Các biện pháp tu từ trong Tiếng Việt

a.    BPTT từ vựng.        *So sánh: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra -          Khái niệm: là các...


a.   BPTT từ vựng.
       *So sánh:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
-         Khái niệm: là cách đối chiếu 2 sự vật có cùng 1 nét giống nhau nào đó (tương đồng)
-         Tác dụng: nhằm diễn đạt 1 cách hình ảnh đặc điểm của sự vật và làm nổi bật đặc điểm của sự vật được SS.
-         Cơ chế: SS có 2 vế: A: vế được SS. B: vế dùng để so sánh.
Giữa 2 vế có từ so sánh: như, như là, là, như thể, dường như...
VD:Anh em như thể chân tay...
      Tiếng suối trong như tiếng hát xa...
      Chú bé loắt choắt...
      Trẻ em như búp trên cành...
      Cánh diều no gió...
Quê hương là chùm khế ngọt...
Me non cong vút lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.
Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô.
Bài tập 1: Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài thơ sau:
Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Bầu trời rừng rực ráng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.
=> Không khí của buổi chiều tháng ba – gợi hồi ức về 1 quá khứ lịch sử oai hùng: chiến công của Thánh Gióng: có lá tre đỏ vì ngựa phun lửa, có hình ảnh ngựa sắt bay... Nền  trời trở thành 1 bức tranh, biểu lộ trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ TĐK và niềm tự hào về quá khứ hào hùng oanh liệt trong không khí của thời đại chống Mĩ.
Bài tập 2: Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài ca dao sau
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
*Nhân hoá:
- Khái niệm: là cách diễn đạt biến những vật không phải là người thành những nhân vật mang tính cách như con người.
- Tác dụng: làm cho cách diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh, sự vật được miêu tả trở nên sống động như có linh hồn.
VD: Ong trời nổi lửa đằng đông
Làn thu thuỷ ...Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Trăng vào cửa sổ đòi thơ...người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ...
Khăn thương nhớ ai...
      *Điệp ngữ:
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công
-         Khái niệm: là biện pháp tu từ lặp đi lặp lại một từ, một ngữ, một cấu trúc...
-         Tác dụng:        + Nhấn mạnh, làm nổi bật nội dung diễn đạt.
+ Làm cho giọng thơ tha thiết, giọng văn mạnh mẽ, nhịp nhàng.
VD: Ta làm con chim hót...
      Đoàn kết...
      Buồn trông cửa bể chiều hôm…
        Ai đi Nam Bộ... (Ta đi tới).
Dù ở gần con -  dù ở xa con -  lên rừng xuống bể -  cò sẽ tìm con - cò mãi yêu con - con dù lớn vẫn là con của mẹ -  đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con...(Con cò)
     *Ẩn dụ:
-         Khái niệm: là phép tu từ lấy tên của sự vật này để gọi sự vật khác, dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa 2 sự vật.
-         Cơ chế: ẩn dụ cũng là SS, nhưng là SS ngầm nên chỉ có 1 vế B (vế dùng để so sánh), còn vế A ẩn đi. Giữa 2 SV có mối quan hệ tương đồng.
VD: Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền...
Mùa xuân là Tết trồng cây...
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân...
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau…
Oi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng...
-         Tác dụng: làm cho cách diễn đạt giàu hình ảnh, sinh động, sâu sắc, kín đáo, giàu ý nghĩa.
Bây giờ mận mới hỏi đào...
* Lưu ý:
+ Có khi hình ảnh ẩn dụ được dùng bao trùm toàn bộ tác phẩm, lúc ấy nó không còn là hình ảnh mà trở thành một hình tượng. VD: Nhớ rừng, Tre Việt Nam, Sóng, Dế mèn...
+ Có loại ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: cảm giác của giác quan này được sử dụng miêu tả cho cảm giác của giác quan khác. VD: Ngoài thềm rơi chiếc lá đa. Tiếng rơi rất mỏng... (vừa nói được cái tiếng rơi rất nhẹ rất êm, vừa hình dung được cái dáng cong cong, mỏng mảnh của cái lá, vừa cho thấy cảm nhận, trí tưởng tượng, cách diễn đạt rất tinh tế của người viết...
VD: Tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan…
+ Nhân hóa thực chất là ẩn dụ (có loại ẩn dụ nhân hóa, có loại ẩn dụ vật hóa)
Bài tập: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ trong câu thơ sau:
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
*Hoán dụ:
-         Là phép tu từ lấy tên gọi của sự vật này gọi tên cho sự vật khác dựa trên mối quan hệ gần gũi, đi đôi với nhau trong thực tế (tương cận) giữa 2 sự vật.
VD: Ao nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
Chiếc ô đen lẳng lặng tiến ra cầu
Tìm đến chiếc san màu bay trước gió.
Ao chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói  gì hôm nay.
*Thậm xưng (nói quá, cường điệu, phóng đại, ngoa ngữ):
-         Là cách diễn đạt phóng đại tính chất, mức độ... của sự vật được miêu tả, nhằm tô đậm tính chất của sự vật, đồng thời gây ấn tượng mạnh đối với người tiếp nhận.
VD:     Thương em chẳng biết để đâu...
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn...
Không có việc gì khó...
Lỗ mũi mười tám gánh lông...
*Nói giảm, nói tránh:
-         Là cách nói tránh diễn tả trực tiếp vào sự vật, sự việc nhằm làm giảm nỗi đau thương hoặc đảm bảo tính tế nhị, lịch thiệp trong giao tiếp.
-         Nói tránh bằng ẩn dụ, cách nói đồng nghĩa, dùng từ đồng nghĩa...
-         VD: chết: qua đời, khuất núi, đi, về với tổ tiên, xuống suối vàng, lên thiên đường, đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin...
Vợ cụ: cụ bà, chưa trả = vẫn còn cầm...
*Tương phản:
-         Là cách diễn đạt đặt những sự vật, tính chất, đặc điểm tương phản với nhau bên cạnh nhau nhằm tô đậm ý muốn diễn đạt, làm cho lối diễn đạt sinh động, ấn tượng.
VD:           Nuôi lợn ăn cơm nằm...
                  Gần mực thì đen...
*Chơi chữ:
-         Là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa nhằm tạo ra những cách hiểu bất ngờ và lí thú.
Con cá đối nằm trên cối đá...
Bán rượu bán chè không bán nước
Buôn trăm buôn vạn chẳng buôn quan.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Ruồi đậu mâm xôi mâm xôi đậu
* Bài tập thực hành: xác định các biệp pháp tu từ từ vựng trong các ví dụ sau:
- Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân
- Me non cong vắt lưỡi liềm
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ
- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao dời
Trông mây, mây kéo ngang trời
Trông trăng trăng khuyết, trông người, người xa.
- Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
- Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng uốn gối gánh hai ...hạt vừng.
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng mơ ngày hội
Đón Bác vào thăm, thấy Bác cười.
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ cú pháp trong bài ca dao:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

b.      Các biện pháp tư từ cú pháp.
ĐẢO NGỮ:
- Đảo ngữ là biện phap tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,…
- Ví dụ:
                             “Lom khom dưới núi: tiều vài chú
                                Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”
                                           [Qua Đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan]
=> Tô đậm cảm giác hoang vắng, cô liêu...
LẶP CẤU TRÚC:
- Là biện pháp tu từ tạo ra những câu văn đi liền nhau trong văn bản với cùng một kết cấu nhằm nhấn mạnh ý và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản
- Ví dụ: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một” [Hồ Chí Minh]
=> khẳng định hùng hồn, đanh thép về sự đoàn kết, thống nhất ý chí của nhân dân ta.
                            “Trời xanh đây là của chúng ta
                              Núi rừng đây là của chúng ta”
                                            [Đất nước – Nguyễn Đình Thi]
 => Khẳng định chủ quyền dân tộc, bộc lộ niềm tự hào, vui sướng,….
CHÊM XEN:
- Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấy gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.
                                    “Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
                                     Cũng vào du kích!
                                       Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
                                       Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
[Quê hương – Giang Nam]
=> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc: ngạc nhiên, xúc động, yêu mến,… một cách kín đáo.  
CÂU HỎI TU TỪ:
- Là đặt câu hỏi nhưng không đòi hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn mạnh một ý nghĩa khác.
                             “Mẹ con đàn lợn âm dương
                               Chia lìa đôi ngả
                               Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
                               Bây giờ tan tác về đâu?”
[Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]
=> Nhấn mạnh cảnh ngộ mất mát, chia lìa, hoang tàn của quê hương trong chiến tranh.
PHÉP ĐỐI:
-  Là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói.
- Có 2 kiểu: đối tương phản [ý trái ngược nhau]; đối tương hỗ [bổ sung ý cho nhau]
                                 “Ta/ dại /ta/ tìm/ nơi/ vắng vẻ
                                   Người/ khôn/ người/ đến/ chốn/ lao xao”
[Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm]
                                  “Gần mực thì đen/ gần đèn thì sáng”
                                   “Son phấn/ có/ thần/ chôn vẫn hận
                                    Văn chương/ không/ mệnh/ đốt còn vương”
[Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du]

c. Các biện pháp tư từ ngữ âm.
 Hài thanh:
Hài thanh là biện pháp tu từ dùng sự lựa chọn và kết hợp các âm thanh sao cho hài hoà để có thể gợi lên một trạng thái, một cảm xúc tương ứng với cái được biểu đạt. Ðó là hình thức tổng hợp các yếu tố ngữ âm có thể có cho một mục đích biểu đạt nhất định.
Hoặc hài thanh là biện pháp tu từ ngữ âm nhằm hài hoà các mặt đối lập về thanh điệu: cao/thấp; gãy /không gãy, tức là đối lập âm vực và đường nét thanh điệu.
Chức năng: Biện pháp hài thanh chủ yếu phát huy tác dụng trong những tác phẩm thơ bởi thơ ca tiếng Việt luôn chú ý đến tính nhạc, có thể xem đây là một trong những tiêu chí quan trọng để góp phần làm nên một bài thơ hay, nhất là những bài thơ được quy định bởi tính chất niêm luật chặt chẽ về cả vần và điệu.
Ví dụ:
“Gió sao là lạ.Mây khang khác.
Không hiểu hay là nhịp cuối năm.
Hôm qua thì tiếc. Mai thì sợ .
Tuột cương. Trăng cũ lại trăng rằm !”
(Cuối năm - Hữu Thỉnh)
Trong văn xuôi, sự hài hoà thanh điệu không yêu cầu chặt chẽ như trong thơ, nhưng nếu có sự hài hoà ấy thì câu văn thêm phần sinh động.
Ví dụ:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức, thì không thành người.”

Tượng thanh
Khái niệm :
Tượng thanh là biện pháp tu từ trong đó người ta cố ý bắt chước mô phỏng, biểu hiện một âm hưởng trong thực tế khách quan ngoài ngôn ngữ, bằng cách phối hợp những yếu tố ngữ âm có dáng vẻ tương tự.
Phân loại:
Tượng thanh trực tiếp: là bắt chước mô phỏng những âm thanh bên ngoài.
Ví dụ:
“Gió đập cành tre khua lắc cắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong”

“Rúc rích thây cha con chuột nhắt
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu .”
( Hồ Xuân Hương )

Tượng thanh có hai loại
Tượng thanh gián tiếp: là sự kết hợp của nhiều âm tố tạo nên một ấn tượng âm thanh, nó như tiếng dội lại của hiện thực.
Ví dụ:
“Những đêm hè
Khi ve ve
Ðã ngủ
Trên đường Trần Phú
Tiếng chổi tre
Xao xác
Hàng me
Tiếng chổi tre
Ðêm hè
Quét rác...”
( Tiếng chổi tre-Tố Hữu )

Hay như các câu thơ cũng như vậy:

“Ðoạn trường thay lúc phân kì
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh.”
( Truyện Kiều -Nguyễn Du )

hoặc :

“Ðưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Nắng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong” .
               ( Tống biệt hành -Thâm Tâm )

Ví dụ :

“Mây của ta, trời thắm của ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”.
                                     (Tố Hữu)
Ví dụ :

“Mơ khách đường xa / khách đường xa
Áo em trắng quá / nhìn không ra”.
( Hàn Mặc Tử )
Hài âm.
Hài âm là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý sử dụng một cách tổng hợp các biện pháp tu từ ngữ âm nhằm tạo nên một sự phù hợp giữa hiệu quả biểu cảm - cảm xúc của hình tượng âm thanh với nội dung biểu cảm của câu thơ.

Biện pháp hài âm chú ý đến sự hài hoà các mặt đối lập của âm tiết như : mở /đóng, cao /thấp, ngắn/dài, mạnh /yếu, trầm/bổng, ở những vị trí nhất định để tạo âm hưởng.
“Đời Trần, quân Nguyên đánh đâu được đấy, đánh được nước Tàu và nửa châu Âu, thế mà ba lần bị ông Trần Hưng Đạo đánh tan. Bình dân như ông Lê Lợi và ông Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Tàu làm cho nước ta độc lập. Người già như ông Lí Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh đông dẹp bắc, bao nhiêu lần đuổi giặc cứu dân.

Thiếu niên như Đổng Thiên Vương, chưa đến 10 tuổi, mà đã ra tay cứu nước, cứu nòi, Trần Quốc Toản mới 15, 16 tuổi đã giúp ông Trần Hưng Đạo đánh phá giặc Nguyên.

Phụ nữ thì có bà Trưng, bà Triệu ra tay khôi phục giang sơn. Những vị anh hùng ấy vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa. Nhờ những vị dân tộc anh hùng ấy mà nước ta được tự do độc lập, lừng lẫy ở Á Đông."
Ví dụ
Biện pháp điệp âm:
Điệp âm là biện pháp cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính.
Điệp phụ âm đầu:
Đây là biện pháp tu từ ngữ âm lặp lại phụ âm đầu để tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ. Tuỳ theo đặc điểm của phụ âm đầu được chọn làm phương tiện mà nó có thể gợi những liên tưởng tinh tế khác nhau.
Ví dụ:
“Dứơi trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Hay:

“Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”

Sự lặp lại các cặp phụ âm đầu n-n (nỗi niềm), m-m(mà mưa), x-x (xối xả), tr-tr (trắng trời), th – th (Thừa Thiên) một cách liên tiếp, gối đầu lên nhau tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về những cơn mưa triền miên, dai dẳng, khắc sâu thêm tâm trạng đau đáu của tác giả về Huế.

 Điệp vần:
Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, tăng nhạc tính cho câu thơ.

Điệp vần là một biện pháp tu từ rất phổ biến. Trước hết là thơ ca rồi đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ, văn xuôi và cả trong giao tiếp hàng ngày. Nói đến điệp vần là trùng điệp cả âm chính, âm cuối và hầu hết cả thanh điệu.


Ví dụ:
"Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sến giang mang lạnh đang bay ngang trời”

( Tố Hữu )

Như vậy, trong hình thức điệp vần, vần không chỉ là yếu tố thuần túy hình thức mang âm điệu, vần còn đóng vai trò là mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ, các câu mà nó nối liền.

Trong giao tiếp mà nhất là trong sáng tác văn học, biết vận dụng một cách nghệ thuật các hình thức điệp vần sẽ đưa đến hiệu quả là làm cho câu thơ có tính nhạc, tính liên tục; câu thơ nhịp nhàng, uyển chuyển, sinh động dễ nhớ. Đồng thời điệp vần còn có tác dụng tăng thêm giá trị gợi cảm, sức mạnh biểu đạt, khả năng diễn tả trạng thái, tư tưởng, tình cảm con người.

Điệp thanh
Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta sử dụng lặp lại các thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ.

Ví dụ:
“Tài cao phận thấp chí khí uất
Giang hồ mê chơi quên quê hương”

Hay:

“Mục đích thi đua ái quốc là gì ?
Diệt giặc đói khổ,
Diệt giặc dốt nát,
Diệt giặc ngoại xâm”

 Biện pháp tạo nhịp điệu:
Tạo nhịp điệu là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi chính luận, trong ñó người ta cốt tạo nên một âm hưởng hấp dẫn bằng những hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời văn, nhằm làm cho lí luận có sức thuyết phục mạnh mẽ.

Ví dụ:


“Trong Việt Minh, đồng bào ta bắt tay nhau chặt chẽ, không phân biệt gái, trai, già, trẻ, lương, giáo, giàu, nghèo”
Biện pháp tạo âm hưởng:
Biện pháp tạo âm hưởng là biện pháp tu từ ngữ âm được dùng chủ yếu trong văn xuôi nghệ thuật, trong ñó người ta phối hợp âm thanh, nhịp điệu của câu văn không phải chỉ cốt tạo ra một sự cân ñối, nhịp nhàng, uyển chuyển, êm ái, du dương, mà cao hơn thế, phải tạo ra một âm hưởng hoà quyện với nội dung hình tượng của câu văn.

Ví dụ:
“Mỗi người dân Việt Nam, bất kì già, trẻ, trai, gái; bất kì giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên một mặt trận : Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hoá. Thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến. Trong cuộc thi đua ái quốc, chúng ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

Kết quả đầu tiên của cuộc thi đua ái quốc là: Toàn dân sẽ đủ ăn đủ mặc, Toàn dân sẽ biết đọc biết viết. Toàn bộ đội sẽ đầy đủ lương thực khí giới, Để giết giặc ngoại xâm. Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn.
Thế là chúng ta thực hiện:
Dân tộc độc lập
Dân quyền tự do

Dân sinh hạnh phúc.”

Related

Ôn thi ĐH-CĐ 6818735667744094473

Đăng nhận xét

Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Rất mong sự ghé thăm thường xuyên của bạn!

emo-but-icon

THANH MAI TV

GẦN ĐÂY

NỔI BẬT

BÌNH LUẬN

item