Khái quát Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
a. Hoàn cảnh xã hội Xã hội thực dân phong kiến thối nát, bất công, tàn bạo. Đất nước Việt Nam là thuộc địa rơi vào cảnh nước...
https://hocvan123.blogspot.com/2012/11/khai-quat-van-hoc-viet-nam-giai-oan.html
a. Hoàn
cảnh xã hội
Xã hội thực dân phong kiến thối nát, bất công, tàn
bạo. Đất nước Việt Nam
là thuộc địa rơi vào cảnh nước mất nhà tan nhân dân sống nô lệ lầm
than cơ cực đau khổ. Nền văn học ảnh hưởng từ Pháp do đó nảy
sinh tầng lớp tân trí thức giàu lòng yêu nước.Họ có ý thức cá nhân dân chủ
rất cao, muốn khẳng định tài năng của mình để góp sức làm cho xã hội
tốt đẹp hơn. Nhưng bị xã hội thực dân vùi dập,thơ ơ họ đã cùng
nhau làm cuộc cách mạng ngôn từ từ trong văn chương và tạo nên nền "Văn học
vàng" phong phú rực rỡ gồm nhiều trào lưu văn học khác nhau.
b. Các
trào lưu văn học
- Văn
học lãng mạn: Gồm có thơ mới và truyện lãng mạn: Vội vàng (Xuân Diệu); Đây
thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử); Tràng giang (Huy Cận); Tương Tư (Nguyễn Bính). Các
sáng tác đều cho thấy một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc.
- Trào
lưu văn học hiện thực: Vũ Trọng Phụng; Ngô Tất Tố; Nguyên Hồng; Nam Cao..Các
sáng tác của các tác giả đều phản ánh một cách chân thực hiện thực xã
hội, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Hầu hết các nhân vật đều
không có lối thoát, sự lựa chọn cho cuộc sống của mình.
- Trào
lưu văn học cách mạng. Hồ chí Minh; Tố Hữu...
Thể
hiện tình yêu nước, tin tưởng vào cách mạng.