũ Như Tô (Vĩnh biệt Cửu trùng đài)
Nói chung quy lại thì đối tượng của văn học nghệ thuật chính là con người, là sự sống chết của con người. Đề ý thì thấy các nhà văn thế...
https://hocvan123.blogspot.com/2013/08/tim-ve-nguyen-nhan-bi-kich-cua-vu-nhu.html
Nói chung quy lại thì đối tượng của văn học nghệ thuật chính
là con người, là sự sống chết của con người. Đề ý thì thấy các nhà văn thế hệ
trước hình như thích viết về nỗi khổ của người nông dân hơn các tầng lớp khác.
Chắc hẳn bởi khi đó, họ - những người nông dân luôn là điển hình cho giọt nước
mắt ở đời.
Nghĩ vậy nhưng phải chết như Vũ Như Tô (nhà kiến trúc sư),
sống cuộc đời thừa như Hộ (nhà văn) thì đã được coi là khổ chưa ? Hóa ra nỗi
khổ thì vẫn chia đều cho mọi người cả chứ đâu riêng ai. Đạo phật dạy rằng
nguyên nhân của mọi khổ đau bắt nguồn từ sự “vô minh” (tức là sự thiếu sáng
suốt hay ngu dốt của con người). Điều này đúng chứ ? Và tôi thử đặt một câu hỏi
: Một xã hội không tạo được điều kiện tốt cho cho con người phát triển thậm chí
họ là những nhà tri thức sáng suốt thì đâu là nguyên nhân của sự tối tăm ấy ?
Có thể một số người thông thái chỉ ra được nhưng cụ thể là ai, giải quyết như
thế nào thì chắc họ cũng không biết. Hiện nay thì vẫn chưa tồn tại hình thái xã
hội nào giúp con người bớt trăn trở hơn may chăng đã có đâu đó trong những bộ phim
viễn tưởng. Tóm lại thì chẳng ai đứng trong xã hội mà thoát được nỗi khổ chung
ấy dù họ là người nông dân hay nhà tri thức.
Đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài thuộc
hồi V (đoạn trích trong SGK Ngữ văn ..) thuộc vở kịch ‘Vũ Như Tô” được Nguyễn
Huy Tưởng sáng tác năm 1941 dựa trên một sự kiện xảy ra ở kinh thành Thăng Long
thời Hậu Lê. Trong đoạn trích người ta vẫn thường tìm về nguyên nhân cái chết
của Vũ Như Tô để từ đó chỉ ra ý nghĩa tư tưởng và biểu tượng đạo đức mà nhà văn
gửi gắm. Các bài nghiên cứu, phân tích trước nay vẫn cho rằng Vũ Như Tô đã
không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, đã không trả
lời được câu hỏi sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì. Bởi vậy dẫn đến bi
kịch. Từ đó rút ra ý nghĩa tư tưởng về một tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ
mang cái đẹp thuần túy mà phải có mục đích phục vụ cuộc sống và nhân dân. Cái
chết của nhân vật này theo tôi dừng lại ở đó là chưa đủ.
Cứ thử đặt ra một
giả thiết là nếu như Vũ Như Tô giải quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật và
đời sống nêu trên thì điều gì sẽ xảy ra. Chắc chắn rồi ông sẽ không thiết kế
công trình ấy, sẽ không can dự vào xây dựng Cửu trùng đài. Vậy thì một vấn đề
nữa lại đặt ra là liệu có phải đã quá thiếu may mắn cho cho một nhà kiến trúc
lỗi lạc như Vũ như Tô khi đã sinh ra vào thời kì suy tàn của nhà Hậu Lê. Tại
sao tôi nói thế, bởi trong xã hội ấy ngoài những công trình kiến trúc của vua
chúa, quan lại, được xây dựng bằng sương máu của nhân dân để phục vụ cho cuộc
sống của tầng lớp ấy thì chắc hẳn không có những công trình lớn khác để Vũ Như
Tô thể hiện tài năng của mình. Điều đó liệu có thể khác đi được ? Câu trả lời
là: Không !. Vậy thì Vũ Như Tô sẽ làm việc cho ai ? Phục vụ nhân dân bằng cách
nào? Ai có thể giúp ông thực hiện hoài bão ước mơ xây dựng một kiệt tác kiến
trúc ? Không ai biết ! Nếu thế bi kịch lớn bao chùm lên cuộc đời ông sẽ là bi
kịch của một người thừa trong xã hội.
Vậy đấy. Dù có giải
quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống thì Vũ Như Tô vẫn lâm vào bi
kịch, vẫn là kẻ phải hy sinh từ bỏ lí tường nghề nghiệp và sống cuộc đời thừa.
Mà đối với những người nghệ sĩ có hoài bão và tâm huyết thì sống như thế có
khác gì đã chết đâu. Nguyên nhân sẽ không còn đúng nữa khi triệt tiêu nó đi vấn
đề vẫn chưa được giải quyết. Ta cũng dễ
hiểu tại sao ông mù quáng, ông sai lầm, đó là bởi ông quá háo hức với một cơ hội
lớn không thể có lần thứ hai trong sự nghiệp để thực hiện giấc mơ của mình đó
thôi. “Ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước đem hết tài năng ra xây cho
nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh
xảo với hóa công vậy thì ta có tội gì”. Tôi cũng cho rằng ông không có tội đó
chỉ là sự lựa chọn giữa việc chết theo cách này hay cách khác. Và nếu được đánh giá tôi cho rằng sự lựa chọn mà
chính Vũ Như Tô cũng không biết ấy lại có phần khôn ngoan. Nếu sống mà chỉ làm
việc để phục vụ nhân dân thì chắc chắn rồi ông chết và nghệ thuật của ông cũng
chết bởi sẽ chẳng ai biết đến một Vũ Như Tô. Nhưng lựa chọn việc xây Cửu trùng
đài thì có thể ông chết nhưng ông còn hy vọng rằng nghệ thuật của ông sẽ sống.
Nói đến đây chắc chắn người ta sẽ nói tôi vậy thì việc mượn quyền lực bạo chúa,
dựng Cửu đài trên sương máu của dân thì có phải tội không ? Tôi xin được biện
hộ cho Vũ Như Tô như thế này: Theo đạo
lý Đahma thì người anh hùng được nhận diện qua động cơ hành động chứ không phải
bản thân hành động, hơn thế nữa trong luật pháp tiến bộ cũng quy định tội giết
người có chủ định và giết người không chủ định cũng có mức xử phạt khác xa nhau
đấy chứ. Hơn thế động cơ hành động của Vũ Như Tô thì hết sức tốt đẹp nói một
cách hài hước thì chỉ chịu mức án mấy năm tù. Nếu là một trong số người dân
ngày ấy tôi sẽ tìm mọi cách mà giữ lấy mạng sống của nhà kiên trúc tài ba ấy
chứ không để việc đó xảy ra. Cho nên có
thể nhân thấy nguyên nhân sâu xa dẫn đến bi kịch cuộc đời Vũ Như Tô không còn
như đã nói ở trên nữa. Nguyên nhân khiến ông phải từ bỏ lí tưởng, từ bỏ tính mạng
là do xã hội đương thời đã không tạo được điều kiện tốt để ông thực hiện khát
vọng nghệ thuật chân chính của đời mình, phải từ bỏ đạo đức để thực hiện lý
tưởng nghề nghiệp xây dựng những công chính kiến trúc phục vụ chế độ cai trị.
Một xã hội chỉ có những công trình phục vụ vua chúa được xây dựng thì chẳng làm
cho họ thì làm cho ai, nếu không thì Vũ Như Tô nên đổi sang nghề khác chắc sẽ
không dính dáng đến bạo chúa. Nếu xét trong thời điểm sáng tác vở kịch này là
năm 1941 thì chính nó đã mang một ý nghĩa tố cáo xã hội kín đáo mà sâu sắc.
Không chỉ là xã hội của Vũ Như Tô (Hậu Lê – triều đại phong kiến suy tàn) mà
còn là xã hội đương thời mà Nguyễn Huy Tưởng sống (phong kiến thực dân).
Nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa của nhà
văn Nam Cao cũng là một nạn nhân của xã hội ấy (1943). Bởi cuộc sống cơm áo
ngặt ngèo, bởi trí thức trong xã hôi ấy bị coi rẻ mà hắn phải từ bỏ giấc mơ
nghệ thuật.
Nỗi đời cơ cực đang
giơ vuốt
Cơm áo không đùa
với khách thơ
(Xuân Diệu)
Cũng như Vũ như Tô,
Hộ cũng là một trí thức có hoài bão và tâm huyết trong nghề nghiệp nhưng bị xã
hội đẩy đến đường cùng. Điều tôi muốn nói nhiều hơn ở đây là sự lựa chọn của Hộ
khác với Vũ Như Tô. Nếu như Vũ Như Tô chọn việc thực hiện lí tưởng hoài bão
giấc mơ mà quên mất đạo đức nghề nghiệp thì Hộ làm ngược lại tức là từ bỏ lí
tưởng để giữ đạo đức tình thương. Bởi thế kết cục của họ thì có phần khác nhau.
Vũ Như Tô đã chết vì giấc mơ nghệ thuật
thay vì sống cuộc đời thừa như Hộ.
Kịch Vũ Như Tô có một tiếng nói tố
cáo kín đáo sâu sắc đối với xã hội đương thời đã đẩy những người trí thức tâm
huyết tài năng vào bi kịch. Từ đó tạo nên ý nghĩa tư tưởng sâu sắc về yêu cầu
trong một xã hội tiến bộ phải biết vun đắp tạo điều kiện cho các tài năng phát
triển. Ngoài ra tác phẩm trên cũng để lại những quan niệm đúng đắn về một tác
phẩm nghệ thuật chân chính và đạo đức của văn nghễ sĩ trong sáng tạo nghệ
thuật.
bài viết của bạn/anh cho tôi/em 1 cách nhìn rất mới về tác phẩm. Cảm ơn bạn/anh nhiều nhiều!! (^o^)
Trả lờiXóacảm ơn bạn !
Trả lờiXóa