Khái quát Văn học Việt nam giai đoạn 1975 đến hết TK XX
a , Quá trình phát triển Từ 1975 -1986 : Giai đoạn chuyển tiếp (trăn trở tìm đường) - Các hoạt động kinh tế, chính trị, văn...
https://hocvan123.blogspot.com/2013/06/khai-quat-van-hoc-viet-nam-giai-oan_18.html
Từ 1975 -1986 :
Giai đoạn chuyển tiếp (trăn trở tìm đường)
-
Các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa.. của thời kì 1945 – 1975 trở thành thói quen,
nề nếp không phù hợp với thời kì mới (1975 trở đi).
-
Chiến tranh kết thúc đời sống đã đổi khác, tư tưởng tâm lý
nhu cầu của con người về vật chất tinh thần không còn như trước nữa nhưng văn
học vẫn tiếp tục vận động theo quán tính của nó trong vòng mươi năm.
-
Tình hình đó tạo nên hiện tượng lệch pha giữa người cầm
bút và công chúng. Vì vậy đòi hỏi đổi mới.
Từ 1986
trở đi: Đổi mới ( Đánh dấu bằng ĐH VI – 1986)
Đặc
điểm của sự Đổi mới:
-
Thiên về tính thế sự và hướng nội từ cao rộng đi vào chiều
sâu cá nhân chủ thể sáng tạo.
-
Chất nhân văn, nhân bản bộ lộ thể hiện trong thân phận nhân
vật
-
Cá thể hóa về phương pháp, đa dạng hơn phong cách, mở rộng
cách thức, thủ pháp nghệ thuật, tạo lập ngôn từ.
-
Có sự đổi mới, sự trở lại trong đổi mới của các tác giả
trước 1975. Đã xuất hiện một lực lượng nhà văn sau 1975 mà xu hướng nổi trội là
cố gắng tìm tòi đổi mới, đến nỗi có trường hợp có tính quyết liệt.
-
Xuất hiện xu hướng thị trường, ngoại lai.
b , Một số thành tựu và hạn chế
-
Về nội dung: là sự đổi mới cách
nhìn, phản ánh, cảm nhận. Lấy cá nhân (cuộc sống, số phận ) và bối cảnh gắn với
nhu cầu cá nhân làm trục xoay chính.
-
Về nghệ thuật: Đa dạng phương
pháp thủ pháp, thành công ở nhiều thể loại.
-
Đã có nhiều những tác giả, tác phẩm được ghi nhận (thơ,
trường ca, văn xuôi, kịch). Là những trường hợp vửa truyền thống vừa đổi mới,
gắn liền vơi dân tộc, hội nhập quốc tế, tiếng lòng nhà văn hòa vơi tiếng nói xã
hội.
Văn xuôi
: Nguyễn Minh Châu,Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp..
Thơ :
Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Xuân Quỳnh...
Sân
khấu: Hoài Giao, Đào Hồng Cẩm, Tất Đạt...Nguyễn Đình Thi, Lưu Quang Vũ...
-
Quá trình đổi mới cũng xuất hiện những khuynh hướng tiêu cực,
những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh...