Quy luật kế thừa và cách tân của Thơ Mới Việt nam (1932 – 1945). Chứng minh qua một tác phẩm.

            Kế thừa và cách tân là quy luật của những nấc thang phát triển. Ở Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 xuất hiện một phong trào văn ...


           Kế thừa và cách tân là quy luật của những nấc thang phát triển. Ở Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 xuất hiện một phong trào văn học mang tên “THƠ MỚI”. Nhắc đến phong trào văn học này người ta thường nới đến những cái gì là mới mẻ nhất, là cách tân nhất,có thể nói là mới từ “tính cách” đến “tâm hồn”. Dù vậy nhưng Thơ Mới cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Phong trào này đã kế thừa nghệ thuật thi ca truyền thống và vận dụng đầy sáng tạo vào trong sáng tác
.
    Trong phong trào Thơ Mới (1932-1945) ta nhận thấy rõ sự đổi mới về hình thức đó là không tuân theo những phép tắc niêm luật của thơ cũ mà đi theo lối sáng tác phóng túng, tự do về câu chữ, nhịp điệu. Còn về nội dung đó là thơ của cái tôi cá nhân cá thể với tinh thần chung đó là cái nhìn đầy mới mẻ, ngơ ngác, trẻ trung trước thế giới mà lần đầu tiên họ được tiếp xúc, phát hiện bằng chính cặp mắt của mình.
        Nhưng trong thơ của họ ta vẫn thấy xuất hiện không ít những hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật phổ biến của thi ca truyền thống được vận dụng. Lí giải điều này phải nói đến trước hết về lực lượng sáng tác của phong trào Thơ Mới. Các ông :Thế Lữ, Nam Trân, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử...đều là nhưng con người sinh ra và lớn lên trong nền văn học Nho, ảnh hưởng và ngấm sâu lề lối sáng tác của một nền văn học đã tồn tại mấy mươi thế kỉ trung đại. Bởi vậy các ông đều thông thạo chữ Hán và giỏi làm Đường thi.Vây nên khi tiếp nhận chủ nghĩa lãng mạn, nhập hồn vào Thơ Mới các ông chưa thể gột sạch hết những tồn tại của văn học cũ. Cũng nên thấy rằng tính chất giao thoa của văn hóa nói chung hay văn học nói riêng. Giống như một ông tây khi sang Việt Nam cũng nên biết ăn phở, đội nón lá. Có lẽ như vậy sẽ dễ sống, dễ được mọi người đón nhận hơn chăng.
          Phong trào Thơ Mới phát triển đến đỉnh cao ở giai đoạn 1936 -1939. Tôi xin đi phân tích một tác phẩm điển hình trong giai đoạn này để thấy rõ quy luật kế thừa của nó.
     Tràng giang là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận được sáng tác năm 1939 – là một đại biểu của Thơ Mới. Tác phẩm này dày đặc những thi liệu, thủ pháp nghệ thuật được kế thừa sáng tạo từ thơ ca truyền thống.
Huy Cận chọn một đề tài không mới mà hoàn toàn thân thuộc trong thi ca cổ. Đó là viết về dòng sông, về “tràng giang.”
Quen thuộc trong thơ ca dân gian:
Dòng sông ai đã đặt tên
Để người đi nhớ mãi không quên
    Trong thơ ca trung đại người ta cũng xem đây là đề tài quen thuộc mà tiểu biểu là dòng Bạch Đằng trong “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu.
Giương buồm dong gió chơi vơi
Lướt bể chơi trăng mải miết
...
Hơn thế trong “Tràng giang” người đọc có thể nhận mặt một cách dễ dàng những hình ảnh thơ, những từ ngữ vốn là thi liệu của thơ ca truyền thống.
Ví như “con thuyền xuôi mái” trong câu:
Con thuyền xuôi mái nước song song
Câu thơ làm ta liên tưởng đến hai câu thơ trong bài thơ Đương nổi tiếng –Phong kiều dạ bạc:
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Từ láy “lơ thơ”,“đìu hiu” trong câu “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” cũng lấy từ thơ cổ:
Lơ thơ tơ liễu buông mành
(Nguyễn Du)
Bến phì gió thổi đìu hiu mấy gò
(Chinh phụ ngâm –Đặng Trần Côn)
Tiếp nữa là hình ảnh “chợ chiêu” trong “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
Cũng làm vang vọng về một ý thơ:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
(Nguyễn Trãi)
Đặc biệt là hình ảnh “bến” trong “Sông dài trời rộng bến cô liêu”
Đó là “Thuyền về có nhớ bến chăng” trong thơ ca dân gian.
Hay Trong thơ Đỗ Phủ:
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách.
Hình ảnh “bèo” trong câu “bèo dạt về đâu hàng nối hàng” cũng làm gợi nhớ câu thơ của Nguyễn Du nói về thân phận nàng Kiều:
Giữa dòng trong đục cánh bèo lênh đênh
Cũng không thể bỏ qua “chuyến đò ngang” và cây “cầu” trong hai câu thơ:
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Đều là những hình ảnh hết sức quen thuộc trong thơ ca truyền thống.
Trong khổ thơ cuối thì cái hồn thơ mang đậm màu sắc cổ điển càng toát lên rõ rệt:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều xa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
       Động từ “đùn” làm ta liên tưởng đến câu thơ “Mặt đất mây đùn cửa ải xa” của Đỗ Phủ. Đặc biệt những “lòng quê”, những “khói hoàng hôn”,”nhớ nhà” khiến ta liên tưởng đến một áng thơ:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khí sóng cho buồn lòng ai (Thôi Hiệu)
Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng nguồn thi liệu phong phú trong thơ cổ, nhà văn còn kế thừa những thủ pháp nghệ thuật đặc trưng. Cả bài là bức tranh tả cảnh ngụ tình “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, "tức cảnh thì sinh tình". Sau bức tranh thiên nhiên là thế giới tình cảm, những tâm tư, nỗi niềm ẩn chứa.
Huy Cận cũng vận dụng nghệ thuật lấy điểm vẽ diện bằng những nét chấm phá tạo nên bức tranh toàn diện, rộng lớn. “thuyền”,”củi”,”bèo”,”chim”...là những hình ảnh nhỏ bé trong cái nền rộng lớn là”trăm ngả, mấy dòng,mênh mông, bóng chiều..” càng làm tăng thêm sự rộng lớn bao la đến vô cùng, vô tận của không gian sông nước mây trời.
            Vậy là qua việc tìm hiểu bài thơ Tràng giang ta đã thấy rõ tính kế thừa của Thơ Mới. Đây chỉ là một bài thơ tiêu biểu tôi muốn lấy làm ví dụ minh chứng. Màu sắc cổ điển còn xuất hiện trong nhiều bài thơ mới khác như Đây mùa thu tới, Vội vàng, Đây thôn Vĩ dạ...Đây là quy luật kế thừa phát triển của tiến trình văn học mà người nghiên cứu văn học cần nắm rõ để có những hiểu biết sâu sắc về các sáng tác văn học trong mỗi giai đoạn khác nhau.

Related

NCLLPB 3419569727386597396

Đăng nhận xét

  1. Mình có một ý kiến nhỏ nhỏ thôi... Khi bạn lấy câu thơ "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ" của Hồ Chí Minh làm dẫn chứng, theo mình thì bài Mộ viết sau bài thơ Tràng giang, nên không nên lấy nó làm ví dụ cho sự kế thừa của phong trào thơ mới. Bạn có thể chọn một câu thơ khác của Bà Huyện Thanh Quan!

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn bạn. Quả thật mình đã không để ý điều này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đạt ơi, t thấy "Tràng giang" còn kế thừa truyền thống ngay cả trong lời đề từ nữa, nó cũng mang màu sắc cổ điển. "Trời rộng", "sông dài" gợi ra cái vô cùng vô tận của không gian. Trước không gian bao la, con người thấy mình nhỏ bé, cô đơn, như tâm trạng trong thơ Trần Tử Ngang:
      "Tiền bất kiến cổ nhân
      Hậu bất kiến lai giả
      Niệm thiên địa chi du du
      Độc thương nhiên nhi thế hạ"

      Xóa
  3. Thực chất đó chính là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được gợi ra ở lời đề từ. Mượn cảnh để nói tâm trạng là thi pháp thơ cổ. Còn sự cô đơn nhỏ bé trước không gian thể hiên rõ hơn trong những lần tác giả hóa than vào thuyền,bến cô liêu, cánh bèo, củi khô, cánh chim trong sự đối lập với trăm dòng nước,mấy dòng nước,sông dài trời rộng, bóng chiều xa..Nên mình không nói điều đó ở đề từ. Tất nhiên câu thơ liên hệ của Trần Tử Ngang là rất tuyệt vời. Cảm ơn bạn đã góp ý.

    Trả lờiXóa

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item