Quan niệm sáng tác của Hồ Chí Minh
- Bác coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng. Nhà văn như người chiến sĩ trên mặt trận. Thơ xưa yêu cảnh thiên ...
https://hocvan123.blogspot.com/2013/06/quan-niem-sang-tac-cua-ho-chi-minh.html
- Bác coi văn học là
vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng. Nhà văn như người chiến sĩ trên
mặt trận.
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi)
Bác yêu
cầu ngày nay “trong thơ nên có thép”, tức là có tính chiến đấu, tố cáo cái xấu
cái ác, ngợi ca những con người có dũng khí đấu tranh và nhà thơ phải là người
chiến sĩ “phải biết xung phong”.
Trong
thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951 Bác viết “văn hóa nghệ thuật
cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Hồ Chí
Minh đã kế thừa truyền thống dùng văn học nghệ thuật vào mục đích đấu tranh xã
hội của cha ông. Xưa cha ông ta quan niệm “văn dĩ tải đạo”, “thơ dĩ ngôn chí”
hoặc “văn chương phải có thế trận đuổi hàng ngàn quân giặc” (Trần Thái Tông). Hay
“đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền
(Sóng Hồng)
Văn
chương góp phần đấu tranh xã hội thay đổi cuộc đời.
-
Là văn chương phải
có tính chân thực, tính dân tộc.
Người
phê phán thứ nghệ thuật viển vông, không chân thực. Xem hội họa Bác nói “Chất
mơ mộng nhiều quá và cái chân thực của sự sinh hoạt rất ít”. Bác yêu cầu “miêu
tả cho hay cho chân thật cho hùng hồn hiện thực phong phú của đời sống”. Đó là
cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên ác nghiệt bảo tồn cuộc sống. Là cuộc đấu
tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, bảo vệ tự do của dân tộc.
Bên cạnh
tính chân thật Bác còn yêu cầu “nên chú ý phát huy cốt cách tính dân tộc” và
giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt. Bác nhắc nhở “chớ gò bó họ vào khuôn làm
mất sự sáng tạo”.
- Khi viết Bác rất chú ý đến đối tượng tiếp
nhận, mục đích sáng tác từ đó quyết định nội dung hình thức của tác phẩm.
Viết cho ai (đối
tượng), viết để làm gì (mục đích), viết cái gì (nội dung), viết như thế nào
(hình thức). Tùy theo đối tượng hoàn cảnh khác nhau mà Bác vận dụng linh hoạt
nên đã tạo ra một sự nghiệp văn học hết sức phong phú đa dạng.